Mô hình tam giác

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
Từ ngày 20/8 - 28/9, mã cổ phiếu đã hình thành một mô hình tam giác cân, ở mô hình này cho thấy sự dằn co của bên mua và bên bán, không ai chịu nhường ai, và cứ như vậy, giá di chuyển liên tục trong đường xu hướng trong hơn 1 tháng với biên độ ngày cày được thu hẹp dần, điều này cho thấy giai đoạn tích lũy của quá trình này dần đi tới hồi kết, khi tới ngày 28/9, giá đã bị breakout và đi lên trên, điều đó giúp chúng ta nhìn thấy được bên mua đã thắng thế trong cuộc chiến này so với bên bán.
Về khối lượng giao dịch, trong hình tam giác, chúng ta có thể thấy được khối lượng giao dịch có sự tương đồng gần nhau, không có sự vượt trội lên ở thời điểm này trong tam giác, cứ 1 bên mua vào thì một bên lại bán ra, sẵn sàng đáp trả khi bên mua đẩy giá lên trên hoặc bên bán đẩy giá xuống. Cho tới 28/9, sau khi giá đã vượt qua đường xu hướng lên phía trên, ta thấy khối lượng giao dịch cao lên một cách đáng kể, gần gấp rưỡi so với ngày hôm trước, điều đó cho chúng ta thấy được thị đường đang mua vào rất nhiều so với khi còn trong tam giác.
Khi giá vượt qua đường xu hướng, ta đặt lệnh mua vào ngày 28/9 nằm phía trên đường kháng cự một chút. Để tính được khoản lợi nhuận, ta kẻ một đường thẳng từ đường kháng cự xuống đường hỗ trợ, và ước chừng khoảng cách từ đó để xem được lợi nhuận có thể đạt tới con số bao nhiêu ( như ở trong hình). Chúng ta có thể chốt lời được vào ngày 4/10, vừa với khoảng cách ước chừng ở trên. Tuy nhiên, tùy vào kỳ vọng của mỗi NĐT mà ta có thể lựa chọn chốt lời sớm hơn, miễn là đáp ứng được mục tiêu mà mỗi người đề ra là phù hợp
1646815211615.png
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top