Mô hình cái nêm với mã cổ phiếu TDC

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
Mã cổ phiếu TDC hình thành 2 mô hình cái nêm tăng liên tiếp nhau từ ngày 2/3-17/3 và 30/3-13/4. Mô hình nêm tăng được hình thành bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ, cả 2 đường đều dốc lên trên tại cắt nhau tại 1 điểm. Tuy nhiên khi xét về độ dốc, chúng ta thấy được đường kháng cự có độ dốc thấp hơn đường hỗ trợ, điều này có nghĩa là bên mua đang dần bị yếu thế so với bên bán, đến một lúc nào đó sẽ có nguy cơ bị bên bán vượt mặt.
Ở mô hình cái nêm thứ 1, từ ngày 2/3-17/3, sau một giai đoạn tăng liên tục, lúc này bắt đầu hình thành mô hình cái nêm, có nghĩa là bên mua đã trở nên yếu thế, không thể tiếp tục đẩy giá lên trên được nữa và có thể sẽ xảy ra hiện tượng đổi chiều, cho tới 1 lúc, giá sẽ phá vỡ cái nêm và đi xuống.
Ở mô hình cái nêm thứ 2, diễn ra từ ngày 30/3-13/4, xu hướng trước đó đang ở trong xu hướng giảm, nghĩa là quá trình hình thành cái nêm là giai đoạn nghỉ ngơi của thị trường, vì lúc này bên mua đã tỏ ra yếu thế hơn nhiều so với bên bán, việc đẩy giá xuống tiếp chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
1648606628782.png

Sau khi giá break-out khỏi mô hình cái nêm, thông thường sẽ giảm đúng bằng chiều rộng của chính cái nêm đó. Tuy nhiên với mã trên, chúng ta thấy được giá còn giảm mức sâu hơn độ rộng của mô hình, đi xuống 1 khoản rất sâu.
Về thời điểm cắt lỗ, sau khi giá break-out khỏi mô hình, đi ra khỏi cái nêm là thời điểm các NĐT đặt lệnh bán, nó sẽ giúp cho các NĐT tránh được rủi ro về việc mất đi một khoản tiền lớn, đồng thời có những đủ nguồn vốn để mua các cổ phiếu khác trong thời gian đó.
Về khối lượng giao dịch, chúng ta thấy rằng, trong mô hình nêm, khối lượng giao dịch ngày càng nhỏ đi, làm cho 2 đường xu hướng ngày càng hẹp lại, và giá đi trong một biên độ hẹp, báo hiệu việc sắp tới sẽ có một sự giảm, break-out ra khỏi mô hình.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top