Mâu thuẫn ko khi hoàn nhập dự phòng giảm CP của doanh nghiệp?

thuonggay

New Member
Hội viên mới
Tại Điểm 3 Mục II Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng hướng dẫn: Khoản nợ phải thu khó đòi được trích lập quỹ dự phòng phải đảng bảo các điều kiện và có đủ căn cứ xác định theo quy định; đối với những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi và được xử lý theo quy định tại điểm 3.4 dưới đây.
Điểm 3.4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi quy định:
''a. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế.
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết đinh của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán ''..

Tại Mục I Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính về thuế TNDN hướng dẫn: Thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.

Tại Điểm 8, Điểm 9 Mục IV Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC nêu trên hướng dẫn: Kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi...; thu các khoản nợ khó đòi đã xoá sô kế toán nay đòi được được tính vào các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế.

Căn cứ hướng dẫn trên, khoản kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi và khoản nợ khó đòi đã xoá sổ kế toán nay đòi được được tính vào thu nhập khác trong kỳ tính thuế và được hưởng ưu đãi thuế TNDN (nếu có) của năm tài chính đó.
Nhưng theo chế độ kế toán thì khi số cần lập dự phòng nhỏ hơn số dự phòng chưa sử dụng thì ghi giảm chi phí
Như vậy liệu có mâu thuẫn ko?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: lap du phong

Thực ra bây giờ mình chưa có thời gian rà lại các quy định nhưng mình có thể hiểu về nguyên tắc:
- Về chế độ kế toán, yêu cầu lập dự phòng thường làm ở mỗi cuối niên độ tài chính. Nếu số phải trích của năm sau nhỏ hơn số phải hoàn nhập (xài chưa hết) của năm trước thì ghi giảm phí (dĩ nhiên ngược lại thì ghi tăng phí).
- Về chế độ thuế, những khoản phát sinh thừa thiếu phát hiện được của các năm trước, không liên quan trực tiếp đến năm hiện hành thì ghi thu nhập/chi phí khác (thông thường là thế). Ví dụ như nợ khó đòi, đâu phải bạn xóa sổ được ngay, sau này lại đòi được thì sẽ ghi vào thu nhập khác.
Còn nếu tìm thấy có chỗ mâu thuẫn nào nữa thì cứ yên tâm làm theo chế độ kế toán vì:
1. Vào thu nhập khác hay giảm chi phí thì hành thu thuế chỗ này cũng không bị ảnh hưởng.
2. Hạch toán kế toán phải theo Chế độ kế toán thôi, thuế là chuyện khác.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top