LT - Phân tích biến động chi phí P4

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
*Biến động khối lượng sản xuất

Biến động khối lượng sản xuất là biến động giữa định phí sản xuất chung dự toán (dự toán tinh) so với định phí sản xuất chung định mức (tính theo số lượng sản phẩm sản xuất thực tế). Biến động này phát sinh do khối lượng sản xuất thực tế khác với khối lượng sản xuất ở dự toán tĩnh.
Từ dữ liệu ở ví dụ trên, biến động khối lượng sản xuất được tính như sau:

Biến động khối lượng đến xuất = (Tổng số giờ dự toán tĩnh - Tổng số giờ định mức tính theo số lượng sản phẩm thực tế) x Đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính
= (60.000 giờ – 40.000 giờ) × 6.000 đ/giờ = 60.000.000đ

Tổng định phí sản xuất chung dự toán là 300.000.000đ được tính toán trong mối liên hệ với tổng số giờ máy dự toán tỉnh là 50.000 giờ và đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính là 6.000đ giờ này, công ty X ước tính sẽ sản xuất được 25.000 sản phẩm.

Trong thực tế công ty X chỉ sản xuất được một lượng sản phẩm là 20.000 sản phẩm, tương đương với 40.000 giờ định mức. Vì vậy mà khi phân phân bổ định phí sản xuất chung theo đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính, ta chỉ tính vào giá thành sản phẩm thực tế sản xuất là 240.000.000đ
Như vậy, biến động khối lượng sản xuất (60.000.000đ) đã tính ở trên những là chênh lệch giữa định phí sản xuất chung dự toán (300.000.000đ) và định phí sản xuất chung định mức (240.000.000đ). Biến động này là do công ty X không sử dụng hết số giờ máy tối ưu như dự toán đã xác định.

Trong trường hợp số lượng sản phẩm sản xuất thực tế cao hơn số lượng sản phẩm dự toán thì biến động khối lượng sản xuất sẽ mang giá trị âm (-). Công ty sẽ có lợi về mặt chi phí nhờ vào việc tận dụng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị để gia tăng số lượng sản phẩm. Tuy nhiên, cần thấy rằng việc sử dụng máy móc thiết bị vượt quá số giờ máy tối ưu sẽ gây nên những hư hỏng bất thường hay giảm tuổi thọ của máy móc thiết bị. Cho nên biến động khối lượng sản xuất tốt nhất là nên giảm dần hoặc tăng dẫn về không (0)

Nếu không ước lượng đúng về nhu cầu của thị trường mà đầu tư máy tốc thiết bị quá nhiều, dẫn đến tình trạng không sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị, thì công ty sẽ phải liên tục gánh chịu biến động khối lượng sản xuất dương (+), tức là phải chịu thiệt hại về chi phí. Tuy nhiên nếu nhu cầu thị trường chỉ giảm trong một giai đoạn ngắn nào đó thì công ty vẫn phải chấp nhận loại biến động này, nhằm tránh tình trạng tồn đọng thành phẩm da sản xuất quá nhiều so với nhu cầu.

Phương pháp phân tích biến động biến phí sản xuất chung và biến động định phí sản xuất chung như trên gọi là phương pháp phân tích bản biến động gồm hai biến động của biến phí sản xuất chung và hai biến động của định phí Sản xuất chung.

- Số giờ lao động trực tiếp (số giờ máy) thực tế (x) Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung thực tế 42.000 giờ x 1,619d/giờ = 68.000.000đ
- Số giờ lao động trực tiếp (số giờ máy...) thực tế (x) Đơn giá phân bố biển phí sản xuất chung ước tính 42.000 giờ x 1,5đ/giờ= 63.000.000đ
- Số giờ lao động trực tiếp (số giờ máy...) định mức (x) Đơn giá phân bố biển phí sản xuất chung ước tính 40.000 giờ x 1,5đ/giờ= 60.000.000đ

Biến động chi tiêu: +5.000.000đ
Biến động năng suất: + 3.000.000đ
Tổng biến động: +8.000.000
- Tổng định phí sản xuất chung thực tế = 50.000 giờ x 6.160đ/ giờ = 308.000.000đ
- Tổng định phí sản xuất chung dự toán = 50.000 giờ x 6.000 đ/ giờ = 300.000.000đ
- Tổng định phí sản xuất nhận định mức tính theo số lượng sản phẩm thực tế = 40.000 giờ x 6.000 đ/giờ = 240.000.000đ
- Biến động dự toán: +8.000.000đ
- Biến động khối lượng sản xuất: +60.000.000đ
- Tổng biến động: +68.000.000đ

3. Phương pháp phân tích ba biến động
Theo phương pháp này, ba biến động của tổng chi phí sản xuất chung bao gồm biến động chi tiêu, biến động năng suất và biến động khối lượng sản xuất. Phân tích ba biến động được trình bày qua minh họa 5.12.

Chi phí SXC thực tếChi phí SXC dự toán cho số giờ máy thực tếChi phí SXC dự toán cho số giờ máy định mứcCPSXC định mức cho số lượng SPSX thực tế
(A)(B)( C)(D)
Biến phí68.000.000
(1.619x42.000)
63.000.000
(1.500x42.000)
60.000.000
(1.500x40.000)
60.000.000
(1.500x40.000)
Định phí308.000.000300.000.000300.000.000240.000.000
Cộng376.000.000363.000.000360.000.000300.000.000
Minh họa 5.12: Phân tích ba biến động của chi phí sản xuất
  • Biến động giá = (A) - (B) = +13.000.000
  • Biến động năng suất= (B) - (C) = +3.000.000
  • Biến động khỏi lượng sản xuất = (C ) -(D) = + 60.000.000
Tổng định phí sản xuất chung ở cột B và C giống nhau ở chỗ là được tính toán theo định phí sản xuất chung trên dư toàn linh hoạt là 300.000.000đ. Sự khác nhau ở 2 cột này là ở số tiền biến phí sản xuất chung. Biến phí sản xuất chung ở cột B dựa trên số lượng tiêu thức phân bổ thực tế. Công ty X đã dùng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là số giờ máy. Thực tế công ty X đã sử dụng 42.000 giờ máy với tỷ lệ phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính là 1.500đ/giờ máy, tổng biến phí sản xuất chung ở cột B là 63.000.000đ (1.500 đ/ giờ x 42.000), cộng với định phí trên dự toán linh hoạt là 300.000.000đ. vậy tổng chi phí sản xuất chung ở cột B là 363.000.000đ.

Chênh lệch giữa cột A và B là biến động thì chỉ tiêu tăng 13.000.000đ, đây là biểu hiện không tốt trong việc sử dụng chi phí sản xuất chung. Trong phân tích bốn biến động, ta thấy biến động chi tiêu của biến phí sản xuất chung tăng 5.000.000đ, biến động dự toán định phí sản xuất chung tăng 8.000.000đ, nhưng trong phân tích ba biến động, thì 2 biến động này được tính chung và được gọi là biến động chi tiêu của chi phí sản xuất chung

Số tiền ở cột C là tổng chi phí sản xuất chung dự toán được điều chỉnh theo số giờ máy tiêu hao theo định mức cho phép để sản xuất số lượng sản phẩm thực tế trong kỳ trên dự toán linh hoạt. Tổng biến phí sản xuất chung dự toán ở cột này là tích số của số lượng tiêu thức phân bổ theo định mức của các sản phẩm được chế tạo trong kỳ (số giờ máy) và tỷ lệ phân bổ biến phí sản xuất chung định trước. Công ty X sản xuất 20.000 sp, với định mức 2 giờ máy/ SP và Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính là 1.500 đ/giờ máy, tổng biến phí của xuất chung dự toán là 60.000.000đ (20.000 x 2 giờ/sp x 1.500 đ/giờ), số tiền này cũng là số tiền trên dự toán linh hoạt. Định phí sản xuất chung trên dự toán linh hoạt là 300 000.000₫, vì vậy tổng chi phí sản xuất chung ở cột C là 360.000.000đ. Biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung ở cột C là số tiền chi phí sản xuất chung trên dự toán linh hoạt cho số sản phẩm sản xuất được

Chênh lệch giữa cột C và B là biến động năng suất của chi phí sản xuất chung; 4 3.000.000đ; trong kỳ công ty đã sản xuất 20.000 sp, theo định mức chỉ cần 40.000 giờ máy, nhưng thực tế công ty đã sử dụng 42.000 giờ mấy, tăng 2000 gia máy đã làm cho biến phí sản xuất chung tăng 3.000.000₫ (2.000 gia x 1000 1giờ), còn định phí sản xuất chung không đổi, nên tổng chi phí sản xuất chung tăng 3.000.000₫. Như vậy, cùng số sản phẩm sản xuất, nhưng do sử dụng nhiều giờ máy hơn, nên đã làm cho biến phí nhiều hơn.

Cột D là tổng chi phí sản xuất chung định mức của số sản phẩm sản xuất thực tế trong kỳ (số giờ máy định mức của số lượng sản phẩm sản xuất thực tế và mức phân bổ chi phí sản xuất chung định mức cho 1 giờ mây), Tống hiến phổ sản xuất chung định mức cho số sản phẩm sản xuất thực tế trong k (60.000.000đ) bằng với số tiền trên dự toán linh hoạt (60.000.000 ở cột C). Công ty phân bố 1500đ/giờ máy cho 20.000 sp sản xuất trong kỳ, tổng giờ máy định mức là 40.000 giờ (20.000 sp 2 giờ/ sp) và tổng biến phí sản xuất chung phân bổ là 60.000.000đ (40.000 giờ × 1.500 đ/giờ). Công ty X có dự toán định phí sản xuất chung là 300.000.000₫ cho 50.000 giờ máy, mức phân bổ định phí sản xuất chung cho 1 giờ máy là 6.000 đ/giờ. Nhưng trong kỳ công ty chỉ là sản xuất 20.000sp, tỉnh theo giờ mày định mức là 40.000 giờ máy. Như vậy định phí vận xuất chung phân bố theo định mức cho 20.000 sp là 240.000.000đ (40.000 giờ x 6.000đ/giờ) tổng chi phí sản xuất chung định mức là 800.000.000đ. Chênh lệch giữa cột C và D là biến động khối lượng sản xuất (60.000.000đ)

Phân tích bốn biến động yêu cầu phải phân chia chi phí thành định phố và cung cấp thông tin về các biến động chi phí chi tiết hơn. Tuy nhiên nếu việc phân tích chi tiết thêm này cung cấp ít thông tin hữu ích hơn cho việc quản lý thì phân tích ba biến động là đủ.

*Phân tích hai biến động

Phân tích hai biến động là phân tích chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh và tổng chi phí sản xuất chung phân bố (định mức) thành 2 biến động, là biến động dự toán và biến động khối lượng sản xuất

Minh họa dưới đây, trình bày phân tích hai biến động chi phí sản xuất chung trong kỳ của công ty X, trên cơ sở số liệu của phân tích ba biến động. Cột A là tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Cột C là chi phí sản xuất chung trong dự toán linh hoạt cho các sản phẩm sản xuất trong kỳ. Cột D là tổng chi phí sản xuất chung theo định mức phân bổ cho các sản phẩm trong kỳ. Cốt B trong sơ đồ phân tích ba biến động không sử dụng.

Chênh lệch giữa cột A và C là biến động dự toán chi phí sản xuất chung Biến động này được xác định bằng cách hợp nhất 2 biến động: Biến động chỉ tiêu và biến động năng suất trong phân tích ba biến động.

Công ty X có chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ cho 20.000 áy là 376.000.000đ; chi phí sản xuất chung dự toàn 360.000.000đ - cột C (bao gồm biến phí sản xuất chung định mức cho 20.000 sp là 60.000.0004 và định phí sản xuất chung dự toán trong kỳ là 300.000.0004). Công ty X có biến động dự toán tăng 16.000.000đ, đây là biểu hiện không tốt. Chúng ta có thể cộng từ số liệu phân tích ba biến động, gồm biến động chi tiêu tăng 13.000.000đ, và biến động về năng suất là 3.000.000₫, tổng hợp 2 biến động là 16.000.000đ

Chênh lệch giữa cột C và D cũng được tính toán tương tự như ở phần phân tích ba biến động, phản ánh biến động khối lượng sản xuất là 60.000.000đ

Minh họa: Phân tích hai biển động của chi phí sản xuất chung
Chi phí SXC thực tế Dự toán linh hoạt CPSXC cho số lượng SPSX trong kỳCPSXC định mức cho số lượng SPSX trong kỳ.
(A)( C)(D)
Biến phí68.000.000đ
(1619 x 42.000)
60.000.000đ
(1.500 x 40.000)
60.000.000đ
(1.500 x 40.000)
Định phí308.000.000đ300.000.000đ240.000.000đ
Cộng376.000.000đ360.000.000đ300.000.000đ
  • Biến động dự toán: +16.000.000₫
  • Biến động khối lượng sản xuất: +60.000.000đ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top