LT - Phân tích biến động chi phí P3

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
* Biến động năng suất:

Năng suất hoạt động trong kỳ đã giảm, theo định mức chỉ cần sử dụng 40.000 giờ cho số lượng sản phẩm thực tế là 20.000 sản phẩm, trong khi đó công ty X đã sử dụng thực tế là 42.000 giờ máy. Sự tăng thêm 2.000 giờ này đã làm cho tổng biến phí sản xuất chung tăng: 1.5004 × 2.000 = 3.000.000đ

Trong đó các loại biến phí sản xuất chung chịu ảnh hưởng lần lượt là:

Chi phí lao động phụ 800đ × 2.000 = 1.600.000đ
Chi phí dầu mỡ 300đ × 2.000 = 600.000đ
Chi phí năng lượng 400đ × 2.000 = 800.000đ

Ở đây có thể thấy được khi năng suất giảm, số giờ máy sử dụng tăng thì ngoài việc tăng thêm tiền lương trả cho công nhân, công ty còn phải tốn kém thêm các biến phí khác.

Năng suất sử dụng giờ máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Tình trạng máy móc thiết bị được sử dụng, nếu chúng thường bị hư hỏng hay hoạt động không hoàn chỉnh thì năng suất lao động chung sẽ giảm đi.
- Tình hình cung cấp nguyên vật liệu, nếu không phù hợp sẽ kéo dài thời trạng hoạt động của công nhân sản xuất
- Tình hình hoạt động của sản xuất bao gồm tay nghề của công nhân, tình trạng sức khỏe, tâm lý ...
- Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng bao gồm cả việc tổ chức thi đua, khen thưởng, kỷ luật…
- Các điều kiện khác ở nơi làm việc cũng ảnh hưởng đến năng suất như sự thông thoáng, ánh sáng, cách thức bố trí máy móc…
Khi năng suất sử dụng máy tăng, biến động năng suất âm tức là tiết kiệm chi phí ngược lại biến động dương tức là sử dụng lãng phí chi phí. Biến động năng nhất thường có mức tác động rất lớn, vì mọi khoản chi phí đều tác động cùng chiều. Vì vậy việc cố gắng tăng hiệu suất sử dụng giờ máy luôn luôn mang một ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí.
Biến động này phản ánh năng suất của việc sử dụng giờ máy, nên được gọi là biến động năng suất.

b. Phân tích biến động định phí sản xuất chung

Định phí là những chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động. Điều này diện đến một sự khác biệt cơ bản so với biến phí là: đối với biến phí thì biến phi tha đơn vị sẽ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, trong khi định phí đơn vị sẽ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi (trong phạm vi phù hợp). Vì vậy, đối với định phí sản xuất chung cần phải có một phương pháp tiếp cận khác hơn so với phương pháp phân tích biến động biến phí sản xuất chung

Ví dụ 5.6:

Đơn giá phân bố chi phí sản xuất chung ước tính để phân bố các loại biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung như sau:

+ Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính: 1.500đ/giờ.
+ Đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính: 6.000đ/giờ.
+ Đàm giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính: 7.500 đ/giờ.

Để dễ dàng trong việc phân tích biến động chỉ tiêu, khi lập thẻ định mức chi phí sản xuất, người ta còn chi tiết phân chi phí sản xuất chung ra thành biến phí và định phí sản xuất chung như sau :

Khoản mục chi phí
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp30.000 đ/sp
Chi phí nhân công trực tiếp45.000 đ.sp
Chi phí sản xuất chung
Biến phí (2 giờ máy × 1.500 đồng/giờ máy)3.000 đ/sp
Định phí (2 giờ máy x 6.000 đồng/giờ máy)12.000 đ/sp
Chi phí định mức 1 sản phẩm (giá thành đơn vị định mức)90.000 đ/sp

Giả sử rằng các định phí sản xuất chung thực tế trong năm được ghi nhận như sau: (đvt: đồng)

- Chi phí lương quản lý phân xưởng: 172.000.000
- Chi phí khấu hao tài sản: 100.000.000
- Chi phí bảo hiểm: 36.000.000
Cộng: 308.000.000

Phân tích biến động định phí sản xuất chung

Tổng định phí sản xuất chung thực tế = 308.000.000đ
Tổng định phí sản xuất chung dự toán (50.000 già x 6.000 đ/giờ) = 300.000.000đ
Tổng định phí sản xuất trong định mức theo sản lượng thực tế (40.000 giờ x 6.000 đ/giờ) = 240.000.000đ
  • Biến động dự toán= +8.000.000đ
  • Biến động khối lượng sản xuất= +60.000.000đ
  • Tổng biến động= +68.000.000đ
Tổng định phí sản xuất chung thực tế đã tăng so với định mức là 68.000.000đ được phân chia thành hai loại biến động biến động dự toán (8.000.000₫) và biến động khối lượng sản xuất (60.000.000đ)

*Biến động dự toán
Biến động dự toán phản ánh chênh lệch giữa định phí sản xuất chung thực tế với định phí sản xuất chung dự toán (dự toán tính). Biến động này được sử dụng để đánh giá thành quả kiểm soát định phí sản xuất chung.

Từ những dữ liệu trên, ta lập bảng “Báo cáo thực hiện dự toán định phí sản xuất chung" được trình bày như sau:

Báo cáo thực hiện dự toán định phí sản xuất chung
Công ty X
Báo cáo thực hiện dự toán định phí sản xuất chung.
Năm 20x6
Số giờ dự toán tĩnh: 50.000 giờ
Số gia thực tế: 42.000 giờ
Số giờ định mức theo số lượng sản phẩm thực tế: 40.000 giờ

(đvt: 1.000 đồng)

Định phí sản xuất chungChi phí thực tế
Chi phí dự toánBiến động chi phí thực tế so với dự toán
Lương quản lý phân xưởng172.000160.000+ 12.000
Khấu hao tài sản100.000100.0000
Bảo hiểm36.00040.000- 4.000
Cộng định phí308.000300.000+ 8.000

Báo cáo thực hiện dự toán định phí sản xuất chung của công ty X cho thấy, trong số các khoản định phí sản xuất chung ta thấy đáng kể nhất là sự gia tăng của chi phí lương quản lý phân xưởng (tăng 12.000.000), chi phí khấu hao tài sản không thay đổi và chi phí bảo hiểm giảm được 4.000.000đ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top