LT - Phân tích biến động chi phí P2

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
III. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí khá phức tạp trong lập dự toán và phân tích. Thứ nhất, chi phí sản xuất chung là một loại chi phí gián tiếp, nên được tính vào giá thành sản phẩm thông qua sự phân bổ theo một tiêu thức hợp lý nào đó. Các tiêu thức thường được chọn là:

- Số giờ lao động trực tiếp
- Số giờ máy chạy.
- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất

Việc chọn những tiêu thức phân bổ khác nhau có thể làm cho chi phí sản xuất chung phân bổ cho các sản phẩm sẽ khác nhau và do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích.

Thứ hai, chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất và cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp, vì vậy sẽ không thể có một mô hình duy nhất để phân tích khoản mục chi phí này.

Thứ ba, chi phí sản xuất chung bao gồm cả những chi phí có tính khả biến như nguyên vật liệu phụ, năng lượng, nhiên liệu và những chi phí có tính bất biến như khấu hao máy móc và nhà xưởng, tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng, bảo hiểm... Những loại chi phí này phải có những phương pháp phân tích khác nhau. Nếu áp dụng sai phương pháp thì sẽ có những nhận xét sai lệch, thậm chí là trái ngược với tình hình thực tế.

1. Dự toán linh hoạt

Một dự toán thể hiện tổng chi phí theo một mức độ hoạt động cụ thể được xem là một dự toán tình. Dự toán này không thể dùng để đo lường việc sử dụng chi phí ở mọi mức độ hoạt động. Vì vậy cần phải có dự toán về chi phí trong một phạm vi từ mức độ hoạt động tối thiểu đến tối đa để với bất kỳ mức hoạt động thực tế nào, ta cũng có thể xác định được một giá trị dự toán tương xứng dùng để so sánh khi phân tích chi phí. Dự toán đó được gọi là dự toán linh hoạt Dự toán tương xứng với mức độ hoạt động thực tế được gọi là dự toán điều chỉnh theo số lượng sản phẩm thực tế.

Vậy, dự toán linh hoạt là dự toán được xây dựng cho những mức độ hoạt động khác nhau trong phạm vi phù hợp của doanh nghiệp. Nhờ vào dự toán linh hoạt ta có thể tìm được một dự toán tương xứng về quy mô để so sánh khi đánh giá về chi phí.

Điều quan trọng khi lập dự toán linh hoạt là phải nghiên cứu sự biến động của chi phí theo mức độ hoạt động. Những bước cơ bản để lập dự toán linh hoạt bao gồm:

- Xác định phạm vi phù hợp về hoạt động cho doanh nghiệp.
- Phân chia các chi phí thành biến phí và định phí.
- Xác định công thức tính toán cho từng loại chi phí.

Dùng công thức đã có để lập dự toán cho các mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp. Mức độ hoạt động được sử dụng làm cơ sở để phân bổ chi phí sản xuất chung có thể là: số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lượng sản phẩm sản xuất...

VD 5.3: Giả sử công ty X chủ yếu sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm, nên tiêu thức được chọn để phân bố chi phí sản xuất chung là số giờ máy. Theo định mức, cứ bình quân 2 giá máy hoạt động và mền xuất được một sản phẩm. Dự toán linh hoạt về chi phí sản xuất chung của công ty X năm 20x6 được trình bày như minh họa 5.5

Minh họa 5.5: Dự toán linh hoạt về chi phí sản xuất chung
Dự toán linh hoạt về chi phí sản xuất chung
Năm 20x6
(đvt:1.000 đồng)

CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNGĐơn giáCPSXC ở mức 30.000 giờ máyCPSXC ở mức 40.000 giờ máyCPSXC ở mức 50.000 giờ máyCPSXC ở mức 60.000 giờ máy
PHẦN BIẾN PHÍ
Chi phí lao động phụ0,824.00032.00040.00048.000
Chi phí dầu mỡ0,39.00012.00015.00018.000
Chi phí năng lượng0,412.00016.000
Cộng biến phí sản xuất chung1,545.00060.00090.000
PHẦN ĐỊNH PHÍ
Chi phí lương quản lý PX160.000160.000160.000160.000
Chi phí khấu hao100.000100.000100.000100.000
Chi phí bảo hiểm40.00040.00040.00040.000
Cộng định phí sản xuất chung300.000300.000300.000300.000
CỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG345.000360.000375.000291.000

Chi phí sản xuất chung sẽ được phân bố vào giá thành sản phẩm theo đơn giá phân bố chi phí sản xuất chung ước tính (trong mô hình tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính, chi phí sản xuất chung được phân bổ theo đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính). Một khi dự toán về chi phí sản xuất chung đã được xác định thì có thể tính toán được đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính để phân bổ trong cả năm.

Theo những mức độ hoạt động khác nhau thì đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính cũng thay đổi – chủ yếu là do sự thay đổi đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính. Dự toán linh hoạt được hoạch định cho một dãy những mức độ hoạt động khác nhau, vì vậy muốn xác định một đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính duy nhất, hợp lý nhất thì phải tính trên cơ sở chi phí sản xuất chung ước tỉnh ở mức độ hoạt động tối ưu trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường. Dự toán được lập ở mức độ hoạt động này được gọi là dự toán tĩnh.

Ví dụ 5.4: Giả sử giá trị dự toán tính tỉnh theo số giờ máy là 50.000 giờ, đây là số giờ máy tối ưu của toàn bộ máy móc thiết bị hiện có của công ty X trong điều kiện hoạt động bình thường. Đơn giá phân bố chi phí sản xuất chung ước tính là:
= 375.000.000đ/ 50.000 giờ = 7.500 đ/giờ
Trong đó, đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính là:
= 75.000.000đ/ 50.000 giò 1.500 đ/giờ.
Và đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính là:
= 300.000.000đ/ 50.000 giờ = 6.000 đ/giờ

Nếu số giờ máy hoạt động thực tế thấp hơn số giờ máy dự toán tính thì đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung thực tế có thể sẽ tăng lên chủ yếu là do tăng đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung. Nếu ngược lại thì công ty sẽ có thể giảm giá thành đơn vị sản phẩm vì định phí sản xuất chung tính cho một giờ máy giảm, tuy nhiên số giờ máy thực tế tăng so với số giờ máy tối ưu sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình trạng của máy móc thiết bị.

2. Phương pháp phân tích bốn biến động

Theo phương pháp phân tích này, bốn biến động chi phí sản xuất chung bao gồm:
• Hai biển động của biến phí sản xuất chung: Biến động chi tiêu và biến động năng suất
• Hai biến động của định phí sản xuất chung: Biến động dự toán và biến động khối lượng sản xuất.

a. Phân tích biến động biến phí sản xuất chung

Sự biến động của tổng biến phí sản xuất chung thực tế so với định mức có thể chia thành hai loại: Biến động chỉ tiêu và biến động năng suất

Vì biến phí sản xuất chung có nhiều khoản mục nên thông thường khi phân tích biến phí sản xuất chung người ta lập một bảng tính toán tổng hợp các biến động và gọi đó là báo cáo thực hiện dự toán biến phí sản xuất chung.

Ví dụ 5.5 Giả nữ trong năm, công ty X đã sử dụng thực tế 42.000 giờ máy để sản xuất được 20.000 sản phẩm và biến phí sản xuất chung thực tế được ghi nhận là: chi phí lao động phụ 36.000.000đ, chi phí dầu mỡ 10.000.000đ, chi phí năng lượng 22.000.000đ. Từ các dữ liệu trên, các biến động của biến phí sản xuất chung được tính toán như sau:
  • Số giờ lao động trực tiếp (số giờ máy ..) thực tế (x) Đơn giá phân bổ biết phí sản xuất chung thực tế = 42.000 giờ x 1,619đ/giờ = 68.000.000đ
  • Số giờ lao động trực tiếp (số giờ máy…) thực tế (x) Đơn giả phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính = 42.000 giờ x 1,5đ/giờ = 63.000.000đ
  • Số giờ lao động trực tiếp (số giờ máy..) định mức (x) Đơn giá phân bố biến phí sản xuất chung ước tính = 40.000 giờ x 1,5 giờ = 60.000.000đ
Biến động chi tiêu = + 5.000.000đ
Biến động năng suất = + 3.000.000đ
Tổng biến động = + 8.000.000đ
Theo những kinh toán trên bằng, ta thấy tổng biến phí sản xuất chúng thực tế tàng sở với dự toán là 8.000.000đ (68.000.000đ – 60.000.000đ), trong đó:

- Chi phí về phụ liệu tăng: 4.000.000đ
- Chi phí về dầu mỡ giảm: 2.000.000đ.
- Chi phí năng lượng tăng 6.000.000đ

Trong những khoản chi phí này thì chi phí năng lượng có mức tác động lớn nhất đến sự biến động của biến phí sản xuất chung
Sự tăng, giảm nói trên phụ thuộc vào hai biến động sau đây:

* Biến động chi tiêu:

Biến động chi tiêu chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố:
- Giá cả thực tế tăng lên so với giá định mức trong dự toán linh hoạt. Điều này làm cho các khoản mục chi phí sản xuất chung tăng lên trong năm và dẫn đến những biến động chi tiêu không tốt. Phần biến động này cũng giống như biến động giá đối với nguyên vật liệu.
- Sự lãng phí hoặc sử dụng vượt quá định mức của chi phí sản xuất chung Việc sử dụng lãng phí sẽ làm cho chi phí trên một giờ máy hoặc một giờ lao động trực tiếp tăng lên.

Theo dữ liệu ở minh họa 5.7, đơn giá phân bổ thực tế tăng so với dự toán là 119 đ/giờ (1.619đ/giờ – 1.500đ/giờ), tính cho tổng số giờ máy hoạt động thực tế là 42.000 giờ thì tổng biến phí sản xuất chung thực tế so với dự toán tăng 5.000.000đ

Trong đó:
- Chi phí đơn vị lao động phụ tăng từ 800đ/ giờ lên 857đ/giờ làm tổng biến phí sản xuất chung tăng 2.400.000đ. Nguyên nhân có thể do giá lao động phụ tăng hoặc do việc sử dụng lao động phụ không tốt, mọi sự gia tăng đơn giá phần bổ thực tế so với định mức đều được xem là không tốt.
- Chi phí đơn vị dầu mỡ giảm từ 300 /giờ xuống 2384/giờ làm tổng biến phí sản xuất chung giảm 2.600.0004. Có thể lý giải sự thay đổi này theo các tình huống.

+ Nếu chi phí giảm do giá dầu mỡ giảm, có thể do các nguyên nhân khách quan như quan hệ cung cầu, do biến động giá cả chung của nền kinh tế thị không xem là ưu điểm của công ty. Nếu chỉ phí dầu mỡ giảm do công ty tìm được nguồn cung cấp có giá thấp, giảm khâu trung gian thì sẽ được đánh giá tốt. Nếu chi phí giảm là do mua các loại dầu mỡ rẻ tiền không đảm bảo chất lượng hoặc không tuân thủ việc bảo trì máy móc theo đúng quy định thì đánh giá là không tốt, vì điều này có thể làm hỏng máy móc gây tình trạng nhưng sản xuất hay làm giảm tuổi thọ của máy. Lúc đó đơn giá phân bố dầu mỏ tuy giảm nhưng không phải là tiết kiệm mà thậm chí còn xem là lãng phí.

+ Nếu do tuân thủ việc bảo trì máy móc theo đúng quy định, máy móc ít hư hỏng hoặc do hợp lý hóa công việc bảo trì máy móc, nhờ đó tiết kiệm được dầu mô thì đánh giá tốt.

– Chi phí đơn vị năng lượng tăng từ 400 đ/giờ lên 524 đ/giờ đã làm tổng biến phí sản xuất chung tăng lên rất đáng kể là 5.200.000đ. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tổng biến phí sản xuất chung. Chi phí năng lượng tăng có thể do nhà cung cấp tăng đơn giá, nhưng đây chỉ là nguyên nhân khách quan và không thường xuyên xảy ra.

Nguyên nhân chủ quan có thể xem xét đến là hiện trạng của máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, việc bảo trì máy móc không đúng quy định như đã nói ở phần trên, trình độ sử dụng máy móc của công nhân sản xuất kém, thiếu các biện pháp cải tiến kỹ thuật .

Ngoài ra, nguyên nhân thường gặp và đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động làm tăng, giảm chi phí năng lượng là sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng. Năng lượng được sử dụng rất phổ biến, không chỉ với mục đích chạy máy mà còn dùng cho những mục đích khác tại phân xưởng, như thắp sáng. quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, chạy các máy móc thiết bị dùng cho việc quản lý tại phân xưởng... Nếu tỷ trọng phần năng lượng sử dụng cho các mục đích này tăng lên và tỷ trọng phán năng lượng sử dụng để chạy máy giảm xuống, thì chi phí năng lượng phân bổ trên một giờ máy sẽ tăng lên. Vì vậy với nguyên nhân này cần phải xem xét tính hợp lý của các mục đích sử dụng năng lượng ngoài việc chạy máy để điều chỉnh nhằm tránh được sự lãng phí.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top