LT - Phân tích biến động chi phí P1

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
I. CHI PHÍ ĐỊNH MỨC

Chi phí định mức được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện chi phí trong thực tế sản xuất kinh doanh Chi phí định mức được các nhà quản trị xây dựng cho các khoản mục cấu tạo nên giá thành sản phẩm. Định mức sẽ được xây dựng theo hai tiêu thức cơ bản: – Lượng định mức cho thấy số lượng của các loại chi phí được sử dụng là bao nhiêu, như số lượng nguyên vật liệu tiêu hao hoặc số giờ lao động trực tiếp được sử dụng để chế tạo ra một đơn vị sản phẩm.

- Giá định mức cho thấy đơn giá của các loại chi phí được sử dụng là bao nhiều, như đơn giả nguyên vật liệu, đơn giá bình quân một giờ lao động trực tiếp
- Chi phí định mức được xây dựng cụ thể cho từng loại sản phẩm được sản xuất trong kỳ. Định mức được chia làm hai loại: Định mức lý tưởng và định mức có thể thực hiện được
- Định mức lý tưởng là những định mức được xây dựng trong những điều kiện giả định tối ưu. Nó không cho phép bất kỳ một sự hư hỏng nào của máy móc thiết bị hoặc sự gián đoạn nào trong sản xuất. Nó đòi hỏi một trình độ cao của công nhân sản xuất và sự cố gắng tối đa trong suốt thời gian làm việc. Định mức chi phí lý tưởng như là một định hướng cho việc phấn đấu hoàn thiện hệ thống định mức chi phí hơn là sử dụng nó trong đo lường, đánh giá kết quả thực hiện trong thực tế hoạt động. Định mức này chỉ được xem như một hướng phấn đấu để đạt đến. Nếu đem các chi phí thực tế phát sinh so với định mức loại này thì các chênh lệch tìm được sẽ không còn ý nghĩa để đánh giá tình hình thực hiện chi phí vì các chi phí trong định mức này sẽ rất thấp.

Định mức có thể thực hiện được là những định mức “cao nhưng có thể đạt được". Nó cho phép có thời gian ngừng nghỉ hợp lý của máy móc thiết bị và công nhân sản xuất. Nó đòi hỏi công nhân một trình độ trung bình nhưng có sự cố gắng cao. Những biến động tìm được khi so sánh chi phí sản xuất chung thực tế với định mức sẽ là những thông tin hết sức hữu ích vì nó phản ánh những khoản chênh lệch về chi phí so với dự kiến của nhà quản trị. Nó còn có thể giúp ước tính được sự di chuyển của dòng tiền và giúp ước tính về tồn kho nguyên vật liệu.

Những định mức lập cho từng loại sản phẩm sẽ được tập hợp trên một thế định mức chi phí sản xuất có dạng như minh họa 5.1.
Minh họa 5.1: THỂ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM A

Khoản mục chi phíLượng định mứcGiá định mứcChi phí sản xuất định mức
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp3 kg/sp4.000đ/kg 12.000đ/sp
Chi phí nhân công trực tiếp
2,5 giờ/sp14.000đ/giờ35.000đ/sp
Chi phí sản xuất chung2,5 giờ/sp 3.000đ/giờ7.500đ/sp

Chi phí sản xuất định mức 1 sản phẩm (giá thành đơn vị định mức) = 54.500đ/sp

Tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong thực tế đều được so sánh với định mức nói trên theo một cách thức hợp lý để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng chi phí.

Nên phân biệt sự khác nhau giữa chi phí định mức và chi phí dự toán.
• Chi phí định mức là chi phí mong muốn liên quan đến một khối lượng hoạt động.
• Chi phí dự toán là chi phí mong muốn liên quan đến một thời kỳ hoạt động.

II. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH BIẾN PHÍ

1. Mô hình chung


Biến phí sản xuất bao gồm: biến phí nguyên vật liệu trực tiếp, biến phí nhân công trực tiếp và biến phí sản xuất chung. Tất cả những loại biến phí này đều bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là lượng và giá.

2. Phân tích các biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

VD 5.1: Tại công ty X có tài liệu như sau:

Lượng định mức, giá định mức và chi phí sản xuất định mức cho đơn vị sản phẩm được lấy theo số liệu ở minh họa 5.1.

Giả sử trong kỳ công ty đã mua 6.500 kg nguyên quân là 3.800 đ/kg và đã sử dụng hết để sản xuất 2.000 sản phẩm A.
Với số lượng sản phẩm sản xuất thực tế, lượng nguyên vật liệu trực tiếp định mức sử dụng để sản xuất 2.000 sản phẩm A là: 3 kg/sản phẩm x 2.000 sản phẩm = 6.000 kg

Từ những thông tin trên, các biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính toán như ở minh họa 5.3

Kết quả thực tếChênh lệch dự toán linh hoạtDự toán linh hoạtChênh lệch khối lượng tiêu thụDự toán tĩnh
Số lượng sản phẩm tiêu thụ8.0008.0002.000X10.000
Doanh thu có thể kiểm soát80.000-80.00020.000X100.000
Biến phí có thể kiểm soát-
Sản xuất255.0001.500X24.0006.000T30.000
Bán hàng và quản lý17.1001.100X16.0004.000T20.000
Số dư đảm phí có thể kiểm soát37.4002.600X40.00010.000X50.000
Sản xuất12.000-12.000-12.000
Bán hàng và quản lý13.000-13.000-13.000
Lợi nhuận hoạt động có thể kiểm soát12.4002.600X15.00010.000X25.000

Biến động giá = 24.700.000 - 26.000.000= - 1.300.000đ
Biển động lượng = 26.000.000 - 24.000.000= +2.000.000đ

*Biến động giá

Đơn giá bình quân giảm 200 đ/kg (3.800 đ/kg - 4.000 đ/kg), tính cho 6.500 kg nguyên vật liệu sử dụng thực tế đã làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu trụ tiếp thực tế so với dự toán giảm được 1.300.000đ

Kết quả này sẽ được đánh giá cao nếu chất lượng nguyên vật liệu ổn định. như dự kiến, đơn giá giảm được là nhờ tìm được nhà cung cấp có đơn giá thấp hơn, tránh được nhiều khâu trung gian hay tiết kiệm được các chi phí mua nguyên vật liệu,..

Nếu đơn giá giảm do quan hệ cung cầu thay đổi trên thị trường nguyên vật liệu, do có những thay đổi về quy định, thể lệ, chế độ của nhà nước tác động đến giá cả nguyên vật liệu hay do sự thay đổi của chỉ số giá cả hàng hóa thì có thể xem đây là nguyên nhân khách quan.

Nếu đơn giá giảm do mua những loại nguyên vật liệu không phù hợp về chủng loại, chất lượng... thì có thể đánh giá là không tốt, vì ngoài việc làm giảm chất lượng sản phẩm, giảm uy tín của nhãn hiệu, ảnh hưởng đến lượng bán và giá bán của sản phẩm, nó còn làm tăng chi phí sản xuất vì tăng lượng tiêu hao nguyên vật liệu.

Lưu ý rằng hiệu quả dụng nguyên vật liệu sẽ cao nhất khi chất lượng chủng loại nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu. Nếu chất lượng nguyên vật liệu tăng lên một cách không cần thiết cũng không tốt vì lúc đó biến động giá sẽ tăng Ngoài ra, kết quả phân tích biến động giá còn phụ thuộc vào các phương pháp tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho. Tùy thuộc vào giá cả thị trường đang có xu hướng tăng hay giảm mà các phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước sẽ cho những kết quả khác nhau về đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng và tất nhiên có thể ảnh hưởng đến kết quả tính toán.

*Biến động lượng

Theo định mức tiêu hao là 3 kg/sp thì với 2.000 sản phẩm sản xuất lẽ ra công ty chỉ cần sử dụng 6.000 kg nguyên vật liệu, nhưng thực tế công ty đã mà dùng đến 6.500 kg nguyên vật liệu. Việc tăng thêm 500 kg nguyên vật liệu này ai làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế so với dự toán tăng thêm 2.000.000đ (500 kg x 4.000đ/kg)
Các biểu hiện không tốt, có thể do ảnh hưởng của các nguyên nhân:
- Quản lý nguyên vật liệu không tốt.
- Tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất kém.
- Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị không tốt.
- Các điều kiện khác tại nơi sản xuất như môi trường, tình hình cung cấp năng lượng... không tốt.
- Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng kém.

Sự phân tích các biến động nói trên phải được tiến hành càng sớm càng tốt, nhằm phát hiện kịp thời những bất hợp lý để điều chỉnh. Những biến động này thuộc trách nhiệm của những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Biến động giá thuộc trách nhiệm của bộ phận cung ứng nguyên vật liệu, biến động lượng chủ yếu thuộc về bộ phận quản lý sản xuất tại các phân xưởng. Tuy nhiên nếu bộ phận cung ứng mua những nguyên vật liệu có chất lượng thấp với giá rẻ để tiết kiệm chi phí, nhưng gây tình trạng tăng lượng tiêu hao thì trách nhiệm chính về việc giảm hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu sẽ thuộc về bộ phận cung ứng.

3. Phân tích các biến động của chi phí nhân công trực tiếp

Ví dụ 5.2: Định mức lương nhân công trực tiếp cho 1 sản phẩm là 2,5 giờ và định mức giá nhân công trực tiếp bình quân là 14.000 đ/giờ

Giả sử trong kỳ công ty đã sử dụng 4.500 giờ lao động trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là 64.350.000 đ. Đơn giá tiền lương bình quân thực tế là: 64.960.000/4.600 =14 .300 đ/giờ

Tổng số giờ định mức cho 2.000 sản phẩm thực tế là: 2,5 x 2.000 5.000 giờ

Biến động giá: 4.500 x (14.300 - 14.000)= +1.350.000 đ.

Biến động lượng: (4.500 - 5.000) x 14.000= -7.000.000 đ.

* Biến động đơn giá

Đơn giá bình quân cho 1 giờ lao động trực tiếp tăng 300 ₫ (14.300 dp 14 300 ₫ giờ), tính cho 4500 giờ lao động trực tiếp sử dụng thực tế đã làm tổng chi phí nhân công trực tiếp thực tế so với dự toán tăng 1.350.000đ

Đơn giá tiền lương bình quân tăng do nhiều nguyên nhân, có thể tổng hợp thành hai nguyên nhân.
- Do đơn giá tiền lương của các bậc thợ tăng lên.
- Do sự thay đổi về cơ cấu lao động Tiền lương bình quân tăng lên khi cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động được sử dụng.

Tuy nhiên không phải bất kỳ lúc nào hay công việc nào, công nhân bậc cao cũng đều có hiệu quả làm việc tốt hơn công nhân bậc thấp. Những công việc khác nhau sẽ phù hợp với từng bậc thợ khác nhau. Việc tăng đơn giá tiền lương bình quân có thể đánh giá tốt, nếu đó là nguyên nhân trực tiếp làm tăng năng suất lao động bình quân, chứng tỏ rằng sự thay đổi cơ cấu lao động là hợp lý Ngược lại, nếu năng suất lao động giảm, không tăng hay tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng đơn giá tiền lương bình quân thì có thể đánh giá là công ty đã sử dụng lãng phí lực lượng lao động của mình do thay đổi cơ cấu lao động không hợp lý.

* Biến động năng suất
Năng suất lao động của công nhân sản xuất đã tăng lên, vì để sản xuất 2000 sản phẩm lẽ ra theo định mức cần sử dụng 5.000 giờ lao động trực nhưng thực tế công ty chỉ sử dụng 4.500 giờ. Việc giảm 500 giờ lao động này đã giúp công ty tiết kiệm được 7.000.000đ chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy nếu chất lượng sản phẩm không giảm, có thể xem đây là một vài điểm lớn trong việc sử dụng lao động.

Năng suất lao động thay đổi có thể do các nguyên nhân sau:
- Sự thay đổi cơ cấu lao động.
- Năng suất lao động cá biệt của từng bậc thợ. Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị.
- Chất lượng của nguyên vật liệu được sử dụng.
- Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng. Chính sách trả lương cho công nhân…
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top