LT - Kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao

Đan Thy

Member
Hội viên mới
I. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOẢN MỤC.
1- Nội dung của khoản mục.

Trên bảng cân đối kế toán tại phần B, Tài sản cố định và đầu tư dài hạn, khoản muc tài sản cố định được trình bày theo giá trị còn lại, ngoài ra còn phải khai báo thêm về nguyên giá và giá trị hao mòn. Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính :
• Tài sản cố định hữu hình : Tài sản cố định hữu hình thường được phân thành các chi tiết như : Nhà xưởng, vật kiến trúc - Máy móc thiết bị - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn - Thiết bị, dụng cụ quản lý - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm v.v…
• Tài sản cố định vô hình : Tài sản cố định vô hình bao gồm các loại như : Quyền sử dụng đất - Chi phí thành lập - Bằng phát minh sáng chế - Chi phí nghiên cứu phát triển - Chi phí về lợi thế kinh doanh v.v...
• Tài sản cố định thuê tài chính
2- Đặc điểm :
Tài sản cố định là một khoản mục có giá trị lớn, và chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán. Đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, dầu khí, giá trị khoản mục này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản. Tuy nhiên, kiểm toán tài sản cố định thường không chiếm nhiều thời gian vì :
-Số lươn g tài sản cố định không nhiều và từng loại thường có giá trị lớn.
-Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định trong năm thường ít phát sinh.
-Vấn đề khóa sổ cuối năm lại không phức tạp như tài sản lưu động.
3- Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định :
Mục tiêu của kiểm toán tài sản cố định là nhằm xác định :
- Các tài sản cố định đã được ghi chép là có thật. Doanh nghiệp có quyền sở hữu đối với các tài sản này (Hiện hữu, quyền sở hữu). - Mọi tài sản cố định của đơn vị đều được ghi nhận (Đầy đủ).
- Các tài sản cố định phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái (Ghi chép chính xác).
- Các tài sản cố định được đánh giá phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành (Đánh giá).
- Sự trình bày và khai báo tài sản cố định - gồm cả việc công bố phương pháp tính khấu hao – là đầy đủ và phù hợp với quy định hiện hành (Trình bày và công bố). Khi kiểm toán tài sản cố định, kiểm toán viên còn thu thập các bằng chứng liên quan đến chi phí khấu hao, mức khấu hao phải trích, khấu hao tích lũy, chi phí sửa chữa tài sản cố định ...
II- KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH :
1- Mục đích của kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định.

Mục tiêu chính của kiểm soát nội bộ là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định thon g qua việc đầu tư đúng mục đích, không lãng phí và quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản cố định. Ngoài ra, kiểm soát nội bộ còn phải giúp hạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nguyên giá tài sản cố định, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao..
2- Các thủ tục kiểm soát :
Các thủ tục kiểm soát thường được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau :
2.1- Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng, như bảo quản tài sản, ghi sổ và phê chuẩn việc mua, thanh lý, nhượng bán tài sản. 2.2- Kế hoạch và dự toán về tài sản cố định :
Ở các công ty lớn, hàng năm người ta thường thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho tài sản cố định. Tại các công ty nhỏ, đôi khi người ta cũng lập dự toán về tài sản cố định.
2.3- Các công cụ kiểm soát khác :
- Hệ thống sổ chi tiết tài sản cố định : Các đơn vị cần phải mở sổ chi tiết cho từng loại tài sản cố định bao gồm sổ chi tiết, thẻ chi tiết, hồ sơ chi tiết.
- Thủ tục mua sắm tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản : Nhằm bảo đảm việc đầu tư tài sản cố định đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp thường xây dựng chính sách chung về vấn đề này, đồng thời quy định về các thủ tục cần thiết khi mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thủ tục thanh lý tài sản cố định : Các doanh nghiệp thường xây dựng các quy định liên quan đến việc thanh lý tài sản.
- Các quy định về phân biệt giữa chi phí được tính vào nguyên giá, hay đưa vào chi phí của niên độ : Các doanh nghiệp nên thiết lập tiêu chuẩn để xác định về hai khoản chi phí này. Các tiêu chuẩn cần dựa trên chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành, và được cụ thể hóa theo thực tiễn đơn vị.
- Chế độ kiểm kê định kỳ tài sản cố định : Nhằm kiểm tra về sự hiện hữu, địa điểm đặt tài sản, điều kiện sử dụng, cũng như phát hiện các tài sản để ngoài sổ sách, hoặc bị thiếu hụt, mất mát ...
- Các quy định bảo vệ vật chất đối với tài sản cố định : Như thiết kế các biện pháp bảo vệ tài sản, chống trộm cắp, hỏa hoạn, mua bảo hiểm đầy đủ cho tài sản.
- Các quy định về tính khấu hao : Thông thường thời gian tính khấu hao đối với từng loại tài sản cố định phải được ban giám đốc phê chuẩn trong khuôn khổ quy định của Nhà nước trước khi đăng ký để áp dụng
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top