LT - Kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước 2

Đan Thy

Member
Hội viên mới
II− KIỂM TOÁN CỦA NHÀ NƯỚC.
Trong phần này chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu ve một số nội dung cơ bản của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước, hay còn gọi là Cơ quan Kiểm toán Tối cao (gọi tắt là Kiểm toán Nhà nước) của một quốc gia. Sau đó chúng tôi cũng sẽ giới thiệu một số nội dung cơ bản về Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
1. Bản chất và sự cần thiết của Kiểm toán Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước là loại hình kiểm toán đầu tiên của xã hội loài người. Sự ra đời và phát triển của Kiểm toán Nhà nước gắn liền với sự hình thành và phat triển của nền tài chính công do yêu cầu của mọi Nhà nước là phải kiểm soát việc chi tiêu ngân sách quốc gia. Ở nhiều quốc gia, hoạt động Kiểm toán Nhà nước đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm.
Chẳng hạn, ở Đức đã có trên 280 năm, ở Pháp là 190 năm, ở Mỹ trên 150 năm, Ấn Độ trên 100 năm ... Lịch sử phát triển đã cho thấy Kiểm toán Nhà nước là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống kiểm soát của Nhà nước. Nó được xem là một chức năng, một công cụ quan trọng không thể thiếu trong hệ thống quyền lực nhà nước hiện đại, đặc biệt là trong kiểm tra việc chấp hành luật Ngân sách, phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, sử dụng lãng phí tài sản công, giúp sử dụng ngân sách Nhà nước một cách hiệu quả. Do nhận thức được tầm quan trọng đó, nên những nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường cũng rất quan tâm đến vai trò của Kiểm toán Nhà nước. Ngoài ra, các Cơ quan Kiểm toán Tối cao của nhiều quốc gia đã thống nhất thành lập Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI), INTOSAI hoạt động theo Quy chế INTOSAI (18/10/1992) nhằm “… mục đích tạo điều kiện cho việc trao đổi các quan điểm và kinh nghiệm giữa các Cơ quan Kiểm toán Tối cao về công tác kiểm toán Nhà nước.” Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam hiện đã là thành viên của INTOSAI.
2. Vai trò, nhiệm vụ và thẩm quyền kiểm toán của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Cơ quan Kiểm toán Tối cao).
2.1. Vai trò.

Vai trò của Kiểm toán Nhà nước đã được thống nhất tại Hội nghị lần thứ IX của INTOSAI tại Lima và được trình bày trong Lời nói đầu của Tuyên bố Lima về các chỉ dẫn kiểm toán như sau :
“ - Trong bối cảnh việc sử dụng thống nhất và hiệu quả các khoản công quỹ là một trong những đòi hỏi thiết yếu đầu tiên cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài chính công và hiệu năng các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền ;
- Trong bối cảnh để đạt được mục tiêu này, không thể phủ nhận được rằng mỗi quốc gia cần phải có một Cơ quan Kiểm toán Tối cao được pháp luật đảm bảo tính độc lập ; - Trong bối cảnh các Cơ quan Kiểm toán Tối cao đang ngày càng trở nên cần thiết hơn khi Nhà nước đã và đang mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực kinh tế, xã hội và vì vậy phải hoạt đon g tuân theo những quy định của khuôn khổ tài chính vốn có ;
- Trong bối cảnh các mục tiêu của Kiểm toán – cụ thể là việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn công quỹ ; tăng cường sự lành mạnh trong quản lý tài chính ; điều hành tuần tự các hoạt động hành chính ; và thông tin liên lạc với các cơ quan đại chúng và công chúng thông qua các báo cáo khách quan … đang rất cần thiết cho sự ổn định và phát triển của Nhà nước trong việc theo đuổi các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc … ”
Bên cạnh đó, Tuyên bố Lima đã nêu rõ mục đích của Cơ quan Kiểm toán Tối cao là :“ … Kiểm toán tự nó không phải là giải pháp cuối cùng mà là một bộ phận không thể tách rời của cả một hệ thống kiểm tra nhằm phơi bày kịp thời những sai lệch so với các chuẩn mực đã được công nhận và những vi phạm nguyên tắc pháp lý, tính hiệu quả, hiệu năng và tính kinh tế của công tác quản lý các nguồn lưc để từ đó có những biện pháp đúng đắn đối với từng trường hợp cụ thể, buộc các bên hữu quan lĩnh nhận trách nhiệm, đòi bồi thường hoặc có những biện pháp để ngăn ngừa những hành vi tái phạm hay chí ít thì cũng làm cho nó khó có cơ hội xảy ra hơn.”
2.2. Nhiệm vụ và thẩm quyền kiểm toán :
Tuyên bố Lima xác định nhiệm vụ chủ yếu của Cơ quan Kiểm toán Tối cao là thực hiện kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động (khoản 4) như sau : “1. Nhiệm vụ gắn liền với các Cơ quan Kiểm toán Tối cao là kiểm toán tính hợp pháp và hợp lệ của công tác quản lý tài chính và kế toán.
2.Ngoài loại hình kiểm toán nêu trên - loại hình kiểm toán mà ý nghĩa và tầm quan trọng của nó là không thể tranh cãi, còn có một loại hình kiểm toán khác, tập trung vào hoạt động, hiệu quả và hiệu năng của hành chính công. Loại hình kiểm toán này không chỉ kiểm toán các khía cạnh cụ thể của công tác quản lý mà cả các hoạt động quản lý bao trùm, gồm cả khâu tổ chức và hệ thống hành chính.
3.Đối tượng kiểm toán của Cơ quan Kiểm toán Tối cao - tính hợp pháp, tính hợp lệ, tính hiệu quả, hiệu năng và tính kinh tế của công tác quản lý tài chính - có tầm quan trọng tương đương nhau. Vấn đề còn lại của Cơ quan Kiểm toán Tối cao là quyết định xem nên chú trọng ưu tiên vào đối tượng nào trước.” Bên cạnh đó, Tuyên bố Lima xác định thẩm quyền kiểm toán bao gồm :
- Kiểm toán quản lý tài chính công.
- Kiểm toán các cơ quan công lập và các thể chế khác ở nước ngoài.
- Kiểm toán thuế.
- Kiểm toán các giao dịch công và các công trình công cộng.
- Kiểm toán các doanh nghiệp có sự góp vốn của khu vực công v.v…
3. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
3.1. Sự hình thành Cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì Kiểm toán Nhà nước theo ý nghĩa nêu trên chưa được sự quan tâm đúng mức. Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi đáng kể. Trước tình hình đó, để góp phần quản lý tốt nền kinh tế quốc dân, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (gọi tắt la Kiểm toán Nhà nước) ra đời theo Nghị định số 70/CP ngày 11/07/1994 của Thủ tướng Chính phủ là một hệ quả tất yếu nhằm góp phần tăng cường kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả Ngân sách và tài sản quốc gia, chống tham nhũng ...
3.2. Chức năng và cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước.
a-Chức năng.

Chức năng cơ bản của Kiểm toán Nhà nước là kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán về thu, chi và sử dụng ngân sách Nhà nước ; đồng thời thông qua công tác kiểm toán, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị, giải pháp góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, ngăn ngừa các hành vi phạm pháp, sử dụng kém hiệu quả, lãng phí công quỹ, vốn và tài sản của Nhà nước.
b-Cơ cấu tổ chức.
Theo Điều lệ trên, đứng đầu cơ quan này là Tổng kiểm toán Nhà nước với cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước bao gồm :
• Kiểm toán Ngân sách Nhà nước.
• Kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước.
• Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình, dự án, vay nợ, viện trợ chính phủ.
• Kiểm toán chương trình đặc biệt (an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia...)
• Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
• Kiểm toán các khu vực (Bắc, Trung, Nam).
• Trung tâm Khoa học v à Bồi dưỡng cán bộ Kiểm toán Nhà nước.
3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 4 và điều 5 của Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước (ban hành theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/1/1995 cuả Thủ tướng Chính phủ) xác định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức này như sau :
a- Nhiệm vụ :
1/ Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kế hoạch phải nói rõ đối tượng, mục tiêu và nội dung kiểm toán.
2/ Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt và những nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu ; báo cáo kết quả kiểm toán cho Thủ tướng Chính phủ và cung cấp kết quả kiểm toán cho các cơ quan Nhà nước khác theo quy định của Chính phủ. Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chương trình kế hoạch kiểm toán.
3/ Nhận xét, đánh giá và xác nhận việc chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, kế toán về sự chính xác, trung thực, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã nhận xét, đánh giá và xác nhận.
4/ Thông qua việc kiểm toán, góp ý kiến với các đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai sót, vi phạm để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán can thiết.
5/ Tham gia ý kiến với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và ban hành các chế độ, chuẩn mực, phương pháp kiểm toán.
6/ Quản lý các hồ sơ, tài liệu đã được kiểm toán theo quy định của Nhà nước : giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và sự hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của Nhà nước.
7/ Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất của hệ thống tổ chức Kiểm toán Nhà nước theo quy định chung của Chính phủ.
Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức kiểm toán.
c- Quyền hạn và trách nhiệm :
1/ Chỉ tuân theo pháp luật và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ đã được Nhà nước quy định.
2/ Được yêu cầu các đơn vị được kiểm toán gửi báo cáo quyết toán và cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
3/ Được yêu cầu các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ.
4/ Được đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn khi cần thiết.
5/ Được đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở công tác kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và cung cấp sai sự thật thông tin, tài liệu cho Kiểm toán Nhà nước.
6/ Được kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân có những vi phạm chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước.
7/ Cung cấp hồ sơ tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Các cơ quan có thẩm quyền nói ở điểm 5, 6 trên đây có nhiệm vụ thông báo cho Kiểm toán Nhà nước biết kết quả giải quyết của mình trong thời hạn sớm nhất kể từ ngày nhận được yêu cầu và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
8/ Khi cần thiết được thuê kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán, nhưng Kiểm toán Nhà nước phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu và kết luận do kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán độc lập đã thực hiện.
9/ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, và về những hậu quả xấu do khuyết điểm của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên gây ra cho các đối tượng kiểm toán.
3.4- Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước :
Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành theo Quyết định số 06/1999/QĐKTNN ngày 24/12/99 với những nội dung chính như sau :
• Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước là tổng thể các nguyên tắc cơ bản, các yêu cầu, các quy định về nghiệp vụ và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong kiểm toán mà các Đoàn Kiểm toán Nhà nước và các kiểm toán viên Nhà nước (gọi chung là kiểm toán viên) phải tuân thủ khi tiến hành các hoạt động kiểm toán, đồng thời là căn cứ để kiểm tra và đánh giá chất lượng kiểm toán.
• Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước được áp dụng trong mọi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và chủ yếu áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top