LT - Dự toán ngân sách P5

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
9. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giúp nhà quản trị ước tính các khoản mục chi phí ngoài sản xuất phát sinh trong kỳ dự toán.
Dự toán có thể được lập từ nhiều dự toán nhỏ hơn hoặc các dự toán của từng các nhân do những người có trách nhiệm trong khâu bán hàng và quản lý lập ra.

Ví dụ 4.10: Công ty A phân bổ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp theo số lượng sản phẩm tiêu thụ, đơn giá phân bổ biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 30 ngàn đồng sản phẩm. Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí quảng cáo 75 triệu đồng/ quý, chi phí lương 150 triệu đồng/ quý, chi phí bảo hiểm 20 triệu đồng/quý, khấu hao tài sản cố định hàng quý là 126 triệu đồng, tiền thuê tài sản phát sinh 120 triệu đồng/quý. Từ các tài liệu này, dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 20x7 của công ty A được lập như sau:

Bảng 4.7: Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Năm: 20x7
(đvt: 1.000.000 đồng)

Chỉ tiêuQuý 1Quý 2Quý 3Quý 4Cả năm
Số lượng tiêu thụ dự kiến (sp)
Đơn giá phân bổ biến phí BH&QLDN
Tổng biến phí dự kiến
Định phí BH và QLDN
• Quảng cáo
•Lương
• Bảo hiểm
• Khấu hao TSCĐ
• Thuê tài sản
Tổng định phí dự kiến
Tổng chi phí BH và QLDN dự kiến
Tiền chi cho BH và QLDN
15.000
0,03
450

75
150
20
126
120
491
941
815
45.000
0,03
1.350

75
150
20
126
120
491
1.841
1.715
60.000
0,03
1.800

75
150
20
126
120
491
2.291
2.165
30.000
0,03
900

75
150
20
126
120
491
1.391
1.265
150.000
0,03
4.500

300
600
80
504
120
1.964
6.464
5.960

Chú ý: Khi tính chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được chỉ ra bằng tiến, cần phải loại trừ phần chi phí khấu hao tài sản cố định trong chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

10. Dự toán tiền

Dự toán này được lập căn cứ vào các dòng tiền thu vào và chỉ ra trên các dự toán bộ phận.

Dự toán tiền gồm 4 phần:
  • Phần thu
  • Phân chỉ
  • Phần cần đối thu chi
  • Phần vay
+ Phần thu: Gồm số dư tiền tồn đầu kỳ cộng với số tiền thu do bán hàng và các khoản thu khác bằng tiền trong kỳ.
+ Phần chi: Gồm tất cả các khoản chi tiền như chỉ mua nguyên vật liệu, chỉ trả lương công nhân trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (lấy trên các dự toán bộ phận đã trình bày). Ngoài ra còn có các khoản chỉ khác như chỉ nộp thuế, chi mua tài sản cố định, chi trả lãi có phân....
+ Phần cân đối thu chi: Là chênh lệch giữa phần thu và phần chi. So sánh phần cân đối thu chi với nhu cầu tiền tồn cuối kỳ, nếu thiếu hụt tiền thì doanh nghiệp phải đi vay, nếu thừa tiền thì doanh nghiệp phải trả bớt nợ vay ngân hàng hoặc đem đi đầu tư
+ Phần vay: Phản ánh số tiền vay, trả nợ vay và trả lãi tiền vay trong kỳ dự toán.

Dự toán tiến được lập cho từng kỳ, thời kỳ lập dự toán càng ngắn thì thông tin trên dự toán càng hữu ích. Một số doanh nghiệp lập dự toán hàng tuần, nhưng phổ biến là lập dự toán hàng tháng, hàng quý.

Ví dụ 4.11: Công ty A căn cứ vào các dự toán đã được lập ở trên và những thông tin liên quan đến tiền như sau:

• Yêu cầu tồn quỹ cuối mỗi quý tối thiểu là 500 triệu đồng. Tồn quỹ đầu nằm trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20x6 là 680 triệu đồng.
• Dự toán mua tài sản cố định quý 1: 866,75 triệu đồng, quý 2: 337,75, quỷ 3: 547,76 triệu đồng, quý 4: 1.121,76.
• Thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp vào cuối mỗi quý. Theo dự toán tổng cộng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm là 613 triệu đồng và được chia dầu cho mỗi quý.
• Trong kỳ dự toán, công ty dự kiến chia lãi cổ phần 2 lần vào cuối quý 2 cuối quý 4 cho cổ đông, mỗi lần là 150 triệu đồng.
• Ngân hàng yêu cầu công ty trả nợ gốc 1 lần sau 12 tháng kể từ thời điểm đi vay. Tuy nhiên, sau khi cân đối thu chi vào cuối mỗi quý, nếu thấy thừa tiền công ty sẽ trả nợ gốc trước hạn. Các khoản vay được vay vào đầu mỗi quý, tay quý nào thì sang quý sau sẽ trả lãi tiền vay với lãi suất vay ngắn hạn là 3%/quý. Từ những thông tin này dự toán tiền của công ty A được lập như sau:

Bảng 4.8: Dự toán tiền
Năm 20x7
(đvt: 1.000.000 đồng)

Chỉ tiêu Số liệu lấy từ bảngQuý 1Quý 2Quý 3Quý 4Cả năm
I. Tiền tồn đầu kỳ
II. Tiền thu vào trong kỳ
- Thu từ bán hàng
Cộng khả năng tiến
III. Tiền chi ra trong kỳ
- Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí BH và QLDN
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Mua nấm tài mìn cố định
- Trả lãi cổ phần
Cộng chỉ


4.1


4.3
4.4
4.5
4.7
680

3.450
4.130

1.462
840
494
815
153,25
865,75
-
4.630
500

7.200
7.700

2.892
1.920
602
1.715
153,25
337,75
150
7.770
500

11.100
11.600

4.000
2.160
626
2.165
153,25
547,75
-
9.652
500

7.800
8.300

3.224
1.120
522
1.265
153,25
1.121,75
150
7.556
680

29.550
30.230

11.578
6.040
2.244
5.960
613
2.873
300
29.608
IV. Cân đối thu và chi
V. Vay
- Vay ngắn hạn
- Trả nợ vay
- Trả lãi vay
Cộng
VI. Tiền tồn cuối kỳ
(500)

1.000


1.000
500
(70)

600

(30)
570
500
1.984


(1.400)
(48)
(1.448)
500
744


(200)
(6)
(206)
538
622

1.600
(1.600)
(84)
(84)
538

Chú ý: Vì nhu cầu tiền tối thiểu là 500 triệu nên khoản vay phải đảm bảo nhu cầu cần đối và phần nhu cầu tiền tối thiểu đó.

11. Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh.


Dự toán này được soạn thảo từ các dự toán bộ phận có liên quan. Dự toán này cho thấy lợi nhuận dự kiến sẽ đạt được trong kỳ dự toán. Nó là cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không trong kỳ tới.

Bảng 4.8: Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 20x7
(đvt: 1.000.000 đồng)

Chi tiêuSố tiền
Doanh thu (150.000 sp × 0,2/sp)4.130.000
Giá vốn hàng bán (150.000 sp x 0,14/sp)4.621.000
Lợi nhuận gộp9.000
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp4.7
6.464
Chi phí tài chính4.884
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh2.452
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp4.8613
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp1.839

Ngoài việc lập dự toán kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức trên (theo phương pháp toàn bộ), việc lập dự toán kết quả kinh doanh có thể lập theo hình thức khác, lập theo phương pháp trực tiếp. Với phương pháp này, dự toán kết quả kinh doanh được thể hiện cơ bản như sau
  • Doanh thu dự kiến Biến phí dự kiến
  • Số dư đảm phí dự kiến Định phí dự kiến
  • Lợi nhuận dự kiến
  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến
12. Bảng cân đối kế toán dự toán

Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Mục đích của việc lập bảng cân đối kế toán dự toán là nhằm xác định tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp cuối kỳ dự toán. Bảng cân đối kế toán dự toán được lập dựa trên cơ sở của bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước và các số liệu trên các dự toán có liên quan như dự toán tiền, dự toán tồn kho thành phẩm, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh.. Giả sử có số liệu trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20×6 của công ty A như sau:

Bảng 4.10: Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 20x6

(đvt: 1.000.000 đồng)
TÀI SẢNSố tiềnNGUỒN VỐNSố tiền
A. Tài sản ngắn hạn
Tiền
Phải thu khách hàng
Hàng tồn kho

B. Tài sản dài hạn
Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
2.618
680
1.350
588

8.652
7.802
9.610
(1.808)
850
A. Nợ phải trả
Phải trả người bán
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

B. Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
764
514
250


10.506
8.750
1.756
Tổng cộng tài sản11.270Tổng công nguồn vốn11.270

Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm 20x6 và số liệu trên các dự toán bộ phận có liên quan, bảng cân đối kế toán dự toán ngày 31 tháng 12 năm 20x7 của công ty A được lập như sau:
Bảng 4.11: Bảng cân đối kế toán dự toán Ngày 31 tháng 12 năm 20x7
(đvt: 1.000.000 đồng)
TÀI SẢNSố tiềnNGUỒN VỐNSố tiền
A. Tài sản ngắn hạn
Tiền (1)
Phải thu khách hàng (2)
Hàng tồn kho (3)

B. Tài sản dài hạn
Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
3.218
538
1.800
880

10.245
9.395
12.483
(3.088)
850
A. Nợ phải trả
Phải trả người bán
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

B. Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
1.418
1.168
250


12.045
8.750
3.295
Tổng cộng tài sản13.463Tổng công nguồn vốn13.463


Thuyết minh số liệu trên bảng cân đối kế toán dự toán ngày 31/12/2017:
(1). Số liệu được lấy trên bảng 4 8 “Dự toán tiền"
(2). Số liệu được tính từ bảng 4.1 “Dự toán tiêu thụ sản phẩm” Số dư khoản phải thu khách hàng ngày 31 tháng 12 năm 20x7 là 30% × 6.000 triệu đồng.
(3). Số liệu được tính từ bảng 4.3 “Dự toán chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp" và bảng 4.6 “Dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ". Trị giá hàng tồn kho tồn kho cuối năm 20x7 là (3.200 kg × 0,1 triệu đồng/kg) + 560 triệu đồng.
(4). Số liệu được tính từ bảng 4.10 "Dự toán bảng cân đối kế toán" năm trước và bảng 4.8 “Dự toán tiền". Nguyên giá tài sản cố định hữu hình thể hiện trên bảng cân đối kế toán năm trước là 9.610 triệu đồng cộng thêm 2.873 triệu đồng mua tài sản cố định trong năm dự toán.
(5) Số liệu được tính từ bảng 4.10 "Bảng cân đối kế toán" năm trước, bảng 4.5 “Dự toán chi phí sản xuất chung" và bảng 4.7 "Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp". Giá trị hao mòn lũy kế trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20×6 là 1.808 triệu đồng, cộng thêm với giá trị hao mòn lũy kế tăng lên trong năm dự toán là 1.280 triệu đồng (776 triệu đồng + 504 triệu đồng).
(6). Số liệu trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20x6 (không thay đổi). (7). Số liệu được tính từ bảng 43 “Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". Số dư khoản phải trả người bán cuối năm 20x7 là 50% x 2.336 triệu đồng.
(8). Số liệu trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20×6 (không thay đổi).
(9). Bảng cân đối kế toán năm trước (khoản này không có thay đổi).
(10). Số liệu được tính từ bảng 4.10: “Bảng cân đối kế toán" năm trước. bảng 4.9: Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh" và bảng 4.8: “Dự toán tiền . Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán đến ngày 31/12/20×7: 1.756 triệu đồng + 1.839 triệu đồng – 300 triệu đồng.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top