LT - Đánh giá trách nhiệm quản lý P1

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
I. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1.Định nghĩa kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Thông tin có thể kiểm soát của một bộ phận là những thông tin về doanh thu, chi phí, vốn đầu tư. mà nhà quản trị của bộ phận đó có thể đưa ra các quyết định tác động lên nó.
Thông tin có thể kiểm soát cụ thể đối với từng nhà quản trị phụ thuộc vào trách nhiệm quản lý của nhà quản trị đó.

2. Trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một doanh nghiệp mà các nhà quản trị của nó chịu trách nhiệm đối với thành quả hoạt động của chính bộ phận do mình phụ trách. Có 4 loại trung tâm trách nhiệm:

- Trung tâm chi phí
- Trung tâm doanh thu
- Trung tâm lợi nhuận
- Trung tâm đầu tư

3. Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với chi phí phát sinh trong bộ phận đó.

Thành quả của các trung tâm chi phí thường được đánh giá bằng việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh.

4. Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với doanh thu phát sinh trong bộ phận đó.

Thành quả của các trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh.

5. Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận đạt được trong bộ phận đó.

Do lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí, nên các nhà quản trị của trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm cả về doanh thu và chi phí phát sinh ở bộ phận đó.
Thành quả của các trung tâm lợi nhuận thường được đánh giá bằng việc so sánh các dữ liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thực tế với các dữ liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán tổng thể và dự toán linh hoạt.

6. Trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận và vốn đầu tư của đơn vị đó. Thành quả của các trung tâm đầu tư thường được đánh giá bằng việc sử dụng các thước đo:

- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI).
- Lợi nhuận còn lại (RI).

7. Cơ cấu tổ chức và đánh giá thành quả

Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp cho thấy quyền hạn của các nhà quản trị ở công ty đó, nó phản ánh sinh động cấp bậc trách nhiệm đối với mục đích kiểm soát thành quả quản lý của một tổ chức.

Trong hệ thống kế toán trách nhiệm, một mạng lưới thông tin được thiết lập trong một tổ chức nhằm thu thập và báo cáo các thông tin về hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm. Hệ thống kế toán trách nhiệm được sử dụng để lập các dự toán theo từng trung tâm trách nhiệm và các báo cáo về kết quả thực hiện theo từng trung tâm trách nhiệm. Các báo cáo này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu thông tin riêng biệt của từng nhà quản trị.

Cùng một thông tin có thể xuất hiện dưới những hình thức khác nhau trong nhiều báo cáo khác nhau. Thông tin từ các báo cáo cho nhà quản trị ở cấp thấp hơn thường được tổng hợp và trình bày súc tích khi xuất hiện ở các báo cáo của nhà quản trị cấp cao hơn. Chẳng hạn, để đánh giá thành quả quản lý của phó tổng giám đốc sản xuất; giám đốc nhà máy sản xuất 2 và quản đốc phân xưởng 1, chúng ta có thể nghiên cứu thông qua minh họa 6.1 và 6.2.

Minh họa 6.1 cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa ba nhà quản trị: Quản đốc phân xưởng 1; giám đốc nhà máy 2 và phó tổng giám đốc sản xuất. Minh họa 62 trình bày báo cáo thành quả trong hệ thống kế toán trách nhiệm tương ứng nhằm cung cấp thông tin để đánh giá thành quả quản lý chi phí của các nhà quản trị sản xuất ở các cấp: phân xưởng, nhà máy, công ty.

1684425795396.png


1684425795505.png

Qua minh họa 6.2, chi phí có thể kiểm soát của quản đốc phân xưởng 1 thực tế vượt so với dự toán là 1.850 ngđ (48.450 ngđ – 46.600 ngđ), đây là biến động theo chiều hướng xấu, qua đó thành quả quản lý chi phí của quản đốc phân xưởng 1 được đánh giá là thấp.

Tương tự, qua minh họa 6.2, thành quả quản lý chi phí của giám đốc sản xuất nhà máy 2 được đánh giá là cao do chi phí có thể kiểm soát thực tế giảm 30 với dự toán là 26.800 ngđ (399.400 ngđ – 426.200 ngđ). Tuy nhiên, do có sự liên - đới trách nhiệm nên thành quả chi phí sẽ cao hơn nếu quản đốc phân xưởng 1 kiểm soát chi phí tốt hơn (không để vượt dự toán 1.850 ngđ).

Tiếp theo, minh họa này cũng cho thấy thành quả quản lý chi phí của phó tổng giám đốc sản xuất được đánh giá là thấp do đã để chi phí có thể kiểm soát thực tế vượt so với dự toán là 18.900 ngđ (1.265.400 ngđ - 1.246.500 ngđ). Thành quả này còn có thể bị xấu hơn nếu giám đốc nhà máy 2 không nỗ lực kiểm soát chi phí để giảm chi phí thực tế so với dự toán là 26.800 ngđ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top