LT - Chương 5: Kế toán các nguồn kinh phí 3

Đan Thy

Member
Hội viên mới
5.5. Kế toán thặng dư (thâm hụt) lũy kế

5.5.1. Khái niệm và yêu cầu quản lý

Tổng số chênh lệch thu, chi của các hoạt động được gọi là thặng dư (thâm hụt) lũy kế của đơn vị.

Cuối kỳ, trước khi xử lý (trích lập các quỹ theo quy định) kết quả thặng dư (thám hụt) của các hoạt động, kế toán phải thực hiện các công việc sau:

a) Tính toán và thực hiện kết chuyển sang nguồn cải cách tiền lương đã tính trong năm;

b) Các ĐVSN công lập theo quy định của quy chế quản lý tài chính phải kết chuyển vào Quỹ PTHĐSN (kể cả trường hợp bị thâm hụt) các khoản sau:

Toàn bộ số khấu hao tài sản hình thành từ nguồn NSNN hoặc có nguồn gốc NSNN đã trích trong năm;

Chi phí mua sắm TSCĐ được kết cấu trong giá DV (đơn vị phải dành để mua TSCĐ trên tỷ lệ doanh thu của hoạt động SXKDDV);

Số thu thanh lý trừ (-) chi thanh lý tài sản hình thành từ nguồn NSNN hoặc hình thành từ các quỹ,

Các trường hợp khác theo quy chế quản lý tài chính vào Quỹ PTHĐSN.

Kế toán phải hạch toán chi tiết, rành mạch thặng dư hay thâm hụt của từng hoạt động trên cơ sở đó có căn cứ thực hiện việc xử lý thặng dư (thâm hụt) đó. Việc phân phối và sử dụng số thặng dư phải tuân thủ các quy định của chế độ tài chính hiện hành.

5.5.2. Tài khoản sử dụng

TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế: phản ánh tổng số chênh lệch thu, chi của các hoạt động. TK này có 4 TK cấp 2:

- TK 4211- Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động HCSN.

- TK 4212- Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động SXKDDV.

- TK 4213- Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động tài chính.

- TK 4218- Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động khác.

Tài khoản 421

  • Bên nợ:

- Thâm hụt phát sinh do chi trong kỳ lớn hơn thu trong kỳ;

- Kết chuyển nguồn cải cách tiền lương phải trích trong kỳ;

- Kết chuyển (phân phối) thặng dư các hoạt động còn lại sau thuế vào các TK liên quan

theo quy định của chế độ tài chính.

  • Bên nợ:

- Thặng dư phát sinh do thu trong kỳ lớn hơn chi trong kỳ.

- Kết chuyển số thâm hụt các hoạt động vào các TK liên quan khi có quyết định xử lý.

Số dư Bên Nợ: Số thâm hụt (lỗ) còn lại chưa xử lý

Số dư bên Có: Số thặng dư(lãi) còn lại chưa phân phối.

5.5.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1- Cuối năm, kết chuyển doanh thu và chi phí của các hoạt động, ghi:

- Kết chuyển các khoản thu, doanh thu, ghi:

Nợ TK 511, 512, 514, 515, 531, 711 / Có TK 911

- Kết chuyển các khoản chi phí, ghi:

Nợ TK 911 / Có TK 611, 612, 614, 615, 632, 642, 811

- Đối với các hoạt động SXKDDV hoặc các khoản doanh thu, thu nhập khác đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 9112, 9118 / Có TK 821

2- Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động SXKDDV trong kỳ và kết chuyển số thặng dư (thâm hụt) của các hoạt động khác:

+ Nếu thặng dư, ghi:

Nợ TK 911 / Có TK 421

+ Nếu thâm hụt, ghi:

Nợ TK 421 / Có TK 911

3- Kết chuyển nguồn cải cách tiền lương đã tính trong năm trước khi phân phối thặng dư (thâm hụt) theo quy định của quy chế tài chính, ghi:

Nợ TK 421 / Có TK 468.

4- Các trường hợp theo cơ chế tài chính phải bổ sung vào Quỹ PTHĐSN (kể cả trường hợp bị thâm hụt), ghi:

Nợ TK 421 / Có TK 4314

qnwjekS2v7TpxAN4MQbqjb7pTlyeeyT43oiEngb3fSJ9zC9pUcETohKpxI4Mswnzr9u6L-C13-ZwkghUao7KoG3QmgjR_PKe-_WWvSwpmBkPE77Yuh974kkYinuKBNudNOaqtk65V_dqLSyaHAyS3Sg



6- Xử lý số thặng dư (thâm hụt) theo cơ chế tài chính hiện hành, ghi:

Nợ TK 421 / Có TK 353, 431

7- Riêng đối với các TSCĐ được mua bằng Quỹ PTHĐSN dùng cho hoạt động hành chính:

- Khi tính hao mòn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 611 / Có TK 214

- Cuối năm kết chuyển số hao mòn TSCĐ đã tính trong năm, ghi:

Nợ TK 43142 / Có TK 421
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top