Lợi thế thương mại.

Tuanvietin

Member
Hội viên mới
1) Ví dụ 1:

Công ty A mua lại 70% giá trị Công ty B
- Giá phí của khoản đầu tư: 10.000 tr.đ
- Giá trị VCSH của A tại B là: 9.000 tr.đ
- Lợi thế thương mại: 1.000 tr.đ

2) Ví dụ 2:

Công ty A có một thửa đất tại một vị trí rất đẹp ở Hà Nội và được đánh giá là có lợi thế thương mại: 2.000 tr.đ

Công ty ghi nhận là TSCĐ vô hình

3) Ví dụ 3:

Công ty A có thương hiệu rất nổi tiếng và cũng được đánh giá là có lợi thế thương mại: 500 tr.đ.

Công ty ghi nhận là TSCĐ vô hình.

Vậy,
- 3 cái lợi thế thương mại trên có gì khác nhau không?
- Lợi thế thương mại xác định tại mục 1 DN hạch toán như thế nào? Có được phép ghi nhận là TSCĐ vô hình không?

Xin mời bạn VODANH cho ý kiến xử lý!
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì cả 3 trường hợp bạn nêu ra đều không phải là lợi thế thương mại được ghi nhận trong kế toán. Bạn xem lại VAS 11, VAS 04 trước khi thảo luận tiếp.
VAS 11
Lợi thế thương mại: Là những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các tài sản không xác định được và không ghi nhận được một cách riêng biệt.
Lợi thế thương mại

50. Tại ngày mua, bên mua sẽ:
a) Ghi nhận lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh là tài sản; và
b) Xác định giá trị ban đầu của lợi thế thương mại theo giá gốc, là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định tại đoạn 36.

51. Lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế ước tính thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt.

52. Nếu các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua không thỏa mãn tiêu chuẩn trong đoạn 37 về ghi nhận riêng biệt tại ngày mua thì sẽ ảnh hưởng đến khoản lợi thế thương mại được ghi nhận (được kế toán theo đoạn 55), bởi vì lợi thế thương mại được xác định là phần giá trị còn lại trong giá phí của hợp nhất kinh doanh sau khi ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua.

VAS 03
LỢI THẾ THƯƠNG MẠI ĐƯỢC TẠO RA TỪ NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

33. Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản.
34. Chi phí phát sinh để tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng không hình thành TSCĐ vô hình vì không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận trong chuẩn mực này, mà tạo nên lợi thế thương mại từ nội bộ doanh nghiệp. Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản vì nó không phải là nguồn lực có thể xác định, không đánh giá được một cách đáng tin cậy và doanh nghiệp không kiểm soát được.
35. Khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp với giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp ghi trên báo cáo tài chính được xác định tại một thời điểm không được ghi nhận là TSCĐ vô hình do doanh nghiệp kiểm soát.
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì cả 3 trường hợp bạn nêu ra đều không phải là lợi thế thương mại được ghi nhận trong kế toán. Bạn xem lại VAS 11, VAS 04 trước khi thảo luận tiếp.

Cảm ơn bạn nhé! Bạn hãy xem lại vấn đề này tại Trang 52 Thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 rồi mình lại tiếp tục.
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

Chi trường hợp 1 là được ghi nhận lợi thế thương mại vì Cty A đã bỏ tiền ra mua.
2 trường hợp còn lại chỉ mới là "được đánh giá" chứ chưa có ai bỏ tiền ra mua nên chưa được ghi nhận.
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

1) Ví dụ 1:

Công ty A mua lại 70% giá trị Công ty B
- Giá phí của khoản đầu tư: 10.000 tr.đ
- Giá trị VCSH của A tại B là: 9.000 tr.đ
- Lợi thế thương mại: 1.000 tr.đ

2) Ví dụ 2:

Công ty A có một thửa đất tại một vị trí rất đẹp ở Hà Nội và được đánh giá là có lợi thế thương mại: 2.000 tr.đ

Công ty ghi nhận là TSCĐ vô hình

3) Ví dụ 3:

Công ty A có thương hiệu rất nổi tiếng và cũng được đánh giá là có lợi thế thương mại: 500 tr.đ.

Công ty ghi nhận là TSCĐ vô hình.

Vậy,
- 3 cái lợi thế thương mại trên có gì khác nhau không?
- Lợi thế thương mại xác định tại mục 1 DN hạch toán như thế nào? Có được phép ghi nhận là TSCĐ vô hình không?

Xin mời bạn VODANH cho ý kiến xử lý!

Tất cả 3 cái trên đều là lợi thế thương mại(Goodwill):
+ Trong VD 1 lợi thế thương mại được ghi nhận vào tài sản và phân bổ dần vào CP trong 10 năm !!
+ Trong VD 2 & 3 là lợi thế thương mại phát sinh từ hoạt động nội bộ(Internally generated) do đó ko ghi nhận là tài sản và ko thể hiện trên báo cáo tài chính - có lẽ do sự đánh giá là dựa theo ý kiến chủ quan của doanh nghiệp do đó dễ dẫn tới làm người đọc hiểu sai về BCTC !!

* Cái này em ko đụng chạm thực tế nên biết đến đâu nói đến đó - các pác vui lòng góp ý để hoàn thiện Topic, mời pác [you] !!

Tham khảo thêm tại: Thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007 Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

Ai gọi tiensinh có ngay "sinhtien":
Cái 1 khác hai cái 2 và 3 vì:
1 đã bỏ tiền mua thì phải ghi nhận (nhậu rồi phải báo cáo vợ để có nguổn trả không nợ mãi thì chết). Nhưng ghi vào TSCĐ vô hình để cho nổi tiếng thôi không phân bổ hoặc khấu hao được đâu (các Pác thuế không cho vì họ lý luận rằng sự nổi tiếng chỉ là phù phiếm thôi, nay trẻ đẹp thì anh mê mai em con mọn anh lại đê mê rượu chè).
Cái 2 và 3 là bà xã nhà mình khen chứ có cô nào khen đâu. Không thể tự đánh giá để ghi nhận vào TSCĐ vô hình đâu nhé.
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

Tất cả 3 cái trên đều là lợi thế thương mại(Goodwill):
+ Trong VD 1 lợi thế thương mại được ghi nhận vào tài sản và phân bổ dần vào CP trong 10 năm !!
+ Trong VD 2 & 3 là lợi thế thương mại phát sinh từ hoạt động nội bộ(Internally generated) do đó ko ghi nhận là tài sản và ko thể hiện trên báo cáo tài chính - có lẽ do sự đánh giá là dựa theo ý kiến chủ quan của doanh nghiệp do đó dễ dẫn tới làm người đọc hiểu sai về BCTC !!

* Cái này em ko đụng chạm thực tế nên biết đến đâu nói đến đó - các pác vui lòng góp ý để hoàn thiện Topic, mời pác [you] !!

Tham khảo thêm tại: Thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007 Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính


Cảm ơn bạn KIDMANDANG!!! Thực sự mình thấy bạn thật "cừ khôi"! Cái 1 là Lợi thế thương mại phát sinh từ "kinh doanh hợp nhất"; cái 2 và 3 phát sinh như bạn nói nhưng từ hoạt động kinh doanh riêng biệt; tất nhiên nó là TSCĐ vô hình nhưng lợi thế thương mại nó mang đến không trực tiếp. Một ví dụ rất thực tiễn là Thương hiệu của DUY LỢI (võng xếp duy lợi), nước uống tinh khiết Oblue... Họ phải chi ra rất nhiều tiền để có nó (cả trực tiếp và gián tiếp).
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

Cảm ơn bạn KIDMANDANG!!! Thực sự mình thấy bạn thật "cừ khôi"! Cái 1 là Lợi thế thương mại phát sinh từ "kinh doanh hợp nhất"; cái 2 và 3 phát sinh như bạn nói nhưng từ hoạt động kinh doanh riêng biệt; tất nhiên nó là TSCĐ vô hình nhưng lợi thế thương mại nó mang đến không trực tiếp. Một ví dụ rất thực tiễn là Thương hiệu của DUY LỢI (võng xếp duy lợi), nước uống tinh khiết Oblue... Họ phải chi ra rất nhiều tiền để có nó (cả trực tiếp và gián tiếp).

Bạn nói ngược. Bao giờ cũng là gián tiếp cả.
Nhưng ở đây người ta xét chi phí bỏ ra là trực tiếp.
Võng Duy Lợi bỏ ra chi phí rất lớn nhưng nó đã được tính vào chi phí quảng cáo trong kỳ rồi - tương ứng với doanh thu trong kỳ.
Do đó không thể nói Duy Lợi đã bỏ chi phí trực tiếp cho thương hiệu của mình.
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

1) Ví dụ 1:

Công ty A mua lại 70% giá trị Công ty B
- Giá phí của khoản đầu tư: 10.000 tr.đ
- Giá trị VCSH của A tại B là: 9.000 tr.đ
- Lợi thế thương mại: 1.000 tr.đ
Ở ví dụ này lợi thế thương mại xác định chưa đúng.

Xác định giá trị ban đầu của lợi thế thương mại theo giá gốc, là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định tại đoạn
.

Ở ví dụ bạn đưa ra chỉ là một ngoại lệ đặc biệt trong hợp nhất kinh doanh khi giá trị hợp lý của TS thuần của bên bị mua đúng bằng giá trị ghi sổ của nó.
Bạn cần đưa thêm thông tin đó vào thì ví dụ mới đúng được.

Nếu giá trị hợp lý của TS thuần của bên bị mua khác giá trị ghi sổ của nó thì cần tính toán các chênh lệch cho hàng tồn kho, TSCĐ, nợ phải trả trước khi xác định lợi thế thương mại.
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

Ở ví dụ này lợi thế thương mại xác định chưa đúng.

.

Ở ví dụ bạn đưa ra chỉ là một ngoại lệ đặc biệt trong hợp nhất kinh doanh khi giá trị hợp lý của TS thuần của bên bị mua đúng bằng giá trị ghi sổ của nó.
Bạn cần đưa thêm thông tin đó vào thì ví dụ mới đúng được.

Nếu giá trị hợp lý của TS thuần của bên bị mua khác giá trị ghi sổ của nó thì cần tính toán các chênh lệch cho hàng tồn kho, TSCĐ, nợ phải trả trước khi xác định lợi thế thương mại.

1) Ví dụ 1 đưa ra đã đầy đủ.
Bước 2. Xác định lợi thế thương mại.

Giá phí của khoản đầu tư
18.000
Phần sở hữu của Công ty mẹ A trong vốn chủ sở hữu tại ngày mua
16.000
Lợi thế thương mại
2.000

Bước 3. Lập bút toán điều chỉnh.
- Nếu Báo cáo tài chính hợp nhất được lập tại ngày 1/1/2006 thì bút toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con sẽ được ghi nhận như sau:
Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu 13.600
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.400
Nợ Lợi thế thương mại 2.000
Có Đầu tư vào công ty con 18.000

2) Ví dụ 2 , 3 là "lợi thế thương mại" nhưng không là TSCĐ vô hình.
[FONT='.VnTime']33. Lîi thÕ th­¬ng m¹i ®­îc t¹o ra tõ néi bé doanh nghiÖp kh«ng ®­îc ghi nhËn lµ tµi s¶n.[/FONT]
[FONT='.VnTime']34. Chi phÝ ph¸t sinh ®Ó t¹o ra lîi Ých kinh tÕ trong t­¬ng lai nh­ng kh«ng h×nh thµnh TSC§ v« h×nh v× kh«ng ®¸p øng ®­îc ®Þnh nghÜa vµ tiªu chuÈn ghi nhËn trong chuÈn mùc nµy, mµ t¹o nªn lîi thÕ th­¬ng m¹i tõ néi bé doanh nghiÖp. Lîi thÕ th­¬ng m¹i ®­îc t¹o ra tõ néi bé doanh nghiÖp kh«ng ®­îc ghi nhËn lµ tµi s¶n v× nã kh«ng ph¶i lµ nguån lùc cã thÓ x¸c ®Þnh, kh«ng ®¸nh gi¸ ®­îc mét c¸ch ®¸ng tin cËy vµ doanh nghiÖp kh«ng kiÓm so¸t ®­îc.[/FONT]

Chúc các MEM vui khoẻ!
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

Tớ tiếp về câu hỏi lợi thế thương mại.

Chào cả nhà, tớ là lính mới, muốn hỏi một chút thêm về TSCD vô hình.
Ở trường hợp dưới đây có được coi là tài sản cố định vô hình hay không?

Công ty B muốn cùng hợp tác với cty A, thành lập một cty cổ phần.
Vốn dự định là 100 tỷ VND.
Hiện tại cty A và B đều là cty TNHH.
Công ty A có lượng khách hàng là 500 khách hàng.
Cty A muốn lấy số lượng khách đó để góp 1/2 vốn với cty B.
Vậy cty A có thể góp vốn bằng cách dùng lượng khách hàng sẵn có của mình hay không? Lượng khách đó có được coi là một lợi thế thương mại hay không?
Và việc định giá lượng khách đó được tính ra sao?

Xin các bạn cho ý kiến!
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

Giá trị thương hiệu, tác quyền ... thì gắn liền với Giấy chứng nhận đúng thủ tục pháp lý.
Với những cái khác không có giấy tờ pháp lý thì người ta tính nó vào loại tài sản lợi thế thương mại.

Việc định giá bao nhiêu là do thỏa thuận của 2 bên A và B.
Như vậy nếu B đồng ý thì lợi thế thương mại của liên doanh sẽ được tính giá 50 tỷ, còn đối với A thì sẽ được tính là lãi.
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

1) Ví dụ 1 đưa ra đã đầy đủ.

1) Ví dụ 1 đưa ra đã đầy đủ.

Bước 2. Xác định lợi thế thương mại.

Giá phí của khoản đầu tư 18.000
Phần sở hữu của Công ty mẹ A trong vốn chủ sở hữu tại ngày mua 16.000
Lợi thế thương mại 2.000

Bước 3. Lập bút toán điều chỉnh.
- Nếu Báo cáo tài chính hợp nhất được lập tại ngày 1/1/2006 thì bút toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con sẽ được ghi nhận như sau:
Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu 13.600
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.400
Nợ Lợi thế thương mại 2.000
Có Đầu tư vào công ty con 18.000


Bạn nêu trích dẫn ví dụ chưa đầy đủ, thiếu một cụm từ rất quan trọng ảnh hưởng đến sự chính xác của ví dụ;
Ví dụ 1: Ngày 1/1/2006, Công ty A mua lại 80% tài sản thuần của Công ty B với số tiền là 18.000 triệu đồng. Giả sử rằng tại ngày mua giá trị hợp lý của tài sản thuần của Công ty B đúng bằng với giá trị ghi sổ của nó.

Nếu giá trị hợp lý của TS thuần của công ty B tại ngày mua không bằng giá trị hợp lý của nó thì lợi thế thương mại không phải như vậy.
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

các bạn cho minh biết các tính chất của lợi thế thương mai?
So sánh lợi thế thương mại theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế? thank.
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

các bạn cho minh biết các tính chất của lợi thế thương mai?
So sánh lợi thế thương mại theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế? thank.

Câu này thì phải mời toàn bộ BĐH danketoan bắt tay với toàn bộ lãnh đạo Bộ Tài Chính mở một hội thảo nghiêm chỉnh trong vòng nữa năm may ra mới có câu trả lời chính xác.
Lấy được cái thank của bạn khó quá
 
Ðề: Lợi thế thương mại.

Bạn nêu trích dẫn ví dụ chưa đầy đủ, thiếu một cụm từ rất quan trọng ảnh hưởng đến sự chính xác của ví dụ;


Nếu giá trị hợp lý của TS thuần của công ty B tại ngày mua không bằng giá trị hợp lý của nó thì lợi thế thương mại không phải như vậy.

cái này là chuẩn, cần giả sử rằng tại ngày mua giá trị hợp lý của tài sản thuần đúng bằng giá trị ghi sổ của nó, nhưng trong ví dụ trên chủ topic chỉ nói ngắn gọn cho dễ nhìn và ta coi như đã giả sử như vậy, 2 anh chị kiến thức đều tốt :D
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top