1. Phòng Kế toán hoạt động Hiệu quả và Đáng Tin cậy
1.1 Giảm sai sót nhờ quy trình kế toán rõ ràng
Những quy trình kế toán được viết rõ ràng và việc đối chiếu các số liệu kế toán thường xuyên sẽ giúp giảm bớt các giao dịch hạch toán không chính xác hoặc không nhất quán, do đó giảm thời gian phải giải quyết các sai sót này và đồng thời cung cấp số liệu kế toán đáng tin cậy hơn. Nếu các quy trình kế toán không được viết rõ ràng, phòng kế toán thường vận dụng các quy trình kế toán không nhất quán và có nhiều khả năng là các trách nhiệm không được phân công rõ ràng và thậm chí trong một số trường hợp những trách nhiệm quan trọng không được xác định, kết quả dẫn đến là một tỷ lệ hạch toán sai ở mức không cần thiết.
1.2 Số liệu đáng tin cậy hơn nhờ chính sách kế toán rõ ràng
Chính sách kế toán được xác định rõ ràng cũng giúp cung cấp số liệu kế toán đáng tin cậy vì các giao dịch và các chi phí khác nhau sẽ được hạch toán nhất quán dựa trên các chính sách kế toán chung.
1.3 Giải phóng thời gian cho cấp lãnh đạo kế toán
Các quy trình kế toán rõ ràng, trách nhiệm được phân công rõ ràng và hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp các kế toán làm việc độc lập hơn. Điều này sẽ giải phóng cho Kế toản Trưởng (hoặc Giám đốc Tài chính) khỏi các công việc hàng ngày và cho phép họ tập trung vào những công việc hay những phân tích tạo ra giá trị cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong những trường hợp mà Kế toán Trưởng (hoặc Giám đốc Tài chính) bị quá tải bởi công việc.
2. Kiểm soát nội bộ
2.1 Phát hiện gian lận và trộm cắp
Báo cáo chính xác về những tài sản như tiền, hàng tồn kho và tài sản cố định, cũng như việc đối chiếu thường xuyên giữa sổ sách của xưởng với sổ sách kế toán sẽ giúp nhanh chóng tìm ra chênh lệch giữa số trên sổ và số thực tế, do đó giúp nhanh chóng phát hiện gian lận và trộm cắp.
2.2 Tách biệt nhiệm vụ
Hệ thống kế toán tách biệt nhiệm vụ rõ ràng sẽ không cho phép một cá nhân nào vừa hạch toán, vừa xử lý tất cả các công đoạn của một nghiệp vụ và do đó sẽ giúp loại trừ sai sót hay gian lận từ phía một cá nhân riêng lẻ.
3. Hệ thống chi phí
3.1 Tìm ra nguyên nhân lãi lỗ
Một hệ thống chi phí hiệu quả như hệ thống chi phí dựa trên hoạt động cho phép doanh nghiệp biết được chi phí thực của những sản phẩm, phòng ban, khách hàng, v.v. nhất định bằng cách phẩn bổ các chi phí như điện, khấu hao, chi phí nhân công và tổng phí cho các sản phẩm, phòng ban và khách hàng đó. Điều này giúp doanh nghiệp có được hiểu biết rõ ràng về lĩnh vực nào doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị thua lỗ. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp có thể lỗ khi bán một số đơn đặt hàng nhỏ nếu tính đến tổng phí, nhưng doanh nghiệp sẽ không nhận thức được vấn đề này nếu họ không có một hệ thống chi phí hiệu quả. Do đó, nếu có một một hệ thống chi phí hiệu quả, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn như là chuyển từ các sản phẩm và khách hàng thua lỗ sang các sản phẩm và khách hàng đem lại lợi nhuận cao nhất.
3.2 Định giá hiệu quả
Một hệ thống chi phí hiệu quả như hệ thống chi phí dựa trên hoạt động sẽ cho biết giá thành của một đơn vị sản phẩm ở các mức sản xuất khác nhau, và do đó giúp doanh nghiệp định giá bán trên thị trường hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu bằng giá bán hoặc có một tỷ lệ chi phí cố định (như khấu hao) khá lớn trong tổng chi phí. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp hiểu rõ ràng về chi phí của mình, doanh nghiệp sẽ có một lợi thế cạnh tranh đáng kể khi xác định giá bán
3.3 Tìm ra lĩnh vực giảm chi phí Một hệ thống chi phí hiệu quả như hệ thống chi phí dựa trên hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các lĩnh vực (phòng ban, phân xưởng, sản phẩm, khách hàng, v.v.) có chi phí cao bất bình thường mà có thể được giảm đi đáng kể.
4. Thông tin Quản trị
4.1 Cung cấp thông tin quản trị hữu ích và cập nhật cho ban lãnh đạo doanh nghiệp
Một hệ thống kế toán vững mạnh sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho ban lãnh đạo, chẳng hạn như các báo cáo quản trị hàng tháng. Các báo cáo này giúp cho ban lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý đúng đắn, và các báo cáo này thường bao gồm các thông tin sau:
• Doanh thu và lợi nhuận chi tiết cho từng bộ phận, khách hàng, nhân viên bán hàng, sản phẩm, v.v. để giúp doanh nghiệp hiểu được nguồn gốc của lãi lỗ;
• So sánh kết quả hoạt động kinh doanh với ngân sách hoặc kế hoạch;
• Xu hướng biến động chi phí theo thời gian;
• Quản lý các tài sản lưu động như các khoản phải thu, tiền mặt và hàng tồn kho;
• Các phương pháp khác nhau để đo lường hiệu quả hoạt động (ví dụ như tỷ số doanh thu trên nhân viên, doanh thu trên máy móc, giá trị phế phẩm ở từng giai đoạn sản xuất, tỷ lệ quay vòng của tài sản cố định, hệ số quay vòng của vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, v.v.)
4.2 Cung cấp thông tin đánh giá kết quả công việc
Khi doanh nghiệp có thể đưa ra các báo cáo đáng tin cậy và chi tiết ở cấp phòng ban, hoạt động của các phòng ban hoặc trưởng các phòng ban được đánh giá dựa vào khả năng họ đạt được mục tiêu lợi nhuận hoặc giảm được chi phí trong hạn mức. Điều này hỗ trợ hệ thống đánh giá kết quả công việc một cách hiệu quả.
4.3 Dự toán và lập kế hoạch tài chính
Các số liệu kế toán chi tiết và đáng tin cậy sẽ giúp doanh nghiệp lập dự toán và kế hoạch phát triển đúng đắn do họ có thể dự đoán và phân bổ chi phí một cách có cơ sở. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
5. Thuế
5.1 Giảm đáng kể rủi ro tiền phạt tránh thuế
Một hệ thống kế toán vững mạnh và việc cung cấp thống tin chính xác cho cơ quan thuế sẽ làm giảm đáng kể rủi ro liên quan đến việc tránh thuế. Thông thường thì rủi ro này sẽ tăng lên khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.
5.2 Lập kế hoạch thuế
Lập kế hoạch thuế hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các khoản thuế phải nộp bằng những cách thức hợp pháp.
6. Huy động Vốn
6.1 Giá trị phụ trội
Các nhà đầu tư vốn cổ phần sẽ chấp nhận trả giá cao hơn cho doanh nghiệp có hệ thống kế toán minh bạch, vì rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ thấp hơn khi các nhà đầu tư có thể tin tưởng vào vị thế tài chính của doanh nghiệp. Có được giá trị phụ trội là rất quan trọng khi doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, việc công bố kịp thời và chi tiết các báo cáo tài chính cũng như các thông tin hữu ích khác cũng hấp dẫn các nhà đầu tư giúp tạo ra giá trị phụ trội cho doanh nghiệp.1 Chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có giá thị trường thấp một phần do nhìn nhận của các nhà đầu tư là các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn có mức độ minh bạch thấp và các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp chưa cao.
6.2 Vay vốn ngân hàng dễ hơn
Giống như các nước khác, trong những năm tới các ngân hàng Việt Nam sẽ cho vay vốn trung và dài hạn chủ yếu dựa trên khả năng doanh nghiệp tạo ra luồng tiền trong tương lai. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nào có hệ thống kế toán minh bạch sẽ dễ dàng vay vốn ngân hàng hơn vì ngân hàng có độ tin cậy cao hơn về dự toán nguồn tiền của những doanh nghiệp này.
(Theo Mekong Capital)
1.1 Giảm sai sót nhờ quy trình kế toán rõ ràng
Những quy trình kế toán được viết rõ ràng và việc đối chiếu các số liệu kế toán thường xuyên sẽ giúp giảm bớt các giao dịch hạch toán không chính xác hoặc không nhất quán, do đó giảm thời gian phải giải quyết các sai sót này và đồng thời cung cấp số liệu kế toán đáng tin cậy hơn. Nếu các quy trình kế toán không được viết rõ ràng, phòng kế toán thường vận dụng các quy trình kế toán không nhất quán và có nhiều khả năng là các trách nhiệm không được phân công rõ ràng và thậm chí trong một số trường hợp những trách nhiệm quan trọng không được xác định, kết quả dẫn đến là một tỷ lệ hạch toán sai ở mức không cần thiết.
1.2 Số liệu đáng tin cậy hơn nhờ chính sách kế toán rõ ràng
Chính sách kế toán được xác định rõ ràng cũng giúp cung cấp số liệu kế toán đáng tin cậy vì các giao dịch và các chi phí khác nhau sẽ được hạch toán nhất quán dựa trên các chính sách kế toán chung.
1.3 Giải phóng thời gian cho cấp lãnh đạo kế toán
Các quy trình kế toán rõ ràng, trách nhiệm được phân công rõ ràng và hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp các kế toán làm việc độc lập hơn. Điều này sẽ giải phóng cho Kế toản Trưởng (hoặc Giám đốc Tài chính) khỏi các công việc hàng ngày và cho phép họ tập trung vào những công việc hay những phân tích tạo ra giá trị cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong những trường hợp mà Kế toán Trưởng (hoặc Giám đốc Tài chính) bị quá tải bởi công việc.
2. Kiểm soát nội bộ
2.1 Phát hiện gian lận và trộm cắp
Báo cáo chính xác về những tài sản như tiền, hàng tồn kho và tài sản cố định, cũng như việc đối chiếu thường xuyên giữa sổ sách của xưởng với sổ sách kế toán sẽ giúp nhanh chóng tìm ra chênh lệch giữa số trên sổ và số thực tế, do đó giúp nhanh chóng phát hiện gian lận và trộm cắp.
2.2 Tách biệt nhiệm vụ
Hệ thống kế toán tách biệt nhiệm vụ rõ ràng sẽ không cho phép một cá nhân nào vừa hạch toán, vừa xử lý tất cả các công đoạn của một nghiệp vụ và do đó sẽ giúp loại trừ sai sót hay gian lận từ phía một cá nhân riêng lẻ.
3. Hệ thống chi phí
3.1 Tìm ra nguyên nhân lãi lỗ
Một hệ thống chi phí hiệu quả như hệ thống chi phí dựa trên hoạt động cho phép doanh nghiệp biết được chi phí thực của những sản phẩm, phòng ban, khách hàng, v.v. nhất định bằng cách phẩn bổ các chi phí như điện, khấu hao, chi phí nhân công và tổng phí cho các sản phẩm, phòng ban và khách hàng đó. Điều này giúp doanh nghiệp có được hiểu biết rõ ràng về lĩnh vực nào doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị thua lỗ. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp có thể lỗ khi bán một số đơn đặt hàng nhỏ nếu tính đến tổng phí, nhưng doanh nghiệp sẽ không nhận thức được vấn đề này nếu họ không có một hệ thống chi phí hiệu quả. Do đó, nếu có một một hệ thống chi phí hiệu quả, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn như là chuyển từ các sản phẩm và khách hàng thua lỗ sang các sản phẩm và khách hàng đem lại lợi nhuận cao nhất.
3.2 Định giá hiệu quả
Một hệ thống chi phí hiệu quả như hệ thống chi phí dựa trên hoạt động sẽ cho biết giá thành của một đơn vị sản phẩm ở các mức sản xuất khác nhau, và do đó giúp doanh nghiệp định giá bán trên thị trường hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu bằng giá bán hoặc có một tỷ lệ chi phí cố định (như khấu hao) khá lớn trong tổng chi phí. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp hiểu rõ ràng về chi phí của mình, doanh nghiệp sẽ có một lợi thế cạnh tranh đáng kể khi xác định giá bán
3.3 Tìm ra lĩnh vực giảm chi phí Một hệ thống chi phí hiệu quả như hệ thống chi phí dựa trên hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các lĩnh vực (phòng ban, phân xưởng, sản phẩm, khách hàng, v.v.) có chi phí cao bất bình thường mà có thể được giảm đi đáng kể.
4. Thông tin Quản trị
4.1 Cung cấp thông tin quản trị hữu ích và cập nhật cho ban lãnh đạo doanh nghiệp
Một hệ thống kế toán vững mạnh sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho ban lãnh đạo, chẳng hạn như các báo cáo quản trị hàng tháng. Các báo cáo này giúp cho ban lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý đúng đắn, và các báo cáo này thường bao gồm các thông tin sau:
• Doanh thu và lợi nhuận chi tiết cho từng bộ phận, khách hàng, nhân viên bán hàng, sản phẩm, v.v. để giúp doanh nghiệp hiểu được nguồn gốc của lãi lỗ;
• So sánh kết quả hoạt động kinh doanh với ngân sách hoặc kế hoạch;
• Xu hướng biến động chi phí theo thời gian;
• Quản lý các tài sản lưu động như các khoản phải thu, tiền mặt và hàng tồn kho;
• Các phương pháp khác nhau để đo lường hiệu quả hoạt động (ví dụ như tỷ số doanh thu trên nhân viên, doanh thu trên máy móc, giá trị phế phẩm ở từng giai đoạn sản xuất, tỷ lệ quay vòng của tài sản cố định, hệ số quay vòng của vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, v.v.)
4.2 Cung cấp thông tin đánh giá kết quả công việc
Khi doanh nghiệp có thể đưa ra các báo cáo đáng tin cậy và chi tiết ở cấp phòng ban, hoạt động của các phòng ban hoặc trưởng các phòng ban được đánh giá dựa vào khả năng họ đạt được mục tiêu lợi nhuận hoặc giảm được chi phí trong hạn mức. Điều này hỗ trợ hệ thống đánh giá kết quả công việc một cách hiệu quả.
4.3 Dự toán và lập kế hoạch tài chính
Các số liệu kế toán chi tiết và đáng tin cậy sẽ giúp doanh nghiệp lập dự toán và kế hoạch phát triển đúng đắn do họ có thể dự đoán và phân bổ chi phí một cách có cơ sở. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
5. Thuế
5.1 Giảm đáng kể rủi ro tiền phạt tránh thuế
Một hệ thống kế toán vững mạnh và việc cung cấp thống tin chính xác cho cơ quan thuế sẽ làm giảm đáng kể rủi ro liên quan đến việc tránh thuế. Thông thường thì rủi ro này sẽ tăng lên khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.
5.2 Lập kế hoạch thuế
Lập kế hoạch thuế hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các khoản thuế phải nộp bằng những cách thức hợp pháp.
6. Huy động Vốn
6.1 Giá trị phụ trội
Các nhà đầu tư vốn cổ phần sẽ chấp nhận trả giá cao hơn cho doanh nghiệp có hệ thống kế toán minh bạch, vì rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ thấp hơn khi các nhà đầu tư có thể tin tưởng vào vị thế tài chính của doanh nghiệp. Có được giá trị phụ trội là rất quan trọng khi doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, việc công bố kịp thời và chi tiết các báo cáo tài chính cũng như các thông tin hữu ích khác cũng hấp dẫn các nhà đầu tư giúp tạo ra giá trị phụ trội cho doanh nghiệp.1 Chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có giá thị trường thấp một phần do nhìn nhận của các nhà đầu tư là các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn có mức độ minh bạch thấp và các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp chưa cao.
6.2 Vay vốn ngân hàng dễ hơn
Giống như các nước khác, trong những năm tới các ngân hàng Việt Nam sẽ cho vay vốn trung và dài hạn chủ yếu dựa trên khả năng doanh nghiệp tạo ra luồng tiền trong tương lai. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nào có hệ thống kế toán minh bạch sẽ dễ dàng vay vốn ngân hàng hơn vì ngân hàng có độ tin cậy cao hơn về dự toán nguồn tiền của những doanh nghiệp này.
(Theo Mekong Capital)