lấy đơn giá nào khi xuất khẩu theo hình thức xuất gia công

kimloc

New Member
Hội viên mới
Chào mọi người
E có câu hỏi này nhờ mọi người tư vấn giúp với ah.
Cty e là cty may gia công xuất khẩu, thường thì xuất khẩu theo 2 hình thức là xuất kinh doanh và xuất gia công.
Khi làm tờ khai xuất gia công em thấy khai với hải quan là theo đơn giá là FOB nhưng khi xuất hóa đơn thì giá CMPT. Vậy mọi người cho mình hỏi là xuất hóa đơn theo giá CMPT có hợp lý k ( vì bộ tờ khai thì chỉ có giá FOB không có hóa đơn CMPT),nhưng nếu xuất theo giá FOB thì mình lại thấy không đúng. Mong mọi người tư vấn giúp ah.
Cảm ơn mọi người nhiều.
 
Ðề: lấy đơn giá nào khi xuất khẩu theo hình thức xuất gia công

THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp đồng thời xuất trình đầy đủ với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
Riêng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 03 tháng đầu năm hoặc 03 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh (đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc trường hợp doanh nghiệp có bổ sung sản xuất những sản phẩm mới mà sản phẩm này thuộc diện phải thông báo định mức nhưng chưa được thông báo). Danh mục định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định.
Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thông báo với cơ quan thuế thì phải thông báo lại cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết. Thời hạn cuối cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm quyết toán. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Trường hợp doanh nghiệp không thông báo định mức cho cơ quan thuế đúng thời hạn quy định thì cơ quan thuế khi thanh tra, kiểm tra có quyền ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá. Việc ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá được căn cứ theo pháp luật về quản lý thuế.

Ví dụ nhỏ:
Cơ cấu món ăn:
Tuỳ theo giá cả của suất ăn mà có cơ cấu món ăn thích hợp: thông thường mỗi phần ăn sẽ là: xác định định mức hao phí nguyên vật liệu cho việc chế biến ra 1 đơn vị sản phẩm xuất ăn
Một xuất cơm sẽ là:
+ 01 Món cơm trắng=0,2 Kg =3.000
+ 01 hoặc 02 Món mặn chính =Thịt,cá: 0,05Kg=5.000
+ 01 Món xào hoặc luộc hoặc mớn canh= Rau củ quả: 0,08Kg=2.000
+Chi phí phụ: Than, củi, hoặc gas...: 2.000đ/suất
+ Nhân công phục vụ: 2.500đ/suất.
Tổng giá thành 1 xuất = 3.000+5.000+2.000+2.000+2.500= 14.500 đồng/ xuất
Vậy bán ra 15.000 đồng/ xuất = > lãi = 15.000-14.500=500 đồng/ xuất

Vậy nếu một ngày bán theo đơn đặt hàng 500 xuất thì = 500 xuất * 14.500 đồng/ xuất= 7.250.000 đồng đầu vào
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top