Lập dự phòng nợ phải thu và phương pháp hạch toán

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Nợ phải thu khó đòi là khoản nợ mà doanh nghiệp không có khả năng thu hồi được và phải xóa sổ. Đây là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị mất đi, vì vậy doanh nghiệp phải tính vào chi phí trong kỳ kinh doanh.

quy-dinh-chi-phi-du-phong.jpg

1. Dự phòng nợ phải thu khó đòi là khoản chi phí được trừ nếu đầy đủ hồ sơ

Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.19 quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“2.19.Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”

Căn cứ theo quy định trên nếu các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi có đầy đủ chứng từ và điều kiện quy định tại Điều 6, Thông tư 228/2009/TT-BTC thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 và Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nếu
  • Doanh nghiệp có khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán,
  • Được ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác;
  • Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc doanh nghiệp được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và đưa vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế nếu doanh nghiệp có khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định.

2. Mức lập dự phòng theo thông tư 228/2009/TT-BTC


Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

3. Hạch toán khoản dự phòng phải thu khó đòi

Xử lý nợ phải thu khó đòi

Hiện nay, theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam, cuối năm tài chính đầu tiên doanh nghiệp căn cứ vào quy định để xác định số nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng phải thu khó đòi và định khoản:
  • NỢ TK 642
  • CÓ TK 139
Đến cuối năn tài chính thứ n trở đi, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào quy định để xác định số nợ phải thu khó đòi, so sánh với khoản nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng ở năm trước trên số dư của TK 139.

Nếu số dự phòng phải lập của năm này nhỏ hơn số đã lập ở năm trước thì hoàn nhập dự phòng bằng định khoản:
  • NỢ TK 139
  • CÓ TK 642
Nếu số dự phòng phải lập của năm này lớn hơn số đã lập ở năm trước thì trích lập bổ sung dự phòng phải thu khó đòi bằng định khoản.
  • NỢ TK 642
  • CÓ TK 139
Khi xóa sổ nợ phải thu khó đòi thì kế toán sẽ định khoản:
  • NỢ TK 139
  • CÓ TK 131
Xử lý thu hồi được nợ phải khu khó đòi đã xóa sổ
Sau khi xóa sổ khoản nợ phải thu khó đòi nhưng thu hồi được thì sẽ tiến hành định khoản:
  • NỢ TK 111, 112
  • CÓ TK 711
Các bạn tham khảo và thực hiện nhé

Nguồn Đạt Lâm DKT tổng hợp
Vui lòng ghi rõ nguồn www.danketoan.com khi copy bài
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top