Lao động nữ mang thai cần biết những điều này (Phần 2)

Khánh Ngân Phan

New Member
Hội viên mới
co-nen-mua-bao-hiem-thai-san-khong-anh1.jpg

3. Doanh nghiệp sử dụng lao động nữ mang thai cần chú ý điều gì?

Khi doanh nghiệp sử dụng lao động là lao động nữ mang thai, ngoài việc thực hiện đúng những nội dung quy định giữa người lao động và người sử dụng lao động, doanh nghiệp còn phải đảm bảo thực hiện đúng những nội dung liên quan đến sử dụng lao động nữ trong giai đoạn thai sản như:

- Lao động nữ mang thai được tạm hoãn, đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;

- Doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ khi mang thai;

- Lao động nữ mang thai được chuyển làm công việc nhẹ hơn hay giảm bớt giờ làm việc;

- Lao động nữ mang thai không phải làm thêm giờ, đi công tác xa;

- Lao động nữ mang thai không bị xử lý kỷ luật lao động;

- Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản;

- Giải quyết chế độ thai sản theo quy định pháp luật;

- Lao động nữ được hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

4. Lao động nữ mang thai ngoài tử cung sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm như thế nào?

“Thai ngoài tử cung” là bệnh lý thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT. Do đó, trong khoảng thời gian điều trị bệnh theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, tùy từng trường hợp người lao động nữ có thể được hưởng một trong hai chế độ của Bảo hiểm Xã hội là: chế độ ốm đau do điều trị bệnh dài ngày hoặc chế độ thai sản do phá thai bệnh lý.

5. Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản bao gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì hồ sơ giải quyết chế độ thai sản gồm những giấy tờ sau:

- Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (mẫu 01B-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH).

Và tùy theo từng trường hợp cụ thể, hồ sơ còn có thêm:

a) Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:

- Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.

- Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

b) Lao động nữ sinh con:

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

- Trường hợp con chết sau khi sinh: Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

- Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.

- Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

- Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.

- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì có thêm bản sao của Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì Mục đích nhân đạo theo quy định (Mẫu số 06 của Nghị định 10/2015/NĐ-CP); văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi: Bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

d) Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

- Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

- Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

e) Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

f) Lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: hồ sơ như đối với trường hợp số 4 nêu trên.

(Chế độ hưởng trợ cấp một lần khi sinh con áp dụng đối với lao động nam tham gia BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (chỉ có cha tham gia BHXH) hoặc lao động nam là chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con).

6. Theo Khoản 3 Điều 186 của BLLĐ 2012: “Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định” bao gồm những đối tượng NLĐ nào? Mức trả là bao nhiêu %, trường hợp than sản được BHXH thanh toán thì doanh nghiệp có phải trả thêm 01 khoản nữa không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành dưới Luật thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH.

Căn cứ Khoản 3, Điều 186 Bộ Luật lao động 2012 quy định với NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Như vậy, các trường hợp không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động phải thanh toán thêm cùng kỳ trả lương một mức tương đương khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN (theo tỷ lệ % thuộc nghĩa vụ đơn vị) cho NLĐ theo quy định tại Khoản 3 Điều 186 Bộ Luật lao động 2012.

Trường hợp thời gian nghỉ thai sản được cơ quan BHXH thanh toán thì doanh nghiệp không phải trả thêm các khoản này.

(Theo Hội nghị đối thoại doanh nghiệp – chính quyền TP. HCM ngày 30/5/2019)
Anh/Chị có thể xem lại phần 1 của bài viết tại đây.
Theo Thư Viện Pháp Luật
 

Đính kèm

  • HỒ SƠ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN.pdf
    263.6 KB · Lượt xem: 15

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top