Làm thế nào để chuyển nhượng BĐS khi mất năng lực hành vi?

tiger2774

Dễ thương nhất DKT
Hội viên mới
Hi mọi người,

Tiger đang gặp 1 tình huống nan giải, nhờ mọi người chỉ dẫn hỉ

Tình huống

Có 1 gia đình ở Dalat, sau khi ly hôn, án tòa có tuyên ngôi nhà số...thuộc quyền sở hữu của người vợ + người con. Nhưng trong đó có điều khoản bắt buộc: người con phải từ 25 tuổi trở lên mới được quyền quyết định về phần thừa kế của mình. Nay người vợ bị tai nạn giao thông dẫn đến mất năng lực hành vi và người con thì chưa đến 25 tuổi. Họ thì rất cần tìên để chữa bệnh, đã vay mượn rất nhiều bên ngoài nay không thể mượn được nữa. Chỉ còn 1 cách là bán căn nhà để lấy tiền tiếp tục chữa bệnh.

Chổ khó là không thể bán căn nhà được khi người con chưa đủ tuổi. Vậy theo luật dân sự có cách nào chỉ dẫn để tháo chổ khó này không?

Lưu ý: vẫn liên hệ được với người chồng cũ.

Mọi người cho mình ý kiến hỉ, pepsihung nếu có lên diễn đàn thì nhớ trả lời luôn nha.

TKS.:love05:
 
Ðề: Làm thế nào để chuyển nhượng BĐS khi mất năng lực hành vi?

Hi mọi người,

Tiger đang gặp 1 tình huống nan giải, nhờ mọi người chỉ dẫn hỉ

Tình huống

Có 1 gia đình ở Dalat, sau khi ly hôn, án tòa có tuyên ngôi nhà số...thuộc quyền sở hữu của người vợ + người con. Nhưng trong đó có điều khoản bắt buộc: người con phải từ 25 tuổi trở lên mới được quyền quyết định về phần thừa kế của mình. Nay người vợ bị tai nạn giao thông dẫn đến mất năng lực hành vi và người con thì chưa đến 25 tuổi. Họ thì rất cần tìên để chữa bệnh, đã vay mượn rất nhiều bên ngoài nay không thể mượn được nữa. Chỉ còn 1 cách là bán căn nhà để lấy tiền tiếp tục chữa bệnh.

Chổ khó là không thể bán căn nhà được khi người con chưa đủ tuổi. Vậy theo luật dân sự có cách nào chỉ dẫn để tháo chổ khó này không?

Lưu ý: vẫn liên hệ được với người chồng cũ.

Mọi người cho mình ý kiến hỉ, pepsihung nếu có lên diễn đàn thì nhớ trả lời luôn nha.

TKS.:love05:
Khi người con chưa đử tuổi quyết định,ngưòi mẹ thì mất năng lực hành vi dân sự.Luật dân sự và thừa kế thì em không rõ cho lém nhưng theo em ở trường hợp này có thể quyền quyết định sẽ thuộc về Ông bà ngoại(nếu còn)của thằng ku chưa đến 25t kia.Nhưng số tiền khi bán TS kia khi chi trả mọi chi phí đều phải đầy đủ chứng từ và hợp pháp.Sau này nếu mẹ thằng ku kia tỉnh lại hoặc nó đến tuổi 25 thì giao hết số còn lại.
 
Ðề: Làm thế nào để chuyển nhượng BĐS khi mất năng lực hành vi?

1-Bản án của toà có hiệu lực -> quyền sở hữu tài sản thuộc mẹ+con

2-Mẹ mấy hành vi dân sự -> con quyết; con chưa quyết được -> người giám hộ của con
 
Ðề: Làm thế nào để chuyển nhượng BĐS khi mất năng lực hành vi?

1-Bản án của toà có hiệu lực -> quyền sở hữu tài sản thuộc mẹ+con

2-Mẹ mấy hành vi dân sự -> con quyết; con chưa quyết được -> người giám hộ của con

Vậy người giám hộ của con là ai?
 
Ðề: Làm thế nào để chuyển nhượng BĐS khi mất năng lực hành vi?

Hi mọi người,

Tiger đang gặp 1 tình huống nan giải, nhờ mọi người chỉ dẫn hỉ

Tình huống

Có 1 gia đình ở Dalat, sau khi ly hôn, án tòa có tuyên ngôi nhà số...thuộc quyền sở hữu của người vợ + người con. Nhưng trong đó có điều khoản bắt buộc: người con phải từ 25 tuổi trở lên mới được quyền quyết định về phần thừa kế của mình. Nay người vợ bị tai nạn giao thông dẫn đến mất năng lực hành vi và người con thì chưa đến 25 tuổi. Họ thì rất cần tìên để chữa bệnh, đã vay mượn rất nhiều bên ngoài nay không thể mượn được nữa. Chỉ còn 1 cách là bán căn nhà để lấy tiền tiếp tục chữa bệnh.

Chổ khó là không thể bán căn nhà được khi người con chưa đủ tuổi. Vậy theo luật dân sự có cách nào chỉ dẫn để tháo chổ khó này không?

Lưu ý: vẫn liên hệ được với người chồng cũ.

Mọi người cho mình ý kiến hỉ, pepsihung nếu có lên diễn đàn thì nhớ trả lời luôn nha.

TKS.:love05:

Mình có một vài ý kiến như sau:

1. Thứ nhất đề bài đã sử dụng chưa đúng khái niệm " thừa kế". Trong Luật DS thừa kế được chỉ việc một người hưởng di sản của một người chết để lại.

2. Giả định là bản án đã có hiệu lực pháp luật ( không bị kháng cáo, kháng nghị) tài sản là ngôi nhà được xác định là thuộc quyền sở hữu của mẹ + con. ( Về mặt thực tiễn cần làm thủ tục xác nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà).

3. Cần xác định đứa con hiện nay bao nhiêu tuổi. Theo Điều 18 Bô Luật DS , người từ đủ 18 tuổi trở nên là người thành niên. Nếu là người thành niên thì người con có quyền quyết định về TS của mình một cách độc lập vì đả có năng lực hành vi DS đầy đủ ( Điều 19 Bộ Luật DS). ( Mình nghĩ trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, có lẽ cơ quan quản lý nhà nước sẽ không ghi điều kiện 25 tuổi mới được định đoạt ngôi nhà).

4. Việc người vợ bị tai nạn giao thông dẫn đến mất năng lực hành vi theo như đề bài đề cập, cần phải xem lại. Bởi vì theo Điều 22 của Bộ Luật DS, chỉ khi Tòa án có quyết định tuyên bố mngười vợ mất năng lực hành vi dân sự, thì về mặt pháp lý người vợ mới chính thức được xem là mất năng lực hành vi dân sự. nếu không có quyết định này, thì người vợ vẫn được xem là có năng lực hành vi dân sự, vẫn quyết định được việc bán nhà của mình.

5. Nếu người vợ chưa mất năng lực hành vi DS và người con chưa thành niên, thì người vợ (mẹ) sẽ là người đại diện theo pháp luật của người con theo quy định tại điều 141 Bộ luật DS. Trong trường hợp này người mẹ (vợ) có thể đại diện người con trong việc bán căn nhà. ( Điều 20/Điều 21 Bộ luật DS).

6.Trong trường hợp người mẹ mất năng lực hành vi dân sự bằng một quyết định của Tòa án, và người con chưa thành niên. Thì người chồng ( cha) của đứa con sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con ( theo điều 141 Bộ luật DS. Cần lưu ý theo bản án ly hôn thì người vợ và chồng trước đây không được xem là vợ chồng của nhau nữa, nhưng người con thì vẫn là con của cha mẹ chúng). Riêng người mẹ mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ đương nhiên của người mẹ ( vợ) sẽ là cha, mẹ của người vợ tức là ông ngoại hoặc bà ngoại của người con ( Điều 62 Bộ Luật DS).

Trong trường hợp này để bán căn nhà thì Ông, Bà ngoại sẽ cùng với người con rể cũ ( chồng cũ của vợ)cùng tiến hành làm thủ tục để bán căn nhà.
Về mặt thực tiễn cần làm các thủ tục để xác nhận tư cách đại diện theo pháp luật, tư cách giám hộ đương nhiên tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền


Hy vọng ý kiến này giúp được bạn đôi chút.
 
Ðề: Làm thế nào để chuyển nhượng BĐS khi mất năng lực hành vi?

2. Giả định là bản án đã có hiệu lực pháp luật ( không bị kháng cáo, kháng nghị) tài sản là ngôi nhà được xác định là thuộc quyền sở hữu của mẹ + con. ( Về mặt thực tiễn cần làm thủ tục xác nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà).

Đúng. Án tòa tuyên cách đây lâu rồi, không có kháng cáo hay kháng nghị.

3. Cần xác định đứa con hiện nay bao nhiêu tuổi. Theo Điều 18 Bô Luật DS , người từ đủ 18 tuổi trở nên là người thành niên. Nếu là người thành niên thì người con có quyền quyết định về TS của mình một cách độc lập vì đả có năng lực hành vi DS đầy đủ ( Điều 19 Bộ Luật DS). ( Mình nghĩ trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, có lẽ cơ quan quản lý nhà nước sẽ không ghi điều kiện 25 tuổi mới được định đoạt ngôi nhà).

Đứa con năm nay 19 tuổi. Nhưng theo ràng buộc của quyết định sơ thẩm, đứa con phải từ 25 tuổi trở lên mới có quyền định đoạt (bán, cho, tặng)

4. Việc người vợ bị tai nạn giao thông dẫn đến mất năng lực hành vi theo như đề bài đề cập, cần phải xem lại. Bởi vì theo Điều 22 của Bộ Luật DS, chỉ khi Tòa án có quyết định tuyên bố mngười vợ mất năng lực hành vi dân sự, thì về mặt pháp lý người vợ mới chính thức được xem là mất năng lực hành vi dân sự. nếu không có quyết định này, thì người vợ vẫn được xem là có năng lực hành vi dân sự, vẫn quyết định được việc bán nhà của mình.

Mất năng lực hành vi ở đây là do mình tự thấy (bà ấy sống thực vật). Nếu nhờ đến cơ quan chức năng giám định thì chắc chắn kết quả sẽ như thế. Sau khi ly hôn, bà ấy vẫn có đầy đủ năng lực hành vi.


6.Trong trường hợp người mẹ mất năng lực hành vi dân sự bằng một quyết định của Tòa án, và người con chưa thành niên. Thì người chồng ( cha) của đứa con sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con ( theo điều 141 Bộ luật DS. Cần lưu ý theo bản án ly hôn thì người vợ và chồng trước đây không được xem là vợ chồng của nhau nữa, nhưng người con thì vẫn là con của cha mẹ chúng). Riêng người mẹ mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ đương nhiên của người mẹ ( vợ) sẽ là cha, mẹ của người vợ tức là ông ngoại hoặc bà ngoại của người con ( Điều 62 Bộ Luật DS).

Trong trường hợp này để bán căn nhà thì Ông, Bà ngoại sẽ cùng với người con rể cũ ( chồng cũ của vợ)cùng tiến hành làm thủ tục để bán căn nhà.
Về mặt thực tiễn cần làm các thủ tục để xác nhận tư cách đại diện theo pháp luật, tư cách giám hộ đương nhiên tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền


Hy vọng ý kiến này giúp được bạn đôi chút.

Vậy trong trường hợp này, ông bà ngoại, chồng cũ và người con đồng thời đứng ra bán căn nhà được không vậy pepsihung?

Ps: trường hợp này tiger cần biết và có hướng giải quyết gấp, vì người con không còn khả năng về tài chính để lo cho mẹ nữa.
 
Ðề: Làm thế nào để chuyển nhượng BĐS khi mất năng lực hành vi?

Đúng. Án tòa tuyên cách đây lâu rồi, không có kháng cáo hay kháng nghị.



Đứa con năm nay 19 tuổi. Nhưng theo ràng buộc của quyết định sơ thẩm, đứa con phải từ 25 tuổi trở lên mới có quyền định đoạt (bán, cho, tặng)



Mất năng lực hành vi ở đây là do mình tự thấy (bà ấy sống thực vật). Nếu nhờ đến cơ quan chức năng giám định thì chắc chắn kết quả sẽ như thế. Sau khi ly hôn, bà ấy vẫn có đầy đủ năng lực hành vi.






Vậy trong trường hợp này, ông bà ngoại, chồng cũ và người con đồng thời đứng ra bán căn nhà được không vậy pepsihung?

Ps: trường hợp này tiger cần biết và có hướng giải quyết gấp, vì người con không còn khả năng về tài chính để lo cho mẹ nữa.

Biết là mất thời gian nhưng người Mẹ phải được Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi thì về mặt pháp lý ông Ngoại, Bà Ngoại mới có thể thay mặt người Mẹ trong việc xác lập giao dịch bán nhà được. Mình nghĩ Chính quyền địa phương, Tòa án sẽ giúp đỡ làm thủ tục nhanh chóng nếu những người có liên quan trình bày hoàn cảnh rõ ràng.

Mình nghĩ là Tiger có thể giải quyết theo hướng mình đề xuất: Chồng cũ + Ông nGoại , Bà Ngoại cùng tiến hành làm thủ tục bán nhà.

Trên thực tế, giao dịch nhà đất là một giao dịch phức tạp, thủ tục nhiêu khê..Nếu cần tiến hành gấp thì phải nhờ dịch vụ làm thì mới nhanh được. Tuy nhiên khi bạn nắm vấn đề pháp lý cơ bản rồi, thì sẽ không sợ phía dịch vụ họ " VẼ VỜi". Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề.
 
Ðề: Làm thế nào để chuyển nhượng BĐS khi mất năng lực hành vi?

....

Mình nghĩ là Tiger có thể giải quyết theo hướng mình đề xuất: Chồng cũ + Ông Ngoại , Bà Ngoại cùng tiến hành làm thủ tục bán nhà.

....

Có cần chữ ký của đứa con không vậy pepsihung?

Ở chổ này xem như ông bà ngoại là người giám hộ cho người mẹ, còn vai trò người chồng là gì vậy?

Sổ đỏ, sổ hồng đều đứng tên của người vợ + đứa con, vậy khi làm thủ tục chuyển nhượng BDS thì bắt đầu từ đâu trước nhỉ?
 
Ðề: Làm thế nào để chuyển nhượng BĐS khi mất năng lực hành vi?

Có cần chữ ký của đứa con không vậy pepsihung?

Ở chổ này xem như ông bà ngoại là người giám hộ cho người mẹ, còn vai trò người chồng là gì vậy?

Sổ đỏ, sổ hồng đều đứng tên của người vợ + đứa con, vậy khi làm thủ tục chuyển nhượng BDS thì bắt đầu từ đâu trước nhỉ?

Bạn coi thử trên sổ đỏ có ghi là đứa con 25 tuổi mới được định đoạt ngôi nhà hay không? Nếu không thì bạn cứ " vờ" để đứa con ký bán cùng với ông Bà ngoại.

Nếu bị vướng thì người cha khi tham gia sẽ là đại diện theo pháp luật của con ( Điều 141- Tuy nhiên có thể bị bắt bẻ vì con đã thành niên. Luật quy định cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật cho con trong trường hợp con chưa thành niên. Còn đã thành niên thì con tự quyết. Bản án của Tòa hơi bị lạ!!!) hoặc

còn một cách khác "NÉ " là người con làm giấy ủy quyền cho một người nào đó định đoạt ngôi nhà của mình ( Không xuất hiện trong giao dịch bán nhà, chỉ xuất hiện trong giao dịch ủy quyền). Ông Bà ngoại và người được người con ủy quyền sẽ tiến hành thủ tục bán nhà tại phòng công chứng cùng với người mua.

CHúc bạn thành công!
 
Ðề: Làm thế nào để chuyển nhượng BĐS khi mất năng lực hành vi?

Bạn coi thử trên sổ đỏ có ghi là đứa con 25 tuổi mới được định đoạt ngôi nhà hay không? Nếu không thì bạn cứ " vờ" để đứa con ký bán cùng với ông Bà ngoại.

Nếu bị vướng thì người cha khi tham gia sẽ là đại diện theo pháp luật của con ( Điều 141- Tuy nhiên có thể bị bắt bẻ vì con đã thành niên. Luật quy định cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật cho con trong trường hợp con chưa thành niên. Còn đã thành niên thì con tự quyết. Bản án của Tòa hơi bị lạ!!!) hoặc

còn một cách khác "NÉ " là người con làm giấy ủy quyền cho một người nào đó định đoạt ngôi nhà của mình ( Không xuất hiện trong giao dịch bán nhà, chỉ xuất hiện trong giao dịch ủy quyền). Ông Bà ngoại và người được người con ủy quyền sẽ tiến hành thủ tục bán nhà tại phòng công chứng cùng với người mua.

CHúc bạn thành công!

Cảm ơn tư vấn của pepsihung. Cho tiger hỏi câu này: nếu ông bà ngoại đứng ra thì có cần tòa tuyên người vợ mất năng lực hành vi hay không vậy?

Dòng màu đỏ: đây là sự thỏa thuận giữa người chồng và người vợ trước ly hôn thôi, tòa đâu có quyền tuyên chuyện này.
 
Ðề: Làm thế nào để chuyển nhượng BĐS khi mất năng lực hành vi?

Cảm ơn tư vấn của pepsihung. Cho tiger hỏi câu này: nếu ông bà ngoại đứng ra thì có cần tòa tuyên người vợ mất năng lực hành vi hay không vậy?

Dòng màu đỏ: đây là sự thỏa thuận giữa người chồng và người vợ trước ly hôn thôi, tòa đâu có quyền tuyên chuyện này.

Ông Bà ngoại giám hộ cho người vợ vẫn bắt buộc Tòa phải ra quyết định người vợ mất năng lực hành vi. Nếu không có quyết định này thì về mặt pháp lý người vợ vẫn có năng lực hành vi thì làm sao Ông Bà Ngoại làm người giám hộ được.

"đây là sự thỏa thuận giữa người chồng và người vợ trước ly hôn thôi, tòa đâu có quyền tuyên chuyện này". Luật DS tôn trọng sự thoả thuận của các bên nhưng sự thoả thuận không được trái luật. Thoả thuận này đã trái luật vì hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của người con khi đã thành niên ( Theo Điều 17, 19 Luật DS). Thực tế tòa sơ thẩm tuyên tầm bậy cũng nhiều lắm, bị Tòa phúc thẩm tuyên hủy cũng nhiều...Thành ra không phải lúc nào Tòa tuyên cũng đúng đâu!!! Cần lưu ý khái niệm giám hộ và đại diện theo pháp luật là khác nhau theo Luật DS.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top