Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

kimbinh093

Member
Hội viên mới
Chào mọi người, chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.
Cho em hỏi, lãi ngân hàng thì nên đưa vào Có TK 515 nhưng có người nói với em lãi ngân hàng hạch toán:
Nợ TK 112
Có TK 635
điều đó có đúng không?
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

mình nghĩ là sai bạn ơi.vì lãi NH là doanh thu tài chính thì phải 515
khi nhận lã:
Nợ TK 111.112
Có Tk 515
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

nhận lãi tiền gửi ngân hàng
N111/112
C515
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

thông thường khi công ty mở tài khoản của ngân hàng để giao dịch với khách hàng, tiền lãi sinh ra theo mình sẽ đưa vào doanh thu khác,
nợ 112
có 711
các bạn có thể tham khảo thêm trong các VAS xem,mình không nhầm trong đó có hướng dẫn hay sao í(dọc qua có lần à)
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

tuỳ theo hình thức nhận tiền lãi có thể bằng tiền mặt, hoặc tăng số tiền gửi để hạch toán. Số tiền lãi này đưa vào hoạt động tài chính, ko phải đưa vào doanh thu khác đâu.
Nợ 111/112
Có 515
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

không đúng đâu bạn ạ
hạch toán vào tài khoản
Nợ tk 112
có tk 515
chúc bạn thành công:dangyeu:
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

thông thường khi công ty mở tài khoản của ngân hàng để giao dịch với khách hàng, tiền lãi sinh ra theo mình sẽ đưa vào doanh thu khác,
nợ 112
có 711
các bạn có thể tham khảo thêm trong các VAS xem,mình không nhầm trong đó có hướng dẫn hay sao í(dọc qua có lần à)

tiền lãi sinh ra theo mình sẽ đưa vào doanh thu khác,. Sao lại vậy nhỉ?
Bạn đọc VAS nào nói cho mình để mình đọc tham khảo xem sao
-----------------------------------------------------------------------------------------
mình nghĩ là sai bạn ơi.vì lãi NH là doanh thu tài chính thì phải 515
khi nhận lã:
Nợ TK 111.112
Có Tk 515

Người đó nói với mình rằng: Khi nộp lãi vào ngân hàng thì ghi Nợ 635 thì khi nhận lãi sẽ hạch toán ngược lại đó là điều hợp lý. Nên mình muốn hỏi ý kiến mọi người xem sao.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

tiền lãi sinh ra theo mình sẽ đưa vào doanh thu khác,. Sao lại vậy nhỉ?
Bạn đọc VAS nào nói cho mình để mình đọc tham khảo xem sao
-----------------------------------------------------------------------------------------


Người đó nói với mình rằng: Khi nộp lãi vào ngân hàng thì ghi Nợ 635 thì khi nhận lãi sẽ hạch toán ngược lại đó là điều hợp lý. Nên mình muốn hỏi ý kiến mọi người xem sao.

hì bạn đọc VAS số 14 nha "doanh thu và thu nhập khác"
để mình giải thích tại sao khi lãi nộp vào ngân hàng được hạch toán vào 635 nhé. bởi vì khi công ty bạn vay vốn ngân hàng để đầu tư vào một dự án đầu tư nào đó,có nghĩa là khoản tiền này được vay với mục dích kinh doanh của doanh nghiệp, nó được xem như 1 khoản đầu tư tài chính của công ty do vậy chi phí phát sinh liên quan được hạch toán vào 635, còn khi công ty bạn gửi tiền vào ngân hàng không có mục đích kiếm lời từ tiền gửi mà mục đích để thực hiện giao dịch với khách hàng(đồng thời nó cũng ko nằm trong nội dung hoạt động kinh doanh của DN khi đăng kí KD) do vậy lãi phát sinh từ khoản này được coi như là thu nhập khác của DN vậy!
bạn nào có cao kiến hơn chỉ giáo giúp mình nhé
và các điều kiện để được ghi nhận là doanh thu
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

Chào mọi người, chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.
Cho em hỏi, lãi ngân hàng thì nên đưa vào Có TK 515 nhưng có người nói với em lãi ngân hàng hạch toán:
Nợ TK 112
Có TK 635
điều đó có đúng không?
Em ơi! Lãi ngân hàng ở đây em nói là lãi tiền vay hay lãi tiền gởi.
Nếu là lãi tiền vay thì hạch toán :
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112
Còn nếu là lãi tiền gởi thì hạch toán :
Nợ các TK 111, 112
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

Chào mọi người, chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.
Cho em hỏi, lãi ngân hàng thì nên đưa vào Có TK 515 nhưng có người nói với em lãi ngân hàng hạch toán:
Nợ TK 112
Có TK 635
điều đó có đúng không?

tài khoản 635 là chi phí tài chính ,còn tiền lãi gửi ngân hàng là doanh thu từ hoạt động tài chính nên bạn làm đúng rồi đó
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

hì bạn đọc VAS số 14 nha "doanh thu và thu nhập khác"
để mình giải thích tại sao khi lãi nộp vào ngân hàng được hạch toán vào 635 nhé. bởi vì khi công ty bạn vay vốn ngân hàng để đầu tư vào một dự án đầu tư nào đó,có nghĩa là khoản tiền này được vay với mục dích kinh doanh của doanh nghiệp, nó được xem như 1 khoản đầu tư tài chính của công ty do vậy chi phí phát sinh liên quan được hạch toán vào 635, còn khi công ty bạn gửi tiền vào ngân hàng không có mục đích kiếm lời từ tiền gửi mà mục đích để thực hiện giao dịch với khách hàng(đồng thời nó cũng ko nằm trong nội dung hoạt động kinh doanh của DN khi đăng kí KD) do vậy lãi phát sinh từ khoản này được coi như là thu nhập khác của DN vậy!
bạn nào có cao kiến hơn chỉ giáo giúp mình nhé
và các điều kiện để được ghi nhận là doanh thu

Mình vừa đọc xong VAS số 14 nha "doanh thu và thu nhập khác"
-Bạn nói rằngLãi phát sinh từ khoản này được coi như là thu nhập khác của DN
Ở đó chỉ ra rằng TK 711: Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
- Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;
- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;
- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;
- Các khoản thu khác.
31. Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
32. Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được.
33. Khoản nợ phải trả nay mất chủ là khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại.
Và mình không thấy điều bạn nói ở TK 711.
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

thông thường khi công ty mở tài khoản của ngân hàng để giao dịch với khách hàng, tiền lãi sinh ra theo mình sẽ đưa vào doanh thu khác,
nợ 112
có 711
các bạn có thể tham khảo thêm trong các VAS xem,mình không nhầm trong đó có hướng dẫn hay sao í(dọc qua có lần à)

quyết định 15 quy định là hạch toán vào 515 anh ạ,
Người đó nói với mình rằng: Khi nộp lãi vào ngân hàng thì ghi Nợ 635 thì khi nhận lãi sẽ hạch toán ngược lại đó là điều hợp lý. Nên mình muốn hỏi ý kiến mọi người xem sao.
người đó sai rồi, khi nộp lãi vào ngân hàng thì ghi nợ tk 635, còn ghi ngược lại tức là ghi có tk635 trong trường hợp hạch toán giảm tiền lãi phải nộp thôi, ví dụ như do hạch toán nhầm, được ngân hàng giảm trừ....
:odau:
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

câu hỏi của bạn lãi tiền vay hay lãi tiền gởi. bạn nên đưa ra câu hỏi cụ thể hơn. Tôi xin bổ sung thêm ý kiến về vấn đề này:
Nếu lãi tiền vay để đầu tư mới TSCD, thì xảy ra 2 khả năng, như sau:
-Nếu TSCD chưa được đưa vào sử dụng, chưa phát sinh doanh thu thì lãi tiền vay được hạch toán vào TSCD (Nợ 211, có TK "tiền"_vốn hoá)
-Nếu TSCD đó đã được đưa vào sử dụng, đã phát sinh doanh thu thì hạch toán vào chi phí phát sinh trong kỳ( nợ TK635, có TK"tiền"
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

Chào mọi người, chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.
Cho em hỏi, lãi ngân hàng thì nên đưa vào Có TK 515 nhưng có người nói với em lãi ngân hàng hạch toán:
Nợ TK 112
Có TK 635
điều đó có đúng không?
Mình không làm phần này nhưng mình được học thì trả lãi cho ngân hàng mới dùng tk 635, còn nhận lãi thì dùng tk 515
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

1. Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112, 141,. . .

2. Khi bán vốn góp liên doanh, bán vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết mà giá bán nhỏ hơn giá trị vốn góp (lỗ), ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Giá bán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Có TK 222 - Vốn góp liên doanh
Có TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết.

3. Khi nhận lại vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, nhận lại vốn góp vào công ty con, công ty liên kết mà giá bán nhỏ hơn giá trị vốn góp, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 156, 211,. . . (Giá trị tài sản được chia)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Có TK 222 - Vốn góp liên doanh
Có TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết.

4. Các chi phí phát sinh cho hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112, 141,. . .

5. Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn của các loại chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn hiện có, tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn:
- Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn đã lập năm trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
- Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn đã lập năm trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch phải được hoàn nhập, ghi giảm chi phí tài chính:
Nợ TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
Nợ TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 635 - Chi phí tài chính

6. Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ được hưởng do thanh toán trước hạn phải thanh toán theo thoả thuận khi mua, bán hàng, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 131, 111, 112,. . .

7. Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ của hoạt động kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 111 (1111), 112 (1121) (Theo tỷ giá bán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Khoản lỗ - Nếu có)
Có các TK 111(1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán).

8. Trường hợp đơn vị phải thanh toán định kỳ lãi tiền vay cho bên cho vay, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK các TK 111, 112,. . .

9. Trường hợp đơn vị trả trước lãi tiền vay cho bên cho vay, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Nếu trả trước ngắn hạn lãi tiền vay)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu trả trước dài hạn lãi tiền vay)
Có các TK 111, 112,. . .
Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

10. Trường hợp vay trả lãi sau, định kỳ, khi tính lãi tiền vay phải trả từng kỳ, nếu được tính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
- Hết thời hạn vay, khi đơn vị trả gốc vay và lãi tiền vay dài hạn, ghi:
Nợ TK 341 - Vay dài hạn (Gốc vay dài hạn còn phải trả)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Lãi tiền vay)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lãi tiền vay của kỳ đáo hạn)
Có các TK 111, 112,. . .

11. Trường hợp doanh nghiệp thanh toán định ký tiền lãi thuê của TSCĐ thuê tài chính, khi bên thuê nhận được hoá đơn thanh toán của bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả từng kỳ)
Có các TK 111, 112 (Nếu trả tiền ngay)
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Nếu nhận nợ).

12. Khi mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:
Nợ các TK 211, 213 (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn {Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (Nếu được khấu trừ)}
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
Định kỳ, tính vào chi phí tài chính theo số lãi mua hàng trả chậm, trả góp phải trả, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

13. Khi trả lãi trái phiếu định kỳ tính vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112,. . . (Số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ).

14. Nếu trả lãi trái phiếu sau (Khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,. . .

15. Định kỳ, phân bổ lãi trái phiếu trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước) (Số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ).

16. Khi phát sinh chi phí phát hành trái phiếu có giá trị nhỏ, tính ngay vào chi phí trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112,. . .

17. Khi phát sinh chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn, phải phân bổ dần, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết chi phí phát hành trái phiếu)
Có các TK 111, 112,. . .
Định kỳ, phân bổ chi phí phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Phần phân bổ chi phí phát hành trái phiếu trong kỳ)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết chi phí phát hành trái phiếu).

18. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu hoặc phụ trội để huy động vốn vay dùng vào hoạt động SXKD, định kỳ khi tính chi phí lãi vay vào chi phí SXKD trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112,. . . (Nếu trả lãi vay định kỳ)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phân bổ chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu trả trước dài hạn chi phí đi vay)
Có TK 335 - Chi phí trả trước (Trích trước chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu chi phí đi vay trả sau).
- Nếu phát hành trái phiếu có chiết khấu, định kỳ, khi phân bổ chiết khấu trái phiếu từng kỳ ghi vào chi phí đi vay, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu (Số phân bổ chiết khấu trái phiếu từng kỳ).
- Nếu phát hành trái phiếu có phụ trội, định kỳ, khi phân bổ phụ trội trái phiếu từng kỳ ghi giảm chi phí đi vay, ghi:
Nợ TK 3433 - Phụ trội trái phiếu
Có TK 635 - Chi phí tài chính.

19. Đối với doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh khi mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ nếu tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng hoặc tỷ giá giao dịch thực tế nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của TK 111, 112, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642, 133,. . . (Theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng hoặc tỷ giá giao dịch thực tế)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 111, 112).

20. Khi thanh toán nợ phải trả (Nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ,. . .) bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán các tài khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK 111, 112, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,. . . (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 111, 112).

21. Khi thu được tiền Nợ phải thu bằng ngoại tệ (Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,. . .), nếu tỷ giá trên sổ kế toán của các TK Nợ phải thu lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (l122) (Tỷ giá bình quân liên ngân hàng hoặc tỷ giá giao dịch thực tế)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (Tỷ giá trên sổ kế toán TK 131, 136, 138).

22. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh, kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh vào chi phí tài chính (Nếu sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ, bên Có TK 4131 nếu TK 4131 có số dư Nợ) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

23. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào sản xuất, kinh doanh, khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng (Giai đoạn trước hoạt động), kết chuyển số dư bên Nợ TK 4132 (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái) của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (Giai đoạn trước hoạt động) tính ngay vào chi phí tài chính hoặc kết chuyển sang TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” (Số lỗ tỷ giá) để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái) (Nếu ghi ngay vào chi phí tài chính)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Lỗ tỷ giá hối đoái)(Nếu phân bổ dần)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).
- Định kỳ, khi phân bổ dần lỗ tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (Giai đoạn trước hoạt động), ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

24. Khi bán các chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, mà giá bán nhỏ hơn giá vốn, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Giá bán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số chênh lệch giữa giá vốn lớn hơn giá gốc)
Có các TK 121, 228.

25. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 - Chi phí tài chính.
Đây là những nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 635 bạn nhé còn lãi tiền gửi ngân hàng thì ghi Có tk 515

visit.gif
visit.gif
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

Chào mọi người, chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.
Cho em hỏi, lãi ngân hàng thì nên đưa vào Có TK 515 nhưng có người nói với em lãi ngân hàng hạch toán:
Nợ TK 112
Có TK 635
điều đó có đúng không?
lỗ hoạt động tài chính mới cho vào 635, còn lãi ngân hàng thì cho vào 515 b ạ
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

tiện thể mình hỏi chút nếu cuối kỳ hạch toán mà ngọi tệ giảm thì định khoản như nao`
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

tiện thể mình hỏi chút nếu cuối kỳ hạch toán mà ngọi tệ giảm thì định khoản như nao`

câu hỏi của bạn hơi khó hiểu,có phải bạn muốn nói đến việc cuối kỳ kế toán mà tỷ giá ngoại tệ giảm? theo quyết định 15 thì đối với doanh nghiệp có ngoại tệ tại quỹ tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng thì sẽ phải thực hiện đánh giá lại số dư tk ngoại tệ theo tỷ giá gd bình quân liên ngân hàng do nhà nước công bố tại thời điểm ngày cuối kỳ. hạch toán:
-lãi :tỷ giá bình quân cao hơn tỷ giá ghi sổ
Nợ tk 1112,1122: chênh lệch tỷ giá hối đoái
có tk 413
-lỗ :tỷ giá bình quân thấp hơn tỷ giá ghi sổ
Nợ tk 413
có tk 1112,1122 :odau:
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

mình nghĩ là sai bạn ơi.vì lãi NH là doanh thu tài chính thì phải 515
khi nhận lã:
Nợ TK 111.112
Có Tk 515

Chưa hiểu câu hỏi thì phải? Lãi phải trả ngân hàng hạch toán: Nợ 635, Có 112 là đúng rồi còn gì?
 
Ðề: Lãi ngân hàng cho vào 635 có đúng không?

hầu như mình đều thấy lãi tiền gửi thì chỉ cho vào Có TK 515 thui.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top