KTTC1 - C9 - TL Tài sản cố định: Sử dụng và tổn thất 2

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
BT 9.8: Doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh hàng chịu thuế GTGT, tính thuế theo phương pháp khấu trừ có tình hình về TSCĐ hữu hình trong tháng 9/N: (đơn vị tính: đồng)

- Ngày 5/9 mua trả góp một TSCĐ về sử dụng ngay tại phân xưởng sản xuất với giá mua trả góp chưa thuế GTGT: 102.000.000 (trong đó lãi trả góp 12.000.000), thuế GTGT 5%. Doanh nghiệp chi tiền mặt trả đợt đầu 14.500.000 ngay khi nhận tài sản. Số Còn lại trả góp trong 12 tháng bắt đầu từ tháng sau TSCĐ có thời gian trích khấu hao 5 năm.

- Ngày 14/9 được tặng một TSCĐ, theo Hội đồng nhận tài sản, giá trị hợp lý là 56.000.000. ước tính sử dụng được 3 năm, chi phí nhân và vận chuyển về thanh toán từ tiền tạm ứng nhân viên đi nhận là 420.000, trong đó thuế GTGT: 20.000. TSCĐ này chưa đưa vào sử dụng

- Ngày 18 9 đem một TSCĐ trao đổi ngang giả thanh toán với một TSCĐ không tương tự: 15CD đem trao đổi đang dùng tại bộ máy quản lý DN, có nguyên giá 172.800.000, đã khẩu bao 50 400.000, thời gian trích khấu hao 4 năm, giá trao đổi chưa thuế GIỚI 129.600.000, thuế GTGT 10%. TSCĐ nhận về có cùng mức thuế suất GTGT, cùng thời gian trích khấu hao và dùng tại cửa hàng bán sản phẩm.

- Ngày 22/9 chi tiền mặt mua một TSCĐ sử dụng cho hoạt động phúc lợi từ quỹ phúc lợi, giá mua chưa thuế GTGT: 55.000.000, thuế GTGT 10%, thời hạn sử dụng ước tính 2 năm.

- Ngày 30 tỉnh và trích khấu hao TSCĐ tháng 9/ N, biết rằng:
+ DN áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng
+ Số khấu hao bình quân tháng của những TSCĐ có tại DN vào đầu tháng và đang dùng cho hoạt động kinh doanh là 32.000.000, trong đó tại bộ phận quản lý DN 12.000.000, tại cửa hàng bán sản phẩm 7.000.000, tại phân xưởng 13,000.000

Yêu cầu: Tính toán, định khoản tình hình trên

BÀI LÀM

- Ngày 5/9:

Nợ TK 211: 90.000.000
Nợ TK 133: 4.500.000
Nợ TK 242: 12.000.000
Có TK 331 106.500.000

Chi tiền trả đợt 1

Nợ TK 331: 14.500.000
Có TK 111: 14.500.000

Phân bổ chi phí lãi định kỳ hàng tháng (bắt đầu từ tháng sau)

Nợ TK 635: 1.000.000
Có TK 242: 1.000.000

Nếu DN đánh giá từ ngày mua tài sản đến cuối tháng làm phát sinh một khoản lãi đủ lớn, và quyết định cần phân bổ lãi từ tháng này, thì thời gian phân bố cần điều chỉnh là 13 tháng, lãi hàng tháng là 12.000.000/13).
Nếu đánh giá thời gian từ ngày mua đến cuối tháng phát sinh chi phi lãi không đáng kể thì có thể bắt đầu phân bố lãi từ tháng sau (Bài sửa trình bày theo hướng này)

- Ngày 14/9

Nợ TK 211: 56.000.000
Có TK 711: 56.000.000

Nợ TK 211: 400.000
Nợ TK 133: 20.000
Có 141: 420.000

- Ngày 18/9 Phản ảnh TS xuất đi do trao đổi:

Nợ 811: 122.400.000
Nợ 214: 50.400.000
Có 211: 172.800.000

Nợ 131: 142.560.000
Có 711: 129.600.000
Có 33311: 12.960.000

Phản ánh TS nhận được do trao đổi:

Nợ 211: 129.960.000
Nợ 133: 12.960.000
Có 131:142.560.000

- Ngày 22/9

Nợ 211: 60.500.000
Có 111: 60.500.000

Nợ 3532: 60.500.000
Có 3533: 60.500.000

- Ngày 30/9. Khấu hao đầu tháng:

Nợ 642: 12.000.000
Nợ 641: 7.000.000
Nợ 627: 13.000.000
Có 214: 32.000.000

- Mức khấu hao TSCĐ tăng tại phân xưởng sản xuất trong tháng 9 (tỉnh từ ngày 5 cho đến cuối tháng-ngày 30) = [90.000.000/(5 x 12 x 30)] x (30 - 5 + 1) = 1.300.000đ
- Mức khấu hao tăng TSCĐ tại của hàng trong tháng 9 (tỉnh từ ngày 18 đến cuối tháng) = [129.600.000/(4 x 12 x 30)] x (30 - 18 + 1)= 1.170.000đ
- Mức khấu hao giảm TSCĐ tại bộ phận quản lý trong tháng 9 (tỉnh từ ngày 18 đến cuối tháng) = [172.800.000/(4 x 12 x 30)] x(30 - 18 + 1) = 1.560.000đ
- Mức KH tăng của tài sản chưa sử dụng (tính từ ngày 14 đến ngày cuối tháng); tài sản đã hình thành, đang chờ sử dụng cũng tính khấu hao, tính vào chi phí khác = 56.400.000/(3 x 12 x 30) x (30 - 14 + 1) = 887.778

Nợ 641 8.170.000 = 7.000.000 + 1.170.000
Nợ 642 = 10.440.000 = 12.000.000 - 1.560.000
Nợ 627 = 14.300.000 = 13.000.000 +1.300.000
Nợ 811 = 887.778
Có 214 = 33.797.778
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top