KTTC1 - C9 - Tài sản cố định: Sử dụng và tổn thất

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Theo thông lệ quốc tế

I. Khấu hao(Depreciation, depletion, amortization)
1. Tổng quan về phân bổ giá trị tài sản (cost allocation)

Giá trị của TSCĐ sẽ được phân bố vào chi phí trong suốt thời gian nó mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu.
- TSCĐ phục vụ cho sản xuất, chi phí khấu hao được tính vào giá gốc của hàng tồn kho (thành phẩm).
- TSCĐ không phục vụ cho sản xuất, chi phí khấu hao được trình bày như là chi phí trong Báo cáo kết quả hoạt động.

2. Đo lường việc phân bố giá trị tài sản
- Đời sống hữu ích (service life / useful life):
có thể tính bằng thời gian hoặc sản lượng. Thời gian hữu ích của một TSCĐ hữu hình có thể nhỏ hơn thời gian vật chất. Thời gian pháp lý hay theo hợp đồng của TSCĐ vô hình thường có giới hạn. Công ty thường công bố thời gian hữu ích cho các nhóm tài sản khác nhau.

- Cơ sở phân bổ: Tổng giá trị được phân bổ trong suốt thời gian hữu ích của tài sản được gọi là cơ sở phân bổ (allocation base) hay giá trị phải khấu hao (depreciable amount). Là chênh lệch giữa giá trị ban đầu tại thời điểm mua và giá trị thanh lý ước tính (residual value) của tài sản. Giá trị thanh lý ước tính là giá trị mà công ty mong đợi nhận được từ tài sản khi kết thúc thời gian hữu ích của nó trở đi các chi phí thanh lý.

Giá trị thanh lý ước tính của nhiều tài sản có thể khó khăn khi tính toán vì tính không chắc chắn về tương lai và thường không trọng yếu, nên nhiều công ty đơn giản giả định giá trị này bằng 0.

- Phương pháp phân bổ: IAS 16 và IAS 38 yêu cầu doanh nghiệp xem lại phương pháp phân bổ đã áp dụng cho tài sản ít nhất mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc năm tài chính.
Nếu có sự thay đổi quan trọng về lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến tài sản, phương pháp phân bổ sẽ được thay đổi. Phương pháp mới được kế toán như là sự thay đổi trong ước tính kế toán.

3. Khấu hao TSCĐ hữu hình (Depreciation)
- Phương pháp khấu hao theo thời gian
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (straight-line method): là phương pháp phân bổ giá trị khấu hao bằng nhau mỗi năm trong suốt thời gian hữu ích của tài sản.
- Phương pháp khấu hao nhanh (accelerated method) được sử dụng khi tài sản hữu ích hơn trong những năm đầu thời gian hữu ích.
+ Phương pháp khấu hao theo tổng số năm (sum-of-the-years-digits method); dựa trên tỷ lệ khấu hao giảm dần mỗi năm làm cho chi phí khấu hao giảm dần.
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Declining balance method): phương pháp này tính khấu hao dựa trên nguyên giá, không phải theo giá trị tính khấu hao.
- Phương pháp khấu hao theo hoạt động (units-of-production method): số tiền khấu hao được cố định cho một đơn vị sản phẩm đầu ra được tính bởi tài sản đó. Số tiền khấu hao mỗi đơn vị sản phẩm bằng giá trị khấu hao chia cho đời sống hữu ích của tài sản được tính theo sản lượng.

Chi phí khấu hao trong kỳ = Chi phí khấu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm x Số lượng đơn vị sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.

Khấu hao theo thành phần (component depreciation)

IAS 16 yêu cầu từng thành phần của một TSCĐ hữu hình phải được khấu hao riêng biệt: nếu giá trị của các từng phần này là trọng yếu so với tổng giá trị của tài sản và có đời sống hữu ích khác biệt. Mỗi bộ phận quan trọng của tài sản có thể có thời gian hữu dụng và phương pháp khấu hao giống với các bộ phận quan trọng khác trong cùng một tài sản. Những bộ phận này có thể được nhóm lại trong việc tính chi phí khấu hao

4. Khấu hao TSCĐ vô hình (Amortization)

TSCĐ vô hình có khấu hao

- Đời sống hữu ích
- Giá trị thanh lý: thường hằng 0 (trừ trường hợp kết thúc đời sống hữu ích, tài sản được bản cho một doanh nghiệp khác)
- Phương pháp phần bổ: hầu hết sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng

TSCĐ vô hình không khấu hao
- Có đời sống hữu ích không xác định thì không tính khấu hao.
Nhãn hiệu (trademarks/tridenames) thường được xem là có đời sống hữu ích không xác định, trừ một vài trường hợp cụ thể (ví dụ nhà quản lý quyết định ngừng kinh doanh nhãn hiệu sản phẩm đó sau 4 năm thì doanh nghiệp sẽ khấu hao nhãn hiệu giá trị ghi sổ còn lại trong 4 năm đó).

Thường được đánh giá tổn thất ít nhất mỗi năm 1 lần, thường xuyên hơn nếu có các sự kiện hoặc hoàn cảnh chắc chắn xảy ra.

II. Phân bổ các vấn đề khác

1. Sự thay đổi trong các ước tính (changes in Estimates)
2. Thay đổi phương pháp khấu hao
3. Sửa sai (Error correction)
4 Sự thay đổi sau ghi nhận ban đầu trong giá trị hợp lý (Subsequent Changes in Fair value)

- Mô hình giá gốc (Cost model)
Sau khi ghi nhận ban đầu, tài sản sẽ được xác định theo nguyên giá trừ cho giá trị hao mòn lũy kế và các khoản lỗ tổn thất lũy kế (accumulated impairment losses) (IAS 36).
Khi áp dụng mô hình này, tất cả sự thay đổi trong giá trị hợp lý của tài sản sẽ được bỏ qua (doanh nghiệp không cần ghi nhận). Tuy nhiên, doanh nghiệp được yêu cầu công bố giá trị hợp lý của tài sản, giá trị hợp lý có sự khác biệt trọng yếu so với giá trị còn lại của tài sản

- Mô hình đánh giá lại (Revaluation model)

IAS 16 và IAS 38 cho phép doanh nghiệp sử dụng mô hình đánh giá lại để xác định giá trị TSCĐ sau ghi nhận ban đầu. Khi đánh giá lại theo giá trị hợp lý cần áp dụng nhất quán cho các tài sản trong cùng loại (ví dụ nếu đánh giá lại cho 1 xe tải thì các xe khác cũng phải đánh giá lại). Việc đánh giá lại không bắt buộc phải đánh giá hàng năm.

Giá đánh giá lại phải là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trở đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ tổn thất lũy kế. Nhiều TSCĐ vô hình (ví dụ như lợi thế thương mại) riêng biệt và không có thị trường giao dịch, do đó doanh nghiệp sẽ không áp dụng mô hình đánh giá lại cho chúng.

Theo mô hình đánh giá lại, doanh nghiệp sẽ ghi nhận sự khác biệt giữa giá trị ghi sổ của tài sản đánh giá lại và giá trị hợp lý của nó tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán. Việc xử lý kế toán phụ thuộc vào chênh lệch do đánh giá lại là chênh lệch tăng hay giảm và đánh giá lại lần đầu hay những lần tiếp theo:

- Khi đánh giá tăng tài sản: điều chỉnh tăng giá trị tài sản theo giá trị hợp lý và ghi nhận khoản chênh lệch tăng đó vào thặng dư do đánh giá lại (revaluation surplus – gain on revaluation), được trình bày trong mục thu nhập tổng hợp khác: other comprehensive income - OCI và lũy kế ở thành phần thuộc vốn chủ sở hữu trong Báo cáo tình hình tài chính.

=> Nếu tài sản này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đó đã được ghi vào chi phí thì số đánh giá tăng tương ứng trong lần đánh giá này cần được ghi nhận là thu nhập, phần chênh lệch tăng mới được phản ánh vào OCI.

- Khi đánh giá giảm tài sản: điều chỉnh giảm tài sản và ghi nhận khoản giảm đó vào chi phí. Nếu trước đó đã đánh giá tăng tài sản thì số lỗ này trước hết sẽ được thi giảm thặng dư đánh giá lại trong phần lợi nhuận tổng hợp khác theo số tương ứng với khoản tăng trước đó, và phần còn lại mới được ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

Có 2 cách xử lý về đánh giá lại:

- Cách 1: phương pháp góp (Gross method)
+ Tài sản và giá trị hao mòn lũy kế được trình bày lại.
+ Trình bày lại giá trị ghi số theo giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại.
+ Tỷ lệ giá trị ghi số và nguyên giá được duy trì.

Cách 2: phương pháp thuần (Net method)
+ Đầu tiên, ghi giảm tài sản 1 khoản bằng giá trị hao mòn lũy kế (điều chỉnh nguyên giá bằng giá trị còn lại).
+ Sau đó, tài sản được điều chỉnh tăng theo giá trị đánh giá lại (giá thị trưởng trở đi giá trị còn lại)

Dừng ghi nhận sau thời điểm đánh giá lại (Subsequent Derecognition)

Khi một tài sản được đánh giá lại dừng ghi nhận sau đó, kế toán sẽ xóa số giá trị còn lại, giá trị khấu hao lũy kế, tổn thất lũy kế của tài sản. và ghi nhận một khoản lãi/ lỗ trong báo cáo thu nhập. Số dư liên quan của tài sản trong tài khoản. Thặng dư đánh giá lại sẽ được chuyển vào lợi nhuận giữ lại (không chuyển vào báo cáo thu nhập)

Xử lý Thặng dư đánh giá lại trong quá trình sử dụng tài sản

IAS 16 và IAS 38 cho phép một vài thặng dư do đánh giá lại sẽ được xử lý khi tài sản liên quan được sử dụng. Giá trị thặng dư do đánh giá lại được xử lý là khoản chênh lệch giữa chi phí khấu hao dựa trên giá trị đánh giá lại và chi phí khấu hao dựa trên giá gốc. Khoản chênh lệch này sẽ được chuyển từ tài khoản thặng dư đánh giá lại sang lợi nhuận giữ lại chứ không phải vào báo cáo thu nhập.

5. Tổn thất về giá trị (Impairment of value)

Để tránh gánh chịu một khoản lỗ trong tương lai xảy ra trong quá trình sử dụng TSCĐ (ví dụ nhà xưởng bị phá hủy bởi hỏa hoạn trước khi nó được khấu hao hết, dẫn đến giá trị còn lại. sẽ bị xóa sổ và ghi nhận một khoản lỗ), kế toán sở ghi nhận và đo luận một khoản lỗ tổn thất (Impairment loss). Kế toán lỗ tổn thất khác nhau tùy thuộc vào việc một tài sản được. giữ để sử dụng hay giữ để bán.

Tài sản được giữ và sử dụng

- TSCĐ có thời gian hữu ích xác định được. Kiểm tra tổn thất: 1AS 36 yêu cầu doanh nghiệp đánh giá tại cuối mỗi kỳ kế toán xem giá trị ghi sổ của tài sản có dấu hiệu không thể thu hồi được không. Một vài dấu hiệu của tổn thất tài sản theo IAS 36 là:
+ Giảm sút mạnh trong giá thị trường.
+ Sự thay đổi bất lợi về cách sử dụng tài sản hoặc trong điều kiện vật chất của nó.
+ Sự thay đổi bất lợi về kỹ thuật, thị trường, kinh tế hoặc môi trường pháp lý tại nơi doanh nghiệp hoạt động.
+ Chi phi bị tăng lên hơn nhiều so với dự toán ban đầu cho việc mua hoặc xây dựng tài sản.
+ Khoản lỗ ở kỳ hiện tại kết hợp với các khoản lỗ trong quá khứ, hay dự tính tiếp tục lỗ liên quan đến tài sản.
+ Tài sản sẽ nhàn rỗi hoặc bị thanh lý trước khi kết thúc thời gian hữu ích của nó.

- Đo lường tổn thất: nếu có dấu hiệu của lỗ tổn thất, doanh nghiệp sẽ ước tính giá trị có thể thu hồi được của tài sản (recoverable amount). Giá trị có thể thu hồi được là giá cao hơn giữa giá bản thuần (giá trị hợp lý trừ (-) chi phí bản) và giá trị sử dụng của tài sản (value in use).

Lỗ tổn thất xảy ra khi giá trị có thể thu hồi được giảm xuống thấp hơn giá trị còn lại của tài sản. Lúc này, giá trị còn lại cần được điều chỉnh giảm xuống mức giá trị có thể thu hồi được. Phần điều chỉnh giảm vượt quá số hiện đang ghi trên khoản mục thặng dư đánh giá lại của chính tài sản đó, cần được ghi nhận là chỉ phi. Khi tình huống dẫn đến việc ghi giảm giá trị tài sản không còn hiện hữu và chắc chắn sẽ xuất hiện các điều kiện mới, cần ghi nhận một khoản dự phòng tăng giá tài sản. Tuy nhiên, khoản dự phòng ghi tăng này cần được giảm trừ số khấu hao đáng lẽ đã được trích nếu trước đó không ghi giảm giá trị tài sản.
Thường lỗ tổn thất sẽ được phản ánh chung với khấu hao lũy kế của tài sản. Khoản lỗ tổn thất sẽ được báo cáo trong Báo cáo thu nhập như một chi tiêu riêng biệt năm trong chi phí hoạt động.
Doanh nghiệp cần thuyết minh để mô tả lỗ tổn thất của từng loại tài sản. Thuyết minh này sẽ bao gồm mô tả về tài sản bị tổn thất, sự kiện hay hoàn cảnh dẫn đến tổn thất, giá trị khoản lỗ nếu nó không được trình bày riêng biệt trên Báo cáo thu nhập, và cơ sở của giá trị có thể thu hồi.

- TSCĐ có thời gian hữu ích không xác định (ngoại trừ Lợi thế thương mại)

TSCĐ vô hình với thời gian hữu ích không xác định nên được kiểm tra tổn thất tối thiếu định kỳ hằng năm. Nếu giá trị ghi số vượt hơn giá trị có thể thu hồi thì khoản lỗ tổn thất sẽ được ghi nhận.

Tài sản được giữ để bán

Một vài trường hợp TSCĐ sau khi ngừng hoạt động sẽ được phân loại là tài sản giá để bán

Đối với tài sản giữ để bán, việc kiểm tra tổn thất sẽ được thực hiện tại thời điểm tài sản được doanh nghiệp xem xét giữ để bàn. Nếu giá trị ghi số lớn hơn giá bản thuần thì phần chênh lệch sử được ghi nhận là khoản lỗ tổn thất.

III. Chi phí sau ghi nhận ban đầu

Loại chi phíĐịnh nghĩaXử lý kế toán
Bảo trì và sửa chữaChi phí hàng ngày để duy trì mức độ lợi ích do tài sản mang lạiGhi nhận chi phí trong kỳ phát sinh
Chi phi giám sát định kỳChi phí được yêu cầu để tài sản có thể tiếp tục hoạt độngVốn hóa và khấu hao trong thời gian giữa các lần giảm sát
Các khoản tăng thêm (additions)Bổ sung mới thành phần quan trọng của tài sản hiện tạiVăn hóa và khấu hao theo thời gian hữu ích còn lại của tài sản ban đầu hoặc thời gian hữu ích của chính nó, tùy thuộc cái nào ngắn hơn
Nâng cấpThay thế thành phần quan trọng của tài sảnVăn hóa và khấu hao theo thời gian hữu ích của tài sản được nâng cấp
Sắp xếp lại (Rearragements)Chi phí tái cấu trúc một tài sản mà không bổ sung thêm thành phần, thay thế hay nâng cấpNếu chi phí này trọng yếu và chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lại, nó sẽ được vốn hóa và khấu hao theo thời gian trong tương lai mang lại lợi ích.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top