KTTC1 - C9 - Tài sản cố định: Sử dụng và tổn thất 4

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
3.4. Phương pháp kế toán

Tính khấu hao TSCĐ là tính một phần giá trị của TSCĐ bị giảm đi, phần này được gọi là phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Điều này có nghĩa là khi tính khấu hao là tính phần giá trị hao mòn của TSCĐ được kết chuyển vào chi phí của đối tượng sử dụng liên quan.
Nhằm mục đích cung cấp thông tin về nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ trên Báo cáo tình hình tài chính, phần giá trị hao mòn không được ghi giảm trực tiếp trên TK TSCĐ mà phải phản ánh vào TK 214- Hao mòn TSCĐ.

Tài khoản 214 là TK điều chỉnh giảm giá trị TSCĐ, có kết cấu ngược với kết cầu TK TSCĐ, TK này phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng và những khoản tăng giảm hao mòn khác.

Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình
- Tài khoản 2142- Hao mòn TSCĐ thu tài chính: Phần anh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.
- Tài khoản 2143- Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình.
- Tài khoản 2147- Hao mòn BĐSĐT: Tại khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐSĐT dùng để cho thuê hoạt động của doanh nghiệp

Trình tự tỉnh và phân bổ khấu hao TSCĐ như sau:

(1) Cuối kỳ kế toán (tháng / quý/ …) căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán phải phản ảnh được các ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau:
Tăng giá trị hao mòn của TSCĐ, đồng thời tăng chi phí của đối tượng sử dụng liên quan như Chi phí sản xuất chung theo số khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng. Chi phí bán hàng theo số khấu hao TSCĐ phục vụ hoạt động bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp theo số khấu hao. TSCĐ phục vụ hoạt động quản lý doanh nghiệp

4. Sửa chữa TSCĐ

4.1 Các trường hợp sửa chữa
Tùy theo mức độ hao mòn, hư hỏng của TSCĐ mà người ta chia công tác sửa chữa TSCĐ của doanh nghiệp làm hai loại: sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.

Công tác sửa chữa lớn TSCĐ có đặc điểm:
(1) Về phạm vi Sửa chữa thay thế cùng một lúc những bộ phận, chi tiết chủ yếu của TSCĐ mà nếu không sửa chữa thì TSCĐ không thể hoạt động được hoặc hoạt động được. nhưng không đảm bảo an toàn và không đạt tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật
(2) Thời gian sửa chữa tương đối dài
(3) Chu kỳ sửa chữa: khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa lớn tương đối dài.
(4) Chi phí để sửa chữa thường khá lớn.

Công tác sửa chữa thường xuyên TSCĐ có đặc điểm:
(1) Về phạm vi: Bảo dưỡng, sửa chữa thay thế từng bộ phận, chi tiết nhỏ, riêng lẻ của TSCĐ nhằm đảm bảo TSCĐ hoạt động được bình thường giữa hai kỳ sửa chữa lớn.
(2) Thời gian sửa chữa ngắn.
(3) Chu kỳ sửa chữa: thời gian giữa hai lần sửa chữa thường xuyên tương đối ngắn.
(4) Chi phí sửa chữa thường xuyên thường không lớn (trừ trường hợp công việc sửa chữa thường xuyên tập trung vào kỳ nào đó thì chi phí sửa chữa tương đối lớn).

Các phương thức tiến hành sửa chữa:

- Công tác sửa chữa TSCĐ trong doanh nghiệp thường được tiến hành theo một trong hai phương thức: doanh nghiệp tự sửa chữa (phân xưởng phụ trợ hoặc do bộ phận có TSCĐ cần sửa chữa tự làm) hoặc doanh nghiệp thuê ngoài sửa chữa
- Đối với công tác sửa chữa lớn TSCĐ, hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch sửa chữa và trên cơ sở kế hoạch sửa chữa được duyệt, phòng kỹ thuật, phòng kế toán và các phòng ban có liên quan lập dự toán chi phí sửa chữa cho từng công trình sửa chữa lớn.
- Mỗi khi tiến hành sửa chữa lớn, phòng kỹ thuật phải thông báo cho các bộ phận phân xưởng có TSCĐ cần sửa chữa biết trước, đồng thời giao nhiệm vụ cho bộ phận sửa chữa để chuẩn bị (nếu tự làm) hoặc tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị nhận thầu (nếu thuê ngoài làm).
- Phòng kế toán chuyển thể TSCĐ cần sửa chữa lớn sang ngăn thể TSCĐ sửa chữa lớn để theo dõi, kiểm tra tình hình và tiến độ sửa chữa. Nếu doanh nghiệp tự làm, kế toán phải mở số sách để ghi chép chi phí sửa chữa phát sinh trong quá trình sửa chữa và tính giá thành các công trình sửa chữa lớn hoàn thành; mọi chứng từ ban đầu về chi phí sửa chữa phải được lập riêng cho từng công trình và được tập hợp trực tiếp vào sổ sách kế toán theo dõi công trình tương ứng
- Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục nghiệm thu và lập biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. Căn cứ vào biên bản giao nhận này, kế toán ghi những nội dung cần thiết như: nội dung sửa chữa, chi phí sửa chữa vào thẻ TSCĐ và chuyển thẻ vẽ ngăn thẻ theo bộ phận sử dụng

4.2 Phương pháp kế toán

Trường hợp đã lập dự toán chi phí sửa chữa lớn, doanh nghiệp cần căn cứ vào dự toán để cả kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn, tính vào chi phí của đối tượng liên quan. Sau khi hoàn thành công việc sửa chữa, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh theo số chênh lệch giữa chi phí thực tế và số trích trước.
- Nếu số thực tế lớn hơn số trích trước: kế toán tính thêm vào chi phi theo số chênh lệch.
- Nếu số thực tế nhỏ hơn số trích trước; kế toán ghi giảm chi phí theo số chênh lệch.

Chứng từ, kế toán sử dụng: Hợp đồng sửa chữa, Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, ...
Tài khoản, kế toán sử dụng TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ để tập hợp chi phí trong quá trình sửa chữa lớn.

Sửa chữa lớn TSCĐ

(1) Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tính vào chi phí của đối tượng sử dụng TSCĐ, kế toán phải phản ánh được các ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau:

Tăng “Dự phòng phải trả – chi tiết trích trước chi phí sửa chữa lớn . Đồng thời tăng chi phí của đối tượng sử dụng liên quan như: Chi phí sản xuất chung theo số trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng ở phân xưởng. Chi phí bán hàng theo số trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp theo số trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động quản lý doanh nghiệp.

(2) Toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh đều được theo dõi ở TK "Sửa chữa lớn TSCĐ", kế toán phải phản ánh được các ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau:

Tăng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Đồng thời giảm tài sản dùng vào công việc sửa chữa lớn như nguyên vật liệu, tiền, sản phẩm lao vụ sản xuất phụ .. hoặc tăng các khoản nợ phải trả phục vụ công việc sửa chữa lớn như phải trả người lao động, phải trả người nhận thầu sửa chữa lớn,

(3) Khi công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ sửa Chữa lớn hoàn thành. Kế toán kết chuyển giá thành thực tế từng công trình sửa chữa lớn Kế toán phải phản ánh được các ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau:
- Nếu công việc sửa chữa là nâng cấp đủ điều kiện ghi tăng nguyên n TSCĐ, Tùng đối trị TSCĐ. Đồng thời giảm chi phí sửa chữa lớn
- Nếu chi phí sửa chữa lớn có liên quan nhiều kỳ và có kế hoạch trích trước thì chi phí siêu chữa lớn phát sinh được bù đắp bằng nguồn chi phí sửa chữa lớn trích trước giảm dự phòng phải trả". Đồng thời giảm chi phí sửa chữa lớn.
- Nếu chi phí sửa chữa lớn có liên quan nhiều kỳ và thực tế phát sinh mà chưa có kế hoạch trích trước thì chi phí sửa chữa lớn phát sinh được phân bố dần trong nhiều kỷ liên quan tăng tài sản “chi phí trả trước". Đồng thời giảm chi phí sửa chữa lớn.

(4) Khi phân bổ chi phí sửa chữa lớn có liên quan đến nhiều kỳ và không có kế hoạch trích trước Kế toán phải phản ánh được các ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau:

Giảm tài sản “chi phí trả trước". Đồng thời tăng chi phí của đối tượng sử dụng liên quan như: Chi phí sản xuất chung theo số phân bố chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng ở phân xưởng. Chi phí bán hàng theo số phân bố chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp theo số phân bố chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động quản lý doanh nghiệp.

Ví dụ 9.5: Ngày 1/12 Công ty X bàn giao TSCĐ hữu hình dùng ở phân xưởng sản xuất chính đã sửa chữa lớn xong (Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành). Theo hợp đồng sửa chữa trị giá phải thanh toán cho công ty X là 10.500.000đ, trong đó thuế GTGT được khấu trừ 500.000đ (doanh nghiệp đã ứng trước cho công ty X là 2.000.000₫ bằng tiền mặt trong tháng 10). Doanh nghiệp đã chuyển tiền gửi ngân hàng để thanh toán số còn nợ cho cty X. Kế toán đã phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí của đối tượng sử dụng liên quan trọng 10. tháng bắt đầu từ tháng này.

Kế toán ghi:

Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuê ngoài

Nợ TK 241(2413) 10.000.000
Nợ TK 133 500.000
Có TK 331 (X) 10.500.000

Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn (trường hợp phân bố dần)
Nợ TK 242 10.000.000
Có TK 241(2413) 10.000.000

Phân bố chi phí sửa chữa lớn tháng này

Nợ TK 627 1.000.000
Có TK 242 1.000.000

Chuyển TGNH trả hết nợ công ty X

Nợ TK 331 (X) 8.500.000
Có TK 112 8.500.000

Số tiền trả công ty X = 10.500.000 - 2.000.000 = 8.500.000

Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Do đặc điểm của sửa chữa thường xuyên TSCĐ nên kế toán chi phí sửa chữa thường xuyên khác với kế toán sửa chữa lớn TSCĐ ở chỗ: Chi phí sửa chữa thường xuyên được tính hết vào kỳ sửa chữa mà không phân bố cho nhiều kỳ, không sử dụng TK 2413.

Trong trường hợp công việc sửa chữa thường xuyên do bộ phận sản xuất phụ làm kế toán tập hợp chi phí sửa chữa vào TK 154 cuối kỳ phân bố vào chi phí của đối tượng liên quan

Trong trường hợp bộ phận sử dụng TSCĐ tự sửa chữa, kế toán tập hợp chi phí vào đối trong chịu chi phí, không cần thiết tập hợp qua TK 154

Ví dụ 9.6: Sửa chữa thường xuyên TSCĐ Cuối tháng tổng hợp chi phí bảo dưỡng thường xuyên máy móc thiết bị tại phân xưởng sản xuất (do công nhân tại phân xưởng tự làm):

- Vật liệu phụ xuất dùng: 200.000đ
- Nhiên liệu xuất dùng: 100.000đ
- Phụ tùng thay thế: 1.800.000đ
- Tạm ứng: 440.000đ, trong đó thuế GTGT được khấu trừ 40,000đ

Kế toán ghi:

Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ do phân xưởng sản xuất tự làm

Nợ TK 627: 2.500.000
Nợ TK 133: 40.000
Có TK 152: 2.100.000
Có TK 141: 440.000

5. Thông tin trình bày trên BCTC

- Trình bày thông tin trên Báo cáo tình hình tài chính: trình bày toàn bộ giá trị TSCĐ hữu hình, giá trị TSCĐ vô hình tại thời điểm báo cáo ở phần Tài sản dài hạn theo: Nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại TSCĐ lũy kế tại thời điểm báo cáo được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

- Trình bày thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động: trình bày (chi phí) khấu hao TSCĐ và chi phí sửa chữa TSCĐ liên quan các khoản mục Chi phí trên báo cáo ví dụ "Giá vốn hàng bán" đối với TSCĐ phục vụ sản xuất tạo ra sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. "Chi phí bán hàng" "Chi phí quản lý doanh nghiệp – đối với TSCĐ phục vụ bán hàng và quản lý doanh nghiệp

- Trình bày thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: trình bày (chi phí) khấu hao TSCĐ ở trong phần I – Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp gián tiếp

- Công bố thông tin trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính: trình bày Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ ở phần IV - Các chính sách kế toán áp dụng.

Doanh nghiệp trình bày Chi phí khấu hao TSCĐ ở khoản 9. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố ở phần VII-Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động. Nội dung này cũng bổ sung thông tin trên Báo cáo tình hình tài chính.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top