KTTC1 - C9 - Tài sản cố định: Sử dụng và tổn thất 3

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
3.2 Xác định thời gian sử dụng TSCĐ

Xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ hữu hình

- Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ (tham khảo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 45) để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ.
- Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như sau:

Thời gian sử dụng của TSCĐ = [Giá trị hợp lý của TSCĐ/ Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương dương trên thị trường)] x Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (Thông tư 45)

Trong đó:
Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá (trong trường hợp được cho, được biểu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác.

- Thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ:
+ Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ mới và đã qua sử dụng khác với khung thời gian sử dụng (theo Thông tư 45), doanh nghiệp phải lập Phương án thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau:
  • Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế
  • Hiện trang TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản)
  • Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng
+ Thẩm quyền phê duyệt Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao của TSCĐ

Bộ Tài chính phê duyệt đối với
  • Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên do các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
  • Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế. Tổng công ty năm giữ 519, vẫn điều lệ trở lên.

Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đối với các Tổng công ty, công ty độc lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.

Trên cơ sở Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phê duyệt Phương án, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.

+ Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ bảo đảm không vượt quá tuổi thơ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tử là thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định.

- Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ theo ba tiêu chuẩn nếu trên tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định.

Xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ vô hình
- Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.
- Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn, thời gian sử dụng là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.
- Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trong thì thời gian sử dụng là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).

3.3 Phương pháp tính khấu hao

Theo VAS 03- TSCĐ hữu hình và VAS 04- TSCĐ vô hình, có ba phương pháp khấu hao TSCĐ gồm:

3.3.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng

Điều kiện áp dụng TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm thiết bị và phương tiện văn tái dụng cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi

Mức khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định / Thời gian sử dụng hữu ích (năm)

Mức khấu hao trung bình hàng tháng = Mức khấu hao trung bình hàng năm / 12 tháng


Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Do vậy, số khấu hao tỉnh trong tháng có thể dựa trên mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ hiện có (cần tính khấu hao) đầu tháng cộng thêm số khấu hao tỉnh trong tháng của TSCĐ tăng trong tháng và trừ đi số khấu hao không tính trong tháng của TSCĐ giảm trong tháng. Để công thức đơn giản hơn: số khấu hao tỉnh trong tháng của TSCĐ tăng trong tháng được gọi tắt là số khấu hao tăng trong tháng và số khấu hao không tính trong tháng của TSCĐ giảm trong tháng được gọi tắt là số khấu hao giảm trong tháng

Số khấu hao tính trong tháng = Mức khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ hiện có đầu tháng + Số khấu hao tăng trong tháng - Số khấu hao giảm trong tháng

Số khấu hao tăng trong tháng = Mức khấu hao trung bình hàng thông của TSCĐ tăng trong tháng x [Số ngày tính khấu hao / Số ngày trong tháng]

Số khấu hao giảm trong tháng = Mức khấu hao trung binh hàng tháng của TSCĐ giảm trong tháng x [Số ngày không tính khấu hao / Số ngày trong tháng]

Lưu ý:
- Nếu một TSCĐ tăng (hoặc giảm) từ ngày y trong tháng thì số ngày tính (hoặc không tính) khấu hao được xác định như sau:
Số ngày tỉnh (hoặc không tính) khấu hao = Số ngày trong tháng - y
- Nếu một TSCĐ hiện có đầu tháng có giá trị còn lại tính đến đầu tháng nhỏ hơn mức khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ đó thì số khấu hao tính trong tháng của TSCĐ đó tối đa bằng giá trị còn lại.
- Trong tháng trước không có biến động (tăng, giảm) TSCĐ và không có TSCĐ nào đã khấu hao hết trong tháng trước thì Mức khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ hiện có đầu tháng này bằng Mức khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ hiện có đầu tháng trước (tức là bằng số khấu hao tính trong tháng trước)

3.3.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Điều kiện áp dụng: TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng):
- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trong những năm đầu = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:
- Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng = 1/Thời gian sử dụng của TSCĐ x 100

- Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây

Thời gian sử dụng của TSCĐHệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t≤ 4 năm)1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < 1 ≤ 6 năm)2,0
Trên 6 năm (1>6 năm)2,5

3.3.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Điều kiện áp dụng:

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm:
- Xác định được tổng số lượng khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế.
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

Số trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Mức khấu hao bình quân tỉnh cho đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

Mức khấu hao bình quân tính cho đơn vị sản phẩm = Nguyễn giá của TSCĐ / Sản lượng theo công suất thiết kế

3.3.4 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ vô hình: thường áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.

Ngoài các phương pháp khấu hao do Bộ Tài chính quy định, chúng ta cũng tham khảo thêm một phương pháp khấu hao nhanh là phương pháp khấu hao theo tổng số các năm.

Theo phương pháp này, các số năm của thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ được cộng lại với nhau. Tổng của chúng trở thành mẫu số của dãy các tỷ số được dùng để phân bổ tổng mức khấu hao cho các năm trong thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Từ số của các tỷ số này là số thứ tự năm sử dụng có ích theo thứ tự ngược lại
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top