KTTC1 - C9 - Tài sản cố định: Sử dụng và tổn thất 2

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Theo quy định của Việt Nam

I. Quy định pháp lý về kế toán


Tại Việt Nam, kế toán TSCĐ được hưởng dẫn bởi các quy định pháp lý sau:
* Chuẩn mực kế toán:
- Chuẩn mực kế toán số 03: TSCĐ hữu hình (VAS 03)
- Chuẩn mực kế toán số 04: TSCĐ vô hình (VAS 04)

* Chế độ kế toán:
- Thông tư 200/2014/TT-BTC (hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp)
- Thông tư 133/2016/TT-BTC (hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa).

II. Xác định giá trị TSCĐ

1. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu


Theo VAS 03 và VAS 04, sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng TSCĐ được xác định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Trường hợp TSCĐ được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước.

2. Xử lý chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

2.1 Đối với TSCĐ hữu hình (đoạn 23-27, VAS 03 – Tài sản cố định hữu hình)

Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như:

(a) Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tầng công suất sử dụng của chúng
(b) Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra
(c) Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với kỳ trước

Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Việc phản ánh các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình phải căn cứ vào. vùng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau. Khi giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã bao gồm các khoản giảm về lợi ích kinh tế thì các chi phí phát sinh sau đó khôi phục các lợi ích kinh tế từ tài sản đó sẽ được tính vào nguyên Phí TSCĐ nếu giá trị còn lại của TSCĐ không vượt quá giá trị có thể thu hồi từ tài sản đó.

Trường hợp trong giá mua TSCĐ hữu hình đã bao gồm nghĩa vụ của doanh nghiệp phải bỏ thêm các khoản chi phí để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì việc vốn hóa các chi phí phát sinh sau cũng phải căn cứ vào khả năng thu hồi chi phí.

Trường hợp một số bộ phận của TSCĐ hữu hình đòi hỏi phải được thay thế thường xuyên, được ghi nhận là các TSCĐ độc lập nếu các bộ phận đó thỏa mãn đủ bốn (4) tiêu chuẩn quy định cho TSCĐ hữu hình.

2.2 Đối với TSCĐ vô hình (đoạn 50-52, VAS 04 – Tài sản cố định vô hình)

Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình

(a) Chi phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu.
(b) Chi phi được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ vô hình cụ thể. Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất (kể cả trường hợp mua từ bên ngoài hoặc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp) luôn được ghi nhận là chi phí sản xuất. kinh doanh trong kỳ.

3. Khấu hao TSCĐ

Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn. Phần giá trị hao mòn này được tính vào chi phí dưới hình thức trích khấu hao. Như vậy có thể hiểu:

Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do tác động cơ, lý, hóa (hao mòn hữu hình), do tiến bộ của kỹ thuật (hao mòn vô hình).

Khấu hao tài sản cố định (theo định nghĩa ở đoạn 05, VAS 03 và đoạn 06, VAS 04): là sự phân bố một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó

Trong đó:
Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó
Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh được tính bằng:

(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ, hoặc
(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.

Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có khả năng ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mới căn cứ vào kinh nghiệm về TSCĐ cùng loại trường hợp công ty không có kinh nghiệm về TSCĐ riêng biệt thì doanh nghiệp phụ thuộc vào kinh nghiệm của nơi khác hoặc qua nghiên cứu kỹ thuật và đánh giá.

Vì khấu hao căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ nên khấu hao là một sự ước tính. Khả năng có thể xảy ra là trong thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ: có những thông tin mới cho thấy sự ước tính ban đầu về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là sai. Nếu có sự ước tính mới về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ thì tính khấu hao trong thời gian sử dụng hữu ích còn lại của TSCĐ theo sự ước tính mới.

Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là một trường hợp về sự thay đổi một ước tính kế toán. Những thay đổi này là kết quả của các thông tin mới và do đó các nguyên tắc kế toán được thừa nhận đòi hỏi những thay đổi trong ước tính kế toán như thay đổi về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ phải được phản ánh trong các báo cáo tài chính tương lai chứ không được cố gắng sửa chữa các báo cáo đã qua.

Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính. Riêng TSCĐ vô hình có giá trị thanh lý khi
a) Có bên thứ ba thỏa thuận mua lại tài sản đó vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản; hoặc
b) Có thị trường hoạt động vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và giá trị thanh lý có thể được xác định thông qua giá thị trường. Khi không có một trong hai điều kiện nói trên thì giá trị thanh lý được xác định bằng không.

3.1 Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ

Việc trích khấu hao TSCĐ doanh nghiệp cần căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Các văn bản trong lĩnh vực kế toán liên quan trực tiếp là chuẩn mực kế toán số 03 và chuẩn mực kế toán 04: Điều 38 của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014- Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Ngoài Ta doanh nghiệp có thể tham khảo quy định văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực thuế từ Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013. Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Sau dãy trích một số quy định liên quan theo Thông tư 200 và Thông tư 45
a) Về nguyên tắc, mọi TSCĐ, bất động sản đầu tư (BĐSĐT) dùng để cho thuê của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng không cần dùng chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao BĐSĐT hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội), doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà chỉ tính hao mòn TSCĐ và hạch toán giảm nguồn hình thành TSCĐ đó.

b) Căn cứ vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong các phương pháp tính, trích khấu hao theo quy định của pháp luật phù hợp cho từng TSCĐ, BĐSĐT nhằm kích thích sự phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng TSCĐ, BĐSĐT phải được thực hiện nhất quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đăng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ và BĐSĐT.

c) Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong Báo cáo tài chính.

d) Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân. trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác. Riêng doanh nghiệp Nhà nước được xử lý theo chính sách tài chính hiện hành.

đ) Đối với TSCĐ vô hình, phải tùy thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (theo hợp đồng, cam kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Riêng đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thì chỉ trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất xác định được thời hạn sử dụng. Nếu không xác định được thời gian sử dụng thì không trích khấu hao.

e) Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top