Kinh nghiệm kiểm tra thuế TNDN chuẩn bị quyết toán thuế

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Đây là loại thuế mà các cơ quan thuế quan tâm nhất, kiểm tra nhiều nhất và kế toán phải vất vả trong công tác hạch toán loại thuế này nhất. Sau đây được trình bày một số vấn đề cần chú ý khi hạch toán doanh thu chi phí để tính ra lợi nhuận chịu thuế TNDN.

KINH-NGHIEM-KIEM-TRA .jpg

1- Doanh thu tính thuế

1.1. Vấn đề về xuất hóa đơn

Một số DN thương mại bán hàng tiêu dùng cho khách hàng nên thường không phải xuất hóa đơn GTGT, do vậy họ chủ động được đầu ra xuất hóa đơn GTGT bán hàng để tránh phải nộp thuế nhiều. Tuy nhiên ở các DN này lại thường có hai hệ thống tách biệt là kế toán nội bộ và kế toán thuế. Kế toán nội bộ thường thì cập nhật thường xuyên theo yêu cầu báo cáo, còn kế toán thuế thường làm vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm. . . , lúc bán hàng thực tế là một hàng khác, giá khác, nhưng lúc xuất hóa đơn cho khách theo yêu cầu thì là một mặt hàng khác, giá bán khác. Ở đây sẽ xảy ra hai vấn đề:

Trường hợp 1 : Giá bán không đồng nhất, chênh lệch nhau quá lớn mà không có sự kiểm soát cập nhật hàng ngày, dẫn đến cùng một mặt hàng lúc bán với giá rất thấp lúc lại bán với giá gấp 5- gấp 10

-> Cơ quan thuế sẽ đặt câu hỏi, nếu không giải trình được hợp lý sẽ bị áp mức giá bán cao nhất cho các mặt hàng xuất đó. Để tránh vấn đề này thì phải làm như thế nào???

Trường hợp 2: Do không cập nhật được nhập xuất tồn thường xuyên, bán một mặt hàng viết hóa đơn một mặt hàng nên khả năng xảy ra xuất hàng âm. Điều này thì buộc kế toán phải cập nhật thường xuyên nhập xuất các mặt hàng để tránh xảy ra tình trạng này. Trong trường hợp việc xuất kho đã xảy ra lâu rồi thì phải làm cách nào???

1.2. Doanh thu chưa thực hiện.

Một số DN kinh doanh dịch vụ, khách hàng trả trước tiền phí dịch vụ và yêu cầu xuất hóa đơn theo lần thanh toán tiền. Kế toán không phân biệt được đó là doanh thu chưa thực hiện nên mỗi lần xuất hóa đơn đều ghi vào doanh thu. Trong lúc đó chưa có chi phí thực hiện các dịch vụ này dẫn đến LN của doanh nghiệp rất lớn một cách không đúng thực tế – > số thuế TNDN phái nộp rất lớn.

1.3. Hóa đơn xuất khẩu

Một số DN có khách hàng là bên nước ngoài hoặc một tổ chức cá nhân nào đó không cần hóa đơn GTGT, tuy nhiên khách hàng đó lại chuyển tiền qua tài khoản của công ty, công việc cung cấp hàng hóa dịch vụ đã thực hiện xong, hợp đồng đã thanh lý và mọi nghĩa vụ giữa hai bên đã kết thúc. Tuy nhiên để lợi dụng nguồn thuế GTGT phải nộp các DN đó hoãn lại việc xuất hóa đơn, thậm chí còn không xuất hóa đơn. Lúc cơ quan thuế phát hiện ra khoản này, đối chiếu với hợp đồng, thanh lý hợp đồng -> Doanh thu tăng lên và số thuế phải nộp tăng lên đồng thời.

1.4. Xuất hóa đơn mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh.

Một số DN không có chức năng kinh doanh ngành nghề này nhưng lại xuất hóa đơn cho ngành nghề đó, dẫn đến lúc kiểm tra ngoài việc bị phạt hành chính về vấn đề kinh doanh sai ngành nghề, còn bị cơ quan thuế không chấp nhận chi phí đầu vào cho những doanh thu này mà coi đây là một khoản thu nhập khác và đánh thuế trên toàn bộ doanh thu không đúng ngành nghề này.

1.5. Xuất hàng biếu tặng, tiêu dùng nội bộ….

Một số DN xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện, tiêu dùng nội bộ. . . nhưng không xuất hóa đơn GTGT nên lúc quyết toán thuế sẽ bị loại khoản này ra khỏi chi phí đồng thời tăng doanh thu các khoản này và tính thuế TNDN trên khoản doanh thu này.

1.6. Xuất mã hàng khác nhau giữa đầu vào và đầu ra

Một số doanh nghiệp mua hàng hóa theo hóa đơn GTGT ghi một mặt hàng, nhưng thực chất là một mặt hàng có nhiều hơn một chủng loại, quy cách của mặt hàng đó. Khi DN xuất hóa đơn bán ra khách hàng lại yêu cầu xuất đúng chủng loại quy cách của mặt hàng đó theo số lượng tương ứng. Lúc đó sẽ có sự khác nhau giữa tên hàng mua vào và bán ra nếu không chứng minh được hàng hóa bán ra là chi tiết từ hàng hóa mua vào thì sẽ không- được chấp nhận đầu vào và phải nộp thuế TNDN trên doanh số bán ra này. Kế toán lúc nhận hóa đơn cần phải chú ý.

1.7. Hàng ký gửi và đại lý bán đúng giá.

Một số DN chỉ nhận hàng ký gửi, đại lý bán đúng giá thì doanh thu bán hàng không phải là là số tiền bán hàng của loại hàng hóa đó mà chỉ là hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý ký gửi( nhưng kế toán lúc bán hàng do khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn cho mặt hàng này nên đã xuất ra, trong khi việc xuất hóa đơn này là của bên giao đại lý, ký gửi. Do vậy doanh thu bị tăng lên mà thực ra là doanh nghiệp không được hưởng doanh thu này.

1.8. Hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh

Một số doanh nghiệp tham gia hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh chỉ được phân chia sản phẩm, nhưng là đơn vị đứng ra bán hàng của việc hợp tác kinh doanh này, lúc khách hàng yêu xuất hóa đơn thì lại xuất cho toàn bộ giá trị hàng bán được. Do vậy bị tính thừa doanh thu mà DN không được phân chia, bị nộp thuế trên phần doanh thu không nhận được.

1.9. Điều chuyển tài sản, góp vốn vào công ty hạch toán độc lập.

Theo quy đinh tại TT 153/2010/BTC và từ 01/07/2013 áp dụng TT64/TT-BTC thay thế TT153: Thì việc điều chuyển tài sản, góp vốn bằng tài sản vào các công ty hạch toán độc lập thì phải xuất hóa đơn GTGT. Tuy nhiên đây không phải là khoản doanh thu của doanh nghiệp do vậy lúc hạch toán cần chú ý.

2. Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Các khoản chi phí đôi khi đã nằm trong danh mục các khoản chi phí được tính trừ khi xác định thuế TNDN, có hóa đơn tài chính đầy đủ, tuy nhiên xét về mặt hợp lý hợp lệ của cơ quan thuế thì không đáp ứng được. Do vậy cần lưu ý lúc hạch toán các trường hợp chi phí sau đây.

2.1 Chi phí hàng hủy do bị hư hỏng, hết hạn sử dụng:

  • Hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường và nằm trong định mức do doanh nghiệp xây dựng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
  • Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên vượt quá định mức do doanh nghiệp xây dựng thì phận vượt định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
2.1.1. Các khoản chi khoán bằng tiền mặt không có hóa đơn GTGT như công tác phí ăn trưa, lương theo doanh số. . . không theo quy định của quy chế tài chính do DN ban hành, sẽ bị áp mức tối thiểu theo quy định của nhà nước. Mức này rất thấp so với chi phí thực tế DN chi. Do vậy cần phải kiểm tra để sửa đổi hoặc bổ sung quy chế trước khi quyết toán.

2.1.2. Khoản chi phí khấu hao tài sản cố định xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống có giá trị từ 1,6 tỷ trở lên cần phải được bổ sung ngành nghề vận tài, xuất một vài hóa đơn về vận tải để hợp lý hóa phần chi phí này.

2.1.3. TSCĐ khi mua sắm cần phải hợp lý hóa sử dụng cho các bộ phận sử dụng để sao cho tài sản đó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN, nếu không cũng bị loại trừ.

2.1.4. Chi phí khấu hao TSCĐ nếu đã áp dụng phương pháp nào là phải áp dụng thống nhất từ tất cả các kỳ kinh doanh, không được thay đổi giữa chừng khi cảm thấy việc tiêu hao chi phí TSCĐ cho một kỳ nào đó quá lớn mà không có hồ sơ tài liệu chứng minh. Nếu muốn thay đổi cần phải làm các thủ tục thay đổi gửi cơ quan thuế.

2.1.5. NVL vượt mức định mức đã đăng ký với cơ quan thuế: Cần phải xây dựng định mức lớn hơn mức tiêu hao NVL thực tế từ 10-15% để tránh bị vượt mức. Trường hợp đã qua thời kỳ kế toán cần phải căn chỉnh lại sao cho mức tiêu hao thực tế nằm dưới định mức đã đăng ký. Ngoài ra còn cần phải tìm hiểu thêm về định mức của ngành, của vùng. . . để xây dựng mức hợp lý. Ví dụ về mức tiêu thụ xăng cho đơn vị vận tải.

2.1.6. NVL tiêu hao không đúng công năng kỹ thuật cũng sẽ bị loại. Ví dụ doanh nghiệp vận tải chỉ có xe chạy bằng dầu nhưng lại lấy hóa đơn xăng, thuế sẽ kiểm tra từ hồ sơ kỹ thuật của xe và sẽ loại trừ các hóa đơn xăng này.

2.1.7 . Các chi phí dưới 200.000đ quá nhiều và cho những mặt hàng không nằm trong quy định về lập bảng kê bán lẻ.

2.1.8. Tiền thù lao HĐQT cho thành viên HĐQT cần phải ,có một biên bản họp của Hội đồng cổ đông nhất trí cử các thành viên đó tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành DN hoặc nếu là thù lao kiêm nhiệm của thành viên HĐQT thì nên cộng gộp vào lương để hợp lý hóa.

2.1.9. Chi phí điện nước của văn phòng đi mượn(không phải là văn phòng thuê) nhưng không mang tên công ty. Do vậy cần hợp lý hóa bằng cách thuê VP với mức giá thấp và có đóng thuế nếu chi phí điện nước này lớn.

2.1.10. Chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê, chi phí để có được TSCĐ không thuộc TSCĐ (bằng sáng chế tài liệu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. . .) cần được phân bổ trong 3 năm nếu phân bố vượt quá 3 năm thì phần vượt đó bị loại trừ vào các năm từ năm thứ tư trở đi.

2.1.11. Các khoản tiền vay của các đối tượng là cá nhân nếu vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định thì sẽ bị loại, do đó cần phải hợp lý hóa bằng cách tăng gốc vay lên để giảm mức lãi suất xuống.

2.1.12. Do chi chiết khấu nằm trong loại chi phí bị khống chế 10%cho nên lúc xuất hóa đơn tính luôn giá đã có chiết khấu hàng bán để tránh hiện lên chi phí này.

2.1.13. Các loại chi phí bị khống chế 10% lúc thực hiện nên biến tướng thành những loại chi phí tương tự nhưng không bị khống chế như: khảo sát thăm dò, trưng bày sản phẩm, tổ chức hội chợ. . . .

2.1.14. Các khoản chi nhỏ cho việc đầu tư xây dựng cơ bản thường đưa vào chi phí của các năm chưa hình thành tài sản, tuy nhiên sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý. Do vậy cách chúng ta ghi chép sổ sách sao cho đó không phải là chi phí liên quan đến việc đầu tư xây dựng cơ bản.

2.1.15. Các hóa đơn giảm trừ doanh thu từ các khách hàng phát hành vì giảm khối lượng công việc hoàn thành, hoặc các đại lý gửi hàng xuất cho phần chiết khấu . . . kế toán cần để ý để ghi giảm chi phí tương ứng với phần hóa đơn điều chỉnh đó.

2.1.16. Chi phí lương theo doanh thu phải có quy chế rõ ràng và mỗi lần tính lương cần phải có các bảng tính toán kèm theo tương ứng với doanh thu ghi nhận trong kỳ hoặc số tiền nộp về trong kỳ. Tránh tình trạng lương tính theo doanh thu thực tế, doanh thu tính theo hóa đơn xuất ra, hoặc là tiền thu về chỉ có trên ngân hàng.

2.1.17. Chi phí sửa chữa TSCĐ phải phù hợp với tài sản hiện có, nếu không có loại tài sản theo hóa đơn sửa chữa thì cần yêu cầu người xuất hóa đơn ghi linh động theo tài sản mình hiện có. Nếu người xuất hóa đơn không đồng ý xuất thì không nên đưa vào.

2.1.18. Chi phí thu mua hàng hóa, chi phí liên quan đến việc mua TSCĐ cần phải được tính vào tiền mua hàng, TSCĐ, không được đưa vào chi phí trong kỳ. Trường hợp không sửa được số liệu thì cần phải điều chỉnh lại câu chữ, cách ghi chép sao cho đó là chi phí trong kỳ chứ không phải chi phí thu mua.

2.1.19. Nếu không có hoạt động của công đoàn cấp trên thì không nên trích phần kinh phí công đoàn vì cq thuế sẽ loại khoản này ra.

2.1.20. Cần phải cân đối số vốn đăng ký kinh doanh để sao cho các cổ đông có khả năng góp đủ vốn, nếu không chi phí đi vay sẽ không được tính ở phần tương đương vốn góp chưa đủ.

2.1.21. Xác định những hóa đơn bị mất không xin được sao y bản chính thì loại luôn ra khỏi chi phí tổng giá trị hóa đơn đó, trường hợp xin được sao y bản chính thì đưa phần thuế GTGT của hóa đơn đó vào chi phí.

2.1.22. Trường hợp hóa đơn xuất ra trước ngày có hóa đơn đầu vào thì cần thu thập các chứng từ bổ sung như: phiếu xuất kho của bên bán, biên bản giao nhận hàng. . . Tuy nhiên việc này không được tiếp diễn thường xuyên và ngày cách nhau thường không quá 5 ngày mới có khả năng giải trình với cơ quan thuế.

2.1.23. Trường hợp ký hợp đồng mua nguyên nhiên vật liệu mà đơn vị không có kho bãi chứa và viết hóa đơn 1 lần vào cuối tháng với giá trị lớn, lúc thanh toán cần phải kèm theo các chứng từ chi tiết bổ sung như: phiếu xuất kho của bên bán mỗi lần đơn vị lấy hàng, bảng kê từng ngày nhận hàng có ký nhận của bên bán và xác nhận của bên mua. . . thì chi phí đó mới hợp lý.

2.1.24. Chi phí dùng thử, khuyến mại, chiết khấu hàng bán, quà tặng khách hàng. . . cần phải được xây dựng chương trình có quy mô, chặt chẽ, số lượng xuất ra cần phải phù hợp với chương trình đã xây dựng. Các chi phí này chi cho 1 người thì chi nên để ở mức dưới 10 triệu để tránh bị đánh thuế TNCN.

2.1.25. Nếu cơ cấu lương vào chi phí thì cần cân nhắc về mức thuế TNCN phải đóng so với mức thuế TNDN phải đóng thì mức nào lớn hơn.

2.1.26. Chi phí thưởng các dịp lễ, tết hoặc theo doanh số. . . , để đưa vào chi phí thì cần biến tướng sang một loại chi phí khác như hỗ trợ tăng thêm ăn trưa, lương kinh doanh năm.

Chúc các bạn thành công nhé

Nguồn ke - toan .com trích :BTLP

Các bạn có thể tham khảo một số chủ đề cùng chuyên mục

 
" Cần phải cân đối số vốn đăng ký kinh doanh để sao cho các cổ đông có khả năng góp đủ vốn, nếu không chi phí đi vay sẽ không được tính ở phần tương đương vốn góp chưa đủ."
Em k hiểu phần này, anh/ chị giải thích giúp em đc không ạ
 
Anh/ chi cho em hỏi, nếu là công ty TNHH với vốn ban đầu là 1.8 tỷ, trong quá trình kinh doanh phải vay ngân hàng hơn 5 tỷ. Như vậy có cần phải làm tăng vốn điều lệ không ạ, trường hợp không tăng vốn điều lệ mà vay ngoài có lãi suất thì khoản vay và lãi suất đó được tính vào chi phí không ạ.
 
" Cần phải cân đối số vốn đăng ký kinh doanh để sao cho các cổ đông có khả năng góp đủ vốn, nếu không chi phí đi vay sẽ không được tính ở phần tương đương vốn góp chưa đủ."
Em k hiểu phần này, anh/ chị giải thích giúp em đc không ạ

Ví dụ, vốn của bạn 10 tỷ, nhưng công ty chỉ mới góp 5 tỷ. Vậy chi phí lãi vay chỉ được chấp nhận theo tỷ lệ 50% thôi.
 
Anh/ chi cho em hỏi, nếu là công ty TNHH với vốn ban đầu là 1.8 tỷ, trong quá trình kinh doanh phải vay ngân hàng hơn 5 tỷ. Như vậy có cần phải làm tăng vốn điều lệ không ạ, trường hợp không tăng vốn điều lệ mà vay ngoài có lãi suất thì khoản vay và lãi suất đó được tính vào chi phí không ạ.

Về cơ bản, nguyên tắc để được ghi nhận chi phí lãi vay là đã góp đủ vốn và chi phí lãi vay này phải phục vụ cho mục đích kinh doanh. Việc sử dụng cấu trúc vốn ( vay/ vốn chủ sở hữu) đến thời điểm hiện tại là do doanh nghiệp tự quyết định. Do vậy, bạn không cần tăng vốn điều lệ thì chi phí lãi vay vẫn được trừ nếu đã góp đủ vốn và vay cho kinh doanh.
 
Anh/ chi cho em hỏi, nếu là công ty TNHH với vốn ban đầu là 1.8 tỷ, trong quá trình kinh doanh phải vay ngân hàng hơn 5 tỷ. Như vậy có cần phải làm tăng vốn điều lệ không ạ, trường hợp không tăng vốn điều lệ mà vay ngoài có lãi suất thì khoản vay và lãi suất đó được tính vào chi phí không ạ.
Công ty TNHH A với vốn ban đầu là 1.8 tỷ, trong quá trình kinh doanh phải vay ngân hàng hơn 5 tỷ => là điều bình thường và không cần phải tăng vốn điều lệ lên làm gì vì chỉ tăng vốn điều lệ khi:

- Tăng tính đảm bảo cam kết và uy tín với đối với khách hàng

- Khách hàng sẽ an tâm hơn khi cùng làm việc với công ty có vốn điều lệ cao vì vốn điều lệ càng cao thì nếu có rủi ro về các hoạt động giao dịch sẽ được đảm bảo , ví dụ vốn 1.8 tỷ lỡ làm hư một lô hàng 5 tỷ thì DN A về mặt pháp lý chỉ trịu trách nhiệm so với số vốn đã đăng ký là 1.8 tỷ vậy trong trường hợp DN ký với DN B có rủi ro về lô hàng X thì công ty A chỉ đền tối đa 1.8 tỷ khi DN A tuyên bố phá sản phần còn lại 5-1.8 tỷ = 3.2 tỷ DN B kêu trời, Nếu DN đăng ký vốn điều lệ 10 tỷ thì rủi ro lô hàng 5 tỷ kia DN A phải có trách nhiệm bồi hoàn hết cho DN B cho dù trong túi DN A ko còn xu nào
 
" Cần phải cân đối số vốn đăng ký kinh doanh để sao cho các cổ đông có khả năng góp đủ vốn, nếu không chi phí đi vay sẽ không được tính ở phần tương đương vốn góp chưa đủ."
Em k hiểu phần này, anh/ chị giải thích giúp em đc không ạ


Về chi phí lãi vay có chấp nhận là chi phí hơp lý hay không khi góp vốn điều lệ thiếu bạn tham khảo:

CHI PHÍ LÃI VAY KHI GÓP VỐN ĐIỀU LỆ CÒN THIẾU

Giai đoạn từ 2013 trở về trước cách tính như sau:

Căn cứ: THÔNG TƯ 130 /2008/TT-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ

2.15. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

Theo Công văn 2826/TCT-CS 2014 chi trả lãi tiền vay liên quan đến vốn góp

Tại Điểm 2.16 Điều 6 Chương 2 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.”


+ Cách thức xác định chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp được thể hiện tại ví dụ cụ thể như sau:- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2013, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.


- Thực tế ngày 02/01/2013, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốnđiều lệ đã đăng ký). Công ty A đi vay thêm 4 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Ngày 01/04/2013, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký). Từ 01/04/2013 đến 31/12/2013 các thành viên không góp thêm vốn.

- Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.

Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:

Cách 1:

- Như vậy, chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ của giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng x 40% = 240 triệu đồng, của giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng x 20% = 80 triệu đồng.

- Trong 1 tỷ đồng chi phí lãi tiền vay năm 2013, Công ty A không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền chi trả lãi tiền vay là 320 triệu đồng.

- Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 320.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu


Cách 2 :

+Theo quy tắc tam xuất: lãi tiền vay giai đoạn 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng

10.000.000.000 < = > 600.000.000

4.000.000.000 < = > = x =?

+Xách định chi phí hợp lý được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2013

- Phần vốn góp còn thiếu tương ứng chi phí lãi vay bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN là :-(600.000.000 x 4.000.000.000)/ 10.000.000.000=240.000.000

- Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 240.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu

+Theo quy tắc tam xuất: lãi tiền vay giai đoạn 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng

10.000.000.000 < = > 400.000.000

2.000.000.000 < = > = x =?

+Xách định chi phí hợp lý được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2013

- Phần vốn góp còn thiếu tương ứng chi phí lãi vay bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN là :-(400.000.000 x 2.000.000.000)/ 10.000.000.000=80.000.000

- Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 80.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu


Giai đoạn từ 2014 trở đi

Căn cứ:NGHỊ ĐỊNH Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

e) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị tài sản; lãi vay vốn để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;

Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 78/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.


Căn cứ: Thông tư Số: 96/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tưđã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.


Công văn số :10002/CT-TT&HT, Ngày phát hành :17/09/2015 V/v chi phí trả lãi vay – Của cục Thuế Bình Dương trả lời Công ty TNHH GTM


+ Cách thức xác định chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp được thể hiện tại ví dụ cụ thể như sau:

Trường hợp 01:- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2014, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.


- Thực tế ngày 02/01/2014, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốnđiều lệ đã đăng ký). Công ty A đi vay thêm 4 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Ngày 01/04/2014, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký). Từ 01/04/2014 đến 31/12/2014 các thành viên không góp thêm vốn.

- Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.

Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:

Xác định chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý:

- Số chi phí lãi vay từ tháng 02/01 đến hết tháng 31/012 của số phần vồn vay 4.000.000.000 đồng = 4.000.000.000 đồng vốn điều lệ còn thiếu. Phần này bị loại khỏi chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN; chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ của giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/12 là 1 tỷ đồng

- Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2014 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= 1 tỷ đồng chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu


Trường hợp 02:- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2014, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.


- Thực tế đến ngày 02/01/2014, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốnđiều lệ đã đăng ký).

- Ngày 01/02/2014 Công ty A đi vay thêm 5 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh lãi suất 10%/năm thời hạn vay là 2 năm

- Ngày 01/01/2015, các thành viên góp thêm 4 tỷ đồng để hoàn thành số vốn đăng ký kinh doanh

Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:

Xác định chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý:

- Chi phí lãi vay năm 2014 từ ngày 01/02/2014 đến ngày 31/12/2014= 5 tỷ đồng x 10%/12 x 11 tháng = 458.333.333 đ

- Xuất Toán chi phí: Phần chi phí lãi vay tương với phần vốn góp điều lệ còn góp thiếu là 4 tỷ không được tính vào chi phí hợp lý= 4 tỷ đồng x 10%/12 x 11 tháng = 366.666.667 đ

- Chi phí lãi vay hợp lý được trừ: Phần chi phí lãi vay tương ứng với phần tiền vay được trừ khi xác định thuế TNDN: 458.333.333 đ-366.666.667 đ= 91.666.667 đ

- Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2014 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= 366.666.667 đ chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu


- Chi phí lãi vay năm 2015: 5 tỷ đồng x 10%=500 triệu đồng do đã góp vốn đã đủ nên toàn bộ chi phí lãi vay năm 2015 được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của năm mà không bị xuất toán


- Chi phí lãi vay năm 2016: 5 tỷ đồng x 10%/12= 41,666,667 đồng do đã góp vốn đã đủ nên toàn bộ chi phí lãi vay năm 2016 được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của năm mà không bị xuất toán
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top