Kiến thức về Hóa đơn điện tử cho Kế toán doanh nghiệp

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Hóa đơn điện tử như nào là hợp pháp?

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Theo đó, ngoài những quy định về đối tượng sử dụng, Nghị định cũng nêu rõ các trường hợp HĐĐT hợp pháp và HĐĐT không hợp pháp.

Vậy hóa đơn điện tử hợp pháp là HĐĐT đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin cùng các điều kiện dưới đây.

1, Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế

2, Hóa đơn điện tử gồm các loại
: Hóa đơn giá trị gia tăng; Hóa đơn bán hàng. Và một số loại hóa đơn khác gồm: Tem điện tử, thẻ điện tử, vé điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, phiếu thu điện tử hay các chứng từ điện tử có tên gọi khác.

Các loại Hóa đơn điện tử nêu trên phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.

hoa-don-dien-tu(1).jpg

3, Quy định về nội dung trên hóa đơn điện tử phải có: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế); Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng; Tổng số tiền thanh toán.

Ngoài ra, HĐĐT còn có chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán; Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có); Thời điểm lập HĐĐT; Mã của cơ quan thuế đối với HĐĐT có mã của cơ quan thuế; Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

4, Quy định về thời điểm lập HĐĐT
>> Xem TẠI ĐÂY.


Nếu không đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin và đáp ứng các điều kiện nêu trên thì HĐĐT không được coi là hợp pháp.

>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Theo Tạp chí Tài chính
 


Trong kế toán doanh nghiệp, hai phương pháp được sử dụng chính là Kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích . Nếu kế toán tiền mặt để ghi nhận doanh thu và chi phí theo nguyên tắc thực thu – thực chi thì kế toán dồn tích ghi nhận doanh thu và chi phí dựa trên nguyên tắc dự thu – dự chi.

Cả hai đều có các tác động khác nhau đến báo cáo thu nhập (BCTN) của doanh nghiệp. Cụ thể , hãy cùng tìm hiểu qua bài phân tích sau:

Sự khác biệt giữa phương pháp kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích


ke-toan-don-tich-va-ke-toan-tien-mat-1.jpg



ke-toan-don-tich-va-ke-toan-tien-mat-2.jpg

Bảng 2: Những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp kế toán dồn tích và kế toán tiền mặt

Chọn sử dụng phương pháp kế toán dồn tích hay kế toán tiền mặt trong thực tiễn

Cả hai phương pháp kế toán trên đều có những thế mạnh riêng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán dồn tích có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp kế toán tiền mặt. Doanh nghiệp có thể cân nhắc quy mô và sự phức tạp của doanh nghiệp mình, mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

>> Chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN và mức khống chế một số chi phí được áp dụng năm 2018.

Theo Tạp chí tài chính
 
Những lưu ý cho doanh nghiệp khi lập bảng cân đối kế toán
Kế toán trong doanh nghiệp khi lập bảng cân đối kế toán thường gặp một số sai sót phổ biến như:

1. Sai sót về hình thức như sai về: đơn vị tính, thiếu chữ ký trong bảng cân đối kế toán, sai thời gian lập bảng cân đối kế toán.
2. Sai sót về nội dung: một số lỗi điển hình về nội dung rất hay mắc phải như sai ở chi tiêu "Tiền và các khoản tương đương tiền"; sai về ghi nhận thông tin chưa đúng lãi/ lỗ khi bán chứng khoán; Trích lập dự phòng các khoản tồn kho, dự phòng tổn thất do đầu tư, nợ khó đòi... Hay như sai sót ở chi tiêu "Hàng tồn kho" và doanh nghiệp không dự kiến được tổn thất từ các khoản nợ phải thu khi đến hạn thanh toán mà chưa thu hồi được...



Do vậy, khi lập bảng cân đối kế toán các doanh nghiệp cần lưu ý thêm những vấn đề sau như:
  • Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ, những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư Có.
  • Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì ghi ở phần “tài sản”, nếu số dư chi tiết là số dư có thì ghi ở phần “nguồn vốn”.
  • Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK: 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư có, nhưng khi lên bảng cân đối kế toán thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần “nguồn vốn”, nhưng ghi theo số âm.
Ngoài việc lập bảng cân đối kế toán thì cuối năm tài chính cán bộ kế toán và nhân sự còn cần thực hiện nhiều công việc khác mà bạn đọc có thể tham khảo tại đây.
 
Áp dụng quy định mới về kiểm toán nội bộ từ 01/4/2019

Theo Nghị định số 05/2019/NĐ-CP, những cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp sẽ phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ. Đây được xem là khung pháp lý toàn diện đầu tiên về hoạt động kiểm toán nội bộ tại các đơn vị, các công ty niêm yết, các doanh nghiệp có vốn sở hữu Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con.

Mục tiêu của kiểm toán nội bộ nhằm thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị. kiểm toán nội bộ phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản gồm tính độc lập, tính khách quan và tuân thủ pháp luật.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tại Nghị định này gồm các đơn vị trong khu vực công, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ.

Nghị định không quy định về tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ, chỉ quy định về công tác kiểm toán nội bộ được thực hiện thế nào, nhiệm vụ cùng các bộ phận liên quan đến công tác kiểm toán nội bộ.

Đối với các đối tượng mà pháp luật chuyên ngành có quy định phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.

Để các quy định sớm đi vào thực tiễn và tạo thuận lợi cho các đơn vị, Bộ Tài chính còn ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ cho 4 đối tượng phải thực hiện kiểm toán nội bộ quy định tại Nghị định, trong đó có các doanh nghiệp, ban hành quy định về chuẩn mực kiểm toán nội bộ.

>> 3 công việc quan trọng kế toán cần hoàn thành trong tháng 3/2019

Theo Tạp chí tài chính
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top