Kiến thức quản trị về Bán lẻ trong doanh nghiệp

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Làm sao để Quản trị hệ thống phân phối bán lẻ hiệu quả?


Quan-ly-he-thong-phan-phoi-ban-le.jpg


Để quản trị hệ thống phân phối bán lẻ hiệu quả trong doanh nghiệp, cần chú ý tới những vấn đề sau:

1. Bước 1, xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ

  • Xác định thị trường mục tiêu phù hợp mục tiêu phát triển và sản phẩm của doanh nghiệp. Hãy đặt câu hỏi và đưa ra trả lời cụ thể: Ai (ai mua?), Thời điểm nào, Mua ở đâu, mua như thế nào doanh nghiệp sẽ có thể đưa đáp án cho việc xác định thị trường mục tiêu và xây dựng hệ thống phân phối phù hợp.
  • Thiết kế cấu trúc phân phối: dựa vào cơ sở của thị trường mục tiêu cộng thêm các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, khả năng tài chính.
  • Đưa ra chiến lược Marketing hợp lý, thu hút.
  • Lựa chọn thành viên trong hệ thống phân phối: bất kỳ một công ty nào cũng phải tuyển chọn các thành viên kênh và thành viên kênh tiềm năng một cách cẩn thận để họ có tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty cũng như uy tín của doanh nghiệp sau này.
2. Bước 2, quản trị hệ thống phân phối bán lẻ
  • Nắm bắt kịp thời tình hình phân phối, nhu cầu thị trường để đảm bảo cung cấp cho các kênh phân phối dòng sản phẩm tốt nhất, khả năng bán được doanh số cao nhất. Doanh nghiệp còn phải có những trợ giúp về quảng cáo, chiến dịch thúc đẩy bán hàng để lôi cuốn thu hút người mua.
  • Đưa ra chương trình đào tạo phù hợp và mang tính định kỳ thường xuyên nhằm xây dựng đội ngũ bán hàng có kỹ năng tốt, nắm bắt đặc tính sản phẩm và còn có khả năng phân tích hiểu nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.
  • Đánh giá kết quả định kỳ thường xuyên, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để thống kê, đánh giá cho phù hợp: doanh số bán, số lượng bán, độ phủ của các mặt hàng…
  • Có những điều chỉnh kịp thời khi nhận thấy sự cần thiết của việc thay đổi
3. Lựa chọn công nghệ áp dụng vào quản trị hệ thống phân phối bán lẻ

Mang vai trò thống kê kịp thời dữ liệu bán hàng, đưa ra chính sách giá, chương trình khuyến mãi, chiết khấu phù hợp không thể bỏ qua việc ứng dụng công nghệ vào quản lý hệ thống bán lẻ. Phần mềm quản trị hệ thống bán lẻ của BRAVO 7 là một công cụ đắc lực trong vấn đề quản lý việc phân phối đầu ra sản phẩm với các chức năng:

  • Quản lý danh sách và hệ thống phân phối: cửa hàng, showroom…
  • Quản lý chính sách giá và chương trình chiết khấu, khuyến mãi chặt chẽ và linh hoạt
  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, tiện lợi cho nhân viên bán hàng vừa bán hàng, vừa chọn các hình thức thanh toán: tiền mặt, thẻ, voucher, coupon…
  • Quản lý danh sách khách hàng thân thiết, khách hàng VIP
  • Thống kê bán hàng theo mặt hàng, ca (phiên bán hàng), theo nhân viên, theo cửa hàng, theo vùng …
  • Quản lý kho cửa hàng và việc luân chuyển hàng hóa giữa các cửa hàng/ showroom
  • Phân quyền chặt chẽ theo cấp độ người dùng, kết nối hệ thống quản trị doanh nghiệp (Kho, kế toán – tài chính – Tính lương hoa hồng cho nhân viên bán hàng…)
 
Phần mềm quản lý dành riêng lĩnh lực siêu thị mini tiện lợi

Phan-mem-quan-ly-ban-hang-sieu-thi-mini(1).jpeg

  • Tìm hiểu phần mềm quản lý bán hàng siêu thị mini tiện lợi
Trên thị trường có rất nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ cửa hàng quản lý hoạt động bán hàng hằng ngày của mình. Có những giải pháp với chi phí thấp, nhưng cũng có những giải pháp tiêu tốn hàng tỷ đồng để đầu tư và hàng trăm triệu đồng để vận hành hàng tháng. Vậy việc xác định đâu mới là giải pháp phù hợp để lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng siêu thị phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Để lựa chọn được một phần mềm quản lý bàn hàng siêu thị phù hợp với mình, doanh nghiệp cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố như ngân sách đầu tư, khả năng đáp ứng của phần mềm, năng lực tiếp nhận và triển khai của doanh nghiệp tuy nhiên phần quan trọng nhất là hiệu quả mà phần mềm mang lại cho hoạt động kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp.

Một minh họa với chuỗi cửa hàng siêu thị mini tiện lợi, việc sử dụng giải pháp đóng gói có sẵn sẽ không thể nào đáp ứng được nhu cầu thay đổi liên tục về chính sách giá, chương trình khuyến mãi, vì lẽ đó giải pháp với chi phí đầu tư lớn đôi khi sẽ phù hợp vì nó hoàn toàn đủ sức để thay đổi đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

  • Về phần mềm quản lý bán hàng siêu thị theo mô hình chuỗi hệ thống
Với phần mềm quản lý bán hàng siêu thị - mô hình chuỗi hệ thống thì có nhiều điểm khác biệt và đòi hỏi nhiều thứ hơn, bởi nhu cầu quản trị của doanh nghiệp luôn ở mức rất cao vì trong thị trường này mức độ cạnh tranh là rất lớn. Đôi khi sự chênh lệch 100đ giá sản phẩm sẽ là sự khác biệt rất lớn về lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cũng vậy.

Vậy, yêu cầu của một phần mềm quản lý bán hàng siêu thị với mô hình chuỗi hệ thống cũng rất khắt khe, dưới đây có thể liệt kê từ đơn giản đến phức tạp như sau:

- Thống kê số lượng bán hàng hằng ngày

- Thống kê nhập – xuất – tồn chi tiết theo kho (điểm bán) theo mặt hàng

- Thống kê doanh số bán, lãi gộp theo mặt hàng chi tiết theo nhân viên bán hàng

- Thống kê tiền mặt, chi tiết loại tiền hỗ trợ kiểm kê chuyển ca nhanh

- Thống kê hàng hết hạn, sắp hết hạn sử dụng

- Quản lý thông tin thẻ thành viên, tích điểm thành viên

- Chức năng quản lý bảng giá, chương trình khuyến mãi

- Báo cáo phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, biểu đồ so sánh giữa các thời kỳ hỗ trợ nhà quản trị phân tích nguyên nhân tăng/giảm doanh thu của các cửa hàng

- Ngoài ra, ở mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu đặc thù khác đáp ứng chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

  • Giải pháp BRAVO (POS) ưu việt dành riêng cho chuỗi cửa hàng bán lẻ
Giải pháp BRAVO là một trong những lựa chọn được nhiều khách hàng quy mô lớn lựa chọn. Một trong những ưu thế của giải pháp POS do BRAVO cung cấp là có thể quản lý toàn diện chuỗi cửa hàng với nhiều yêu cầu đặc thù quản lý chuyên sâu và phức tạp. Cộng thêm khả năng tích hợp và mở rộng các phân hệ quản lý ở các bộ phận khác, giúp quy trình quản lý của doanh nghiệp trở nên hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

>> Thông tin chi tiết về phần mềm POS của BRAVO
 
Nhận định về xu hướng mới của thị trường bán lẻ 2018


Trong thị trường bán lẻ Việt Nam, Hàng Nhật Bản đang chiếm thị phần ngày càng cao.

ban-le.jpg

Một buổi giới thiệu sản phẩm của Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (Nguồn: Internet)

1. Xu hướng mua sắm online ngày càng phổ biến
Trong báo cáo nghiên cứu của Công ty CBRE Việt Nam gần đây, cũng ghi nhận ý kiến khoảng 1.000 người tại TP.HCM và Hà Nội cho thấy 25% số NTD được khảo sát dự định sẽ giảm tần suất mua sắm tại cửa hàng thực tế. Trong khi đó, 45 - 50% số người được hỏi cho rằng họ sẽ mua sắm trực tuyến thông qua máy tính để bàn/máy tính xách tay hay điện thoại thông minh/máy tính bảng, thường xuyên hơn trong tương lai. Kết quả khảo sát của BSA cũng cho thấy xu hướng mua bán online ngày càng rõ rệt, đặc biệt với giới tiêu dùng trẻ. So với năm 2017, chỉ sau một năm, số NTD chọn mua online đã tăng gấp 3 lần (2,7%).

Ngoài ra, tất cả các sản phẩm tiêu dùng ít nhiều đều được người tiêu dùng lựa chọn mua online. Nổi bật chiếm tỷ lệ 10-30% là dòng sản phẩm thuộc các ngành hàng: thiết bị đồ điện tử kỹ thuật cao; đồ chơi – dụng cụ thể thao; mỹ phẩm; chăn mền, drap, gối, rèm cửa; dụng cụ làm đẹp; văn phòng phẩm và các mặt hàng thời trang.

Kênh thông tin online ngày càng được nhiều NTD tiếp cận và chọn là kênh tham khảo thông tin chính khi lựa chọn sản phẩm, đặc biệt là NTD ở khu vực thành thị. Theo kết quả khảo sát HVNCLC 2018, có tới 23% NTD lựa chọn các kênh online để tham khảo thông tin trước khi quyết định mua sản phẩm, tăng 5% so với kết quả khảo sát HVNCLC năm 2017 (18%) ở tất cả các kênh thông tin online, trong đó website công ty có tỷ lệ tham khảo tăng gấp đôi từ 3,3% lên 6,7%. Đây cũng là kênh thông tin mà DN hoàn toàn chủ động tạo ra nội dung thông tin để tiếp cận, thu hút và chinh phục NTD.


2. Xu thế sính hàng ngoại tiếp tục lên ngôi
Một xu hướng đáng chú ý khác là sự thay đổi về xu hướng tiêu dùng. Theo kết quả khảo sát HVNCLC 2018, mặc dù sản phẩm trong nước còn chiếm ưu thế trên thị trường với tỷ lệ số đông người tiêu dùng yêu thích và thường mua dùng (51% và 60%) nhưng tỷ lệ này đã giảm đáng kể (lần lượt giảm 27% và 32%) so với kết quả khảo sát năm 2017. Trong khi đó, các sản phẩm của Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản đang từng ngày cạnh tranh giành niềm tin, chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt khi hàng Trung Quốc bị nhiều người quay lưng.

>> Từ khóa “hot” của giới kinh doanh 2018.

Theo Báo Hải quan
 

Phần mềm quản lý bán hàng là một trong những phân hệ cơ bản thuộc Hệ thống Giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể (BRAVO 8 ERP-VN) mà BRAVO hiện cung cấp chính trên thị trường.

Bài sẽ hướng dẫn các bạn 7 bước làm trên phần mềm quản lý bán hàng trên phần mềm BRAVO.
Cụ thể:

Bước 1. Ghi nhận yêu cầu khách hàng
Có những hình thức để nhận thông tin là “Đơn đặt hàng mua”, điện thoại yêu cầu trực tiếp từ khách hàng. Thông tin sau quá trình trao đổi để làm rõ nhu cầu sẽ được nhập vào phần mềm qua tính năng này.

Yen_G9.jpg

Muốn tăng tốc độ nhập liệu, bạn chỉ cần nhập tên và địa chỉ. Khi lưu, chương trình sẽ tự động tạo mã khách hàng trong danh mục (và cập nhật lại vào phiếu). Khi có thêm thông tin muốn đư a vào, bạn có thể vào danh mục khách hàng để bổ sung cho đầy đủ.

Bước 2. Lập Bảng giá bán hàng
Khi nhập vào hóa đơn bán hàng, chương trình sẽ tự động lấy ra giá bán dựa theo bảng giá gần nhất của mặt hàng đó.

Bạn cũng hoàn toaNF có thể tự động đặt đơn giá bán mới sẽ tăng/ giảm bao nhiêu % so với giá bán hiện thời hoặc so với giá vốn trung bình bằng cách nhập số % điều chỉnh vào ô “Tự điều chỉnh giá mới so với giá hiện thời” (hoặc so với giá vốn TB).

%5E238EA6BFCED51FDB38CF9EB1AE525CA0A91444C8EB79FD604A%5Epimgpsh_fullsize_distr.png

Bước 3. Lập Báo giá
Bước này, báo giá có thể được lập dựa trên phiếu “Yêu cầu khách hàng”.

Yen_G9_1.jpg

Bước 4. Đặt hàng bán (SO)

Bước 5. Hợp đồng bán
Người dùng cũng cần chú ý tới phần thiết lập Hợp đồng bán. Tại bước này, bạn có thể soạn thảo và in hợp đồng từ phần mềm. Các thông tin trên hợp đồng đa số đều có trên Đơn hàng bán.

Bước 6. Hóa đơn bán hàng
Yen_G9_2.jpg

- Trên chương trình, Hóa đơn bán hàng sẽ kiêm phiếu xuất. Vì vậy, người dùng không cần lập thêm phiếu xuất kho và không cần nhập giá trị tiền vốn, chương trình sẽ tự động áp giá sau khi tính giá vốn vật tư, hàng hóa, thành phẩm xuất kho bằng chức năng “Tính giá vốn” của chương trình.

Nếu doanh nghiệp có lập phiếu xuất kho song song với hóa đơn thì trên hóa đơn bỏ trống mã kho để chương trình chỉ lấy số liệu của phiếu xuất để tính toán tồn kho.

- Nếu hóa đơn không đồng thời là phiếu xuất kho thì ta sẽ bỏ trống cột mã kho trong hóa đơn và lập một phiếu xuất độc lập khác khi hàng xuất ra khỏi kho.

Bước 7. Hàng bán bị trả lại
Khi hàng bán bị trả lại, cần làm 3 định khoản gồm:

- Định khoản doanh thu hàng bán bị trả lại tài khoản 531.

- Định khoản giá vốn đúng bằng giá vốn của hóa đơn xuất.

- Định khoản thuế (nếu có).

Cách làm phần mềm quản lý bán hàng đối với mục Hàng bán bị trả lại như sau:

Bước 1: Mở màn hình cập nhật chứng từ phiếu hàng bán bị trả lại;

Bước 2: Cập nhật các thông tin trên đầu phiếu (số chứng từ, ngày chứng từ, đối tượng…);

Bước 3: Kích đúp vào nút “Lấy chi tiết hóa đơn bán hàng” tại khung bên trái, chương trình sẽ liệt kê một danh sách các hóa đơn của đối tượng đó;

Bước 4: Tích chọn những hóa đơn có hàng bị trả lại. Sau khi chọn xong, nhấn nút “Close” trên cùng bên phải để chương trình tự động lấy thông tin những vật tư, hàng hóa trong các hóa đơn đó;

Bước 5: Nhập số lượng bị trả lại của từng mặt hàng;

Bước 6: Nhấn lưu để hoàn tất.

Bước 8. Thu tiền khách hàng
Ghi nhận thanh toán của khách hàng có thể qua tài khoản ngân hàng hoặc tiền mặt. Trong quá trình nhập liệu cần chú ý đến tài khoản công nợ phải thu, mã đối tượng phải khớp với trên hóa đơn. Để chọn hóa đơn có hạn thanh toán, sau khi nhập đầy đủ dữ liệu trên lưới, ta dùng chuột bấm vào nút có dấu cộng (+) ở cột đầu tiên (bên trái cột Giao dịch). Chương trình sẽ tự động tìm kiếm các hóa đơn chưa tất toán có trùng tài khoản và đối tượng trên dòng đó. Dùng chuột chọn vào cột Thanh toán và nhập số tiền vào cột Trả tiền.

>> Xem thêm: Tổng quan về phân hệ phần mềm quản lý bán hàng trên Phần mềm BRAVO.
 
Nhiều lưu ý về quy định đăng ký doanh nghiệp

Nhiều quy định đăng ký doanh nghiệp đã được Chính phủ điều chỉnh và thêm mới tại Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018.

Căn cứ Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp đã quy định sửa đổi và thêm mới nhiều nội dung như: thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp; công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp…

dang-ky-doanh-nghiep.jpg

Về đăng ký thành lập doanh nghiệp


Về đăng ký thay đổi vốn điều lệ và thay đổi tỷ lệ vốn góp


Về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

>> Chi tiết mời xem tại đây.


Theo Tạp chí tài chính
 
Điểm danh 3 nguyên tắc của kiểm toán nội bộ

Ngày 22/1 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ, quy định cụ thể các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ.

nguyen-tac-kiem-toan-noi-bo.jpg

Cụ thể, kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp phải tuân thủ đủ 3 nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được cùng lúc đảm nhận các công việc của nhóm đối tượng kiểm toán nội bộ. Đồng thời, đơn vị cần cam kết rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất kỳ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ làm báo cáo và đánh giá.

Nguyên tắc khách quan: Khi kiểm toán nội bộ, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác và công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề kiểm toán nội bộ.

>> Cập nhật lịch nộp các báo cáo Thuế năm 2019.

Nguồn: Tạp chí tài chính
 
Bài toán về dữ liệu lớn cho doanh nghiệp bán lẻ thời đại 4.0


Khai thác dữ liệu - chìa khóa để thành công
Thông tin có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các công ty. Nó tác động đến các doanh nghiệp mọi mặt từ bên trong đến bên ngoài.

bravo-cach-mang-4-0.jpg


Việc khai thác tốt nguồn thông tin này chính là chìa khóa giúp các công ty thành công.

Nếu doanh nghiệp nắm được cách thức khai thác tốt thì nó sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị cho khách hàng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng trong mua sắm và rất nhiều lợi ích khác nữa.

Với khối lượng dữ liệu được hình thành tăng chóng mặt như hiện nay chắc chắn nếu là một chủ công ty, bạn sẽ biết được doanh nghiệp mình sẽ gặp những khó khăn gì khi không tự cứu mình bằng những công cụ hỗ trợ, cách thức tiên tiến để xử lý khối lượng thông tin khổng lồ có được. Do vậy, khi lựa chọn một giải pháp phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp, khách hàng sẽ ưu tiên chọn những nhà cung cấp giải quyết được cho họ bài toán “dữ liệu lớn”.

BRAVO 8 (ERP-VN) – giải pháp giúp doanh nghiệp xử lý bài toán dữ liệu lớn

Sản phẩm BRAVO 8 (ERP-VN) là sản phẩm ra mắt vào thời gian cuộc cách mạnh 4.0 bùng nổ, nó giải quyết tối ưu được nhiều yêu cầu quản lý ngày càng cao của các doanh nghiệp hiện nay, trong đó có bài toán lưu trữ, xử lý và phân tích “dữ liệu lớn”.

bravo-8-erp-vn-vneconomy-1.jpg


>> Xem thêm: BRAVO 8 là bước đột phá công nghệ và tư duy của thị trường ERP Việt Nam.

Với rất nhiều công ty đặc biệt là các đơn vị thuộc lĩnh vực thương mại bán lẻ thì lượng dữ liệu cần lưu trữ cũng như cần xử lý mỗi ngày, thậm chí là hàng giờ, là rất lớn. Dữ liệu được tăng theo cấp số nhân bắt buộc cần các đơn vị bán lẻ có phương án quản lý tốt. Bài toán quản lý kho cũng như quản lý bán lẻ khiến các doanh nghiệp này đau đầu nhất. Phần mềm ERP của BRAVO giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các bài toán đặt ra của thời đại 4.0


bravo-tuoi-18-anh-2.jpg


Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bán lẻ tin tưởng sử dụng phần mềm BRAVO như: Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Công ty TNHH thương mại Boo, Công ty TNHH Bình Giang (Bình Giang Mart) … Với bề dày kinh nghiệm 19 năm và những công nghệ mới được ứng dụng chắc chắn trong thời gian tới BRAVO sẽ còn giải quyết nhiều bài toán khó trong các doanh nghiệp hơn nữa.
 
Bán lẻ trong các chuỗi cửa hàng - Bài toán chưa bao giờ dễ dàng

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, mô hình kinh doanh bán lẻ theo chuỗi có nhiều ưu điểm phù hợp với nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng Việt Nam.

ban-le-trong-cac-chuoi-cua-hang-2.png


Tuy nhiên, việc phát triển khá nóng của thị trường bán lẻ với mô hình chuỗi cũng đặt ra nhiều vấn đề về quản trị, nhân sự, vận hành hệ thống... Theo các nghiên cứu mới nhất về thị trường bán lẻ, trải nghiệm mua hàng tốt là yếu tố sống còn để kéo khách quay lại và tạo nguồn doanh thu ổn định cho cửa hàng.

BRAVO 8 (ERP-VN) có thể giúp các doanh nghiệp bán lẻ giải quyết được các bài toán khiến họ đau đầu bấy lâu nay.

Trong năm 2019 ngành bán lẻ của Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc. Điều mà các doanh nghiệp bán lẻ cần làm để đứng vững trên thị trường và tận dụng được những lợi thế chính là áp dụng công nghệ và thay đổi tư duy kinh doanh. Từ đó cải cách quy trình quản lý, điều hành cửa hàng đáp ứng xu hướng thương mại điện tử là những yêu cầu mang tính chiến lược quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp tham gia thị trường bán lẻ.

Bởi hiện Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Hiệp định lịch sử này có tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành, kể cả sản xuất, thương mại và dịch vụ đặc biệt là ngành bán lẻ. Cơ hội luôn đi kèm với thách thức.

Quy trình bán lẻ phổ biến tại các chuỗi cửa hàng: (tham khảo hình bên)

ban-le-trong-cac-chuoi-cua-hang-1.png




Một số tính năng quản lý bán lẻ được phần mềm BRAVO hỗ trợ tốt khách hàng:

Danh mục loại thẻ khách hàng thân thiết
Chức năng này khai báo danh sách các loại thẻ hội viên, sử dụng khi doanh nghiệp áp dụng hình thức khuyến khích cho những khách hàng quen. Thẻ khách hàng có thể dùng cho nhiều lần mua hàng, để gắn bó thì doanh nghiệp sẽ có tích lũy điểm và chính sách khuyến mãi sao cho khách hàng luôn gắn bó cùng doanh nghiệp.

Danh mục thẻ khách hàng thân thiết
Chức năng này khai báo các thẻ khách hàng đã phát hành. Khi khách hàng đến mua hàng, có thể sử dụng thẻ khách hàng này để được hưởng chiết khấu, giảm giá.

Danh mục loại phiếu mua hàng
Chức năng này khai báo danh sách các loại phiếu mua hàng. Phiếu mua hàng được tặng khi giá trị mua hàng thỏa mãn chính sách khuyến mãi của người bán và chỉ sử dụng được cho 01 lần duy nhất khi khách hàng đến mua hàng sau đó.

Danh mục phiếu mua hàng
Chức năng này cập nhật các phiếu mua hàng đã phát hành. Khi khách hàng đến mua hàng, có thể sử dụng phiếu mua hàng này để được hưởng chiết khấu, giảm giá.

Máy trạm làm việc
Danh mục này khai báo danh sách các máy trạm được chạy chương trình bán lẻ. Mỗi máy tính được khai báo để chỉ xuất hàng từ một kho tương ứng. Khi máy tính đó thực hiện việc xuất hóa đơn bán lẻ thì chương trình sẽ tự mặc định xuất từ kho đã khai báo. Trong trường hợp có nhiều trung tâm/cửa hàng bán lẻ liên kết với nhau thì việc khai báo này rất quan trọng, giúp người quản lý có thể theo dõi được tình trạng tồn kho của các mặt hàng mà lên kế hoạch nhập thêm hoặc điều chỉnh.

Bảng giá bán lẻ
Chức năng thiết lập bảng giá bán của các mặt hàng. Khi lập hóa đơn bán lẻ, chương trình sẽ tự động lấy ra giá bán dựa theo giá đã khai báo của mặt hàng đó.

Quy định thanh toán bằng điểm thẻ
Đôi khi để thúc đẩy gắn kết khách hàng với nhà bán lẻ, chúng ta có thể cho phép bổ sung hình thức thanh toán bằng điểm thẻ.

Chính sách khuyến mãi bán lẻ
Trong phiếu này thiết lập các hình thức khuyến mãi, chiết khấu chi tiết theo mặt hàng, theo nhóm hàng,
theo từng nhà sản xuất, theo thẻ thành viên hoặc theo giao dịch. Khi bán những mặt hàng nằm trong thời điểm có hiệu lực thì chương trình sẽ tự động điều chỉnh giá bán hoặc chiết khấu dựa theo chính sách đã khai báo.

Bảng kê nộp tiền bán lẻ
Cuối ngày hoặc hết phiên làm việc, nhân viên thu ngân phải thực hiện việc bàn giao lại tổng số tiền, phiếu mua hàng đã thanh toán, biên lai thanh toán qua thẻ ngân hàng đang có trong khay cho cán bộ quản lý hoặc phòng kế toán. Việc bàn giao sẽ thống kê chi tiết số lượng tiền của từng mệnh giá khác nhau.

Hàng bán bị trả lại
Tùy vào chính sách bán hàng, nhà bán lẻ có thể cho phép trả lại hàng hay không (thường trong ngày). Để trả lại hàng, người mua cần phải mang hàng và hóa đơn bán lẻ đến quầy. Thu ngân (hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng) sẽ nhận, kiểm tra hàng đồng thời nhập số hóa đơn bán lẻ vào giao diện nhập liệu.

Chương trình sẽ tự hiển thị danh sách các mặt hàng đã mua để tiện nhập liệu, đối chiếu.

Điều chỉnh hóa đơn bán lẻ
Người dùng truy cập chức năng bằng cách chọn Tổng hợp\ Điều chỉnh hóa đơn bán lẻ. Trong tình huống cần phải điều chỉnh hóa đơn bán lẻ, chương trình cho phép điều chỉnh từng dòng riêng biệt của hóa đơn. Tính năng này được BRAVO phát triển và cài đặt đi kèm phân hệ bán lẻ. Khi sử dụng các doanh nghiệp hết sức cân nhắc và chỉ dùng trong trường hợp bắt buộc (ví dụ: đổi mặt hàng đã bán).

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top