Kiểm toán - các bài báo về kiểm toán

truonghuong

Member
Hội viên mới
Kiểm toán nội bộ: Sự phát triển tất yếu

Nếu như kiểm toán độc lập đã có mặt ở Việt Nam được hơn 10 năm thì cho đến nay, khái niệm kiểm toán nội bộ vẫn còn xa lạ với nhiều nhà quản lý. Tuy nhiên, yêu cầu hội nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán và những vụ bê bối về quản trị ở một số doanh nghiệp lớn của Nhà nước gần đây cho thấy sự cần thiết của kiểm toán nội bộ ở doanh nghiệp.

Trên thế giới, kiểm toán nội bộ đã ra đời từ lâu nhưng chỉ phát triển từ sau các vụ gian lận tài chính ở Công ty Worldcom và Enron (Mỹ) những năm 2000-2001 và đặc biệt là khi Luật Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời năm 2002. Luật này quy định các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty.

Trong khi hoạt động của kiểm toán độc lập giới hạn ở việc kiểm tra báo cáo tài chính (mức độ trung thực và hợp lý), hoạt động của kiểm toán nội bộ không bị giới hạn ở bất kỳ phạm vi nào trong công ty, từ mua hàng, sản xuất, bán hàng đến quản lý tài chính, nhân sự hay công nghệ thông tin. Mục đích của kiểm toán nội bộ là phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, chứ không phải cho đối tác bên ngoài. Kiểm toán nội bộ không chỉ đánh giá các yếu kém của hệ thống quản lý mà còn đánh giá các rủi ro cả trong và ngoài công ty.

Lợi ích của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ có thể đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Đây là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Thông qua công cụ này, ban giám đốc và hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh. Một doanh nghiệp có kiểm toán nội bộ sẽ làm gia tăng niềm tin của các cổ đông, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về hệ thống quản trị ở đây. Các thống kê trên thế giới cho thấy các công ty có phòng kiểm toán nội bộ thường có báo cáo đúng hạn, báo cáo tài chính có mức độ minh bạch và chính xác cao, khả năng gian lận thấp và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với các công ty không có phòng kiểm toán nội bộ.

Tuy nhiên, có một thực tế là không phải doanh nghiệp nào cũng thấy hết các lợi ích trên và có biện pháp để hiện thực hóa các lợi ích đó. Nhiều doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nóng và đã không cân bằng được ba mục tiêu bắt buộc của phát triển bền vững. Đó là tăng trưởng, hiệu quả và kiểm soát. Kết quả là tam giác ba mục tiêu này không thực sự mở rộng ở cả ba góc trong quá trình tăng trưởng một cách đồng bộ. Thay vào đó là bị co méo ở hai góc kia, tăng trưởng tuy có đạt, nhưng hiệu quả và kiểm soát lại giảm sút hoặc không ngang tầm với sự tăng trưởng.

Để phát triển bền vững, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải cân bằng cả ba mục tiêu trên. Đây là bài toán thực sự của quản trị. Doanh nghiệp nào xem nhẹ một trong ba mục tiêu trên thì sớm muộn cũng phải trả giá.

Thực tế kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

Hiện nay khung pháp lý cao nhất cho hoạt động kiểm toán nội bộ là Luật Doanh nghiệp (cũ và mới). Khái niệm đầu tiên liên quan đến kiểm toán nội bộ quy định trong luật là ban kiểm soát do cổ đông bầu ra. Tuy nhiên, vai trò, chức năng, trách nhiệm của ban kiểm soát còn quá mơ hồ, làm công việc của thanh tra mang tính chất đột xuất, theo yêu cầu hơn là thường xuyên.

Các doanh nghiệp nhà nước có thêm một quy định, hướng dẫn về vấn đề kiểm toán nội bộ (Quyết định 832/TC/QQĐ/CĐKT năm 1997). Theo đó, phòng kiểm toán nội bộ vẫn báo cáo lên tổng giám đốc như một bộ phận thuộc sự điều hành của tổng giám đốc. Điều này làm giảm tính độc lập của phòng kiểm toán nội bộ, vì toàn bộ hệ thống quản lý trong doanh nghiệp (do ban giám đốc quy định) đều là đối tượng đánh giá của kiểm toán nội bộ. Trong khi đó, theo thông lệ phổ biến trên thế giới, phòng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên cho ban kiểm soát hoặc hội đồng quản trị, tức là cấp cao hơn ban giám đốc.

Ở Việt Nam, trong những năm qua, ban kiểm soát ở các doanh nghiệp nhà nước và một số ngân hàng đã hoạt động nhưng chưa mang lại hiệu quả do vai trò, chức năng, trách nhiệm chưa rõ ràng và còn thiếu công cụ để thực hiện công tác giám sát.

Ở các loại hình công ty khác, hoạt động kiểm toán nội bộ ít nhiều đã hình thành khi các công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng hay môi trường (ISO). Các công ty có được chứng chỉ ISO bắt buộc phải thực hiện đánh giá nội bộ (thực chất là kiểm toán nội bộ) ít nhất mỗi năm một lần về mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn ISO. Việc đánh giá này thường do một ban hay một bộ phận - thường gọi là ban ISO hay ban đảm bảo chất lượng - thực hiện và báo cáo lên tổng giám đốc. Tuy nhiên, do đánh giá nội bộ chỉ giới hạn ở việc tuân thủ các tiêu chuẩn của ISO (chủ yếu về mặt thủ tục, văn bản), nên hầu như không giúp cải tiến nhiều về hệ thống kiểm soát ở công ty. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thực hiện ISO đã nhận ra điều này và đã thiết lập bộ phận đánh giá nội bộ ở cấp độ cao hơn, đầy đủ hơn và thực chất hơn.

Ở Việt Nam, việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát triển trong thời gian tới cùng với sức phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự đòi hỏi của các nhà đầu tư về một hệ thống quản trị chuyên nghiệp sẽ buộc các doanh nghiệp phải chú ý xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ sao cho thật hiệu quả.

Xu hướng thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ cũng sẽ phát triển trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này đang ngày càng có đóng góp cao về doanh thu, lợi nhuận đối với công ty mẹ ở nước ngoài. Và rất nhiều công ty mẹ đó đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ hay ở các thị trường chứng khoán lớn khác trên thế giới. Do đó, dần dần, các công ty nước ngoài ở Việt Nam cũng buộc phải tuân thủ những quy định như Luật Sarbanes-Oxley của Mỹ, tức là phải thực hiện kiểm toán nội bộ. Các công ty này sẽ ngày càng nhận được nhiều chương trình kiểm toán nội bộ do công ty mẹ thực hiện hoặc sẽ phải xây dựng bộ phận kiểm toán độc lập của riêng mình.

Làm sao xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ?

Việc xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp phải được thực hiện qua nhiều bước. Trước hết, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu cụ thể và mục đích cụ thể của bộ phận này. Kế đó là phải xác định rõ ràng cơ cấu tổ chức, vai trò, chức năng và quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ, có thể bao gồm cả một văn kiện như điều lệ kiểm toán để đảm bảo đủ tính độc lập cho bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động. Việc tiếp theo quan trọng không kém là tuyển dụng kiểm toán viên trưởng, kiểm toán viên và đào tạo họ. Một điều cần lưu ý là nghiệp vụ kiểm toán nội bộ khác nhiều kiểm toán độc lập và đòi hỏi trình độ chuyên môn và kinh nghiệm rất cao. Sau cùng, bộ phận kiểm toán nội bộ cần thực hiện kiểm toán thí điểm và tốt nhất là có sự đánh giá của một công ty tư vấn độc lập, để rút kinh nghiệm trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược và kế hoạch kiểm toán dài hạn.

Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và tư vấn nội bộ trong doanh nghiệp, có tính chất độc lập và khách quan, nhằm đem lại giá trị và cải tiến công tác quản lý ở doanh nghiệp thông qua việc tăng cường kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro.
 
Ðề: Kiểm toán hoạt động tt

Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, lấy một ví dụ đơn giản sau: Có một dự án khuyến khích sản xuất một mặt hàng để xuất khẩu, mục tiêu đặt ra là giá trị hàng xuất khẩu mỗi năm là 20 tỷ đồng và được ngân sách cấp 20 tỷ/năm/dự án. Giả sử dự án được giao cho 3 đơn vị thực hiện. Sau một năm thực hiện, kết quả như sau :

Đơn vị : Tỷ đồng.

Chi phí của nguồn lực
Giá trị hàng xuất khẩu
Nguồn lực / Kết quả
Kết quả / Nguồn lực
sorry vì mình post cho đủ 5 bài để download file
 
"Kiểm toán nội bộ hiện đại"

Kiểm toán nội bộ: Sự phát triển tất yếu
( Bình chọn: 5 -- Thảo luận: 5 -- Số lần đọc: 5478)
Nếu như kiểm toán độc lập đã có mặt ở Việt Nam được hơn 10 năm thì cho đến nay, khái niệm kiểm toán nội bộ vẫn còn xa lạ với nhiều nhà quản lý. Tuy nhiên, yêu cầu hội nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán và những vụ bê bối về quản trị ở một số doanh nghiệp lớn của Nhà nước gần đây cho thấy sự cần thiết của kiểm toán nội bộ ở doanh nghiệp.

Trên thế giới, kiểm toán nội bộ đã ra đời từ lâu nhưng chỉ phát triển từ sau các vụ gian lận tài chính ở Công ty Worldcom và Enron (Mỹ) những năm 2000-2001 và đặc biệt là khi Luật Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời năm 2002. Luật này quy định các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty.

Trong khi hoạt động của kiểm toán độc lập giới hạn ở việc kiểm tra báo cáo tài chính (mức độ trung thực và hợp lý), hoạt động của kiểm toán nội bộ không bị giới hạn ở bất kỳ phạm vi nào trong công ty, từ mua hàng, sản xuất, bán hàng đến quản lý tài chính, nhân sự hay công nghệ thông tin. Mục đích của kiểm toán nội bộ là phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, chứ không phải cho đối tác bên ngoài. Kiểm toán nội bộ không chỉ đánh giá các yếu kém của hệ thống quản lý mà còn đánh giá các rủi ro cả trong và ngoài công ty.

Lợi ích của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ có thể đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Đây là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Thông qua công cụ này, ban giám đốc và hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh. Một doanh nghiệp có kiểm toán nội bộ sẽ làm gia tăng niềm tin của các cổ đông, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về hệ thống quản trị ở đây. Các thống kê trên thế giới cho thấy các công ty có phòng kiểm toán nội bộ thường có báo cáo đúng hạn, báo cáo tài chính có mức độ minh bạch và chính xác cao, khả năng gian lận thấp và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với các công ty không có phòng kiểm toán nội bộ.

Tuy nhiên, có một thực tế là không phải doanh nghiệp nào cũng thấy hết các lợi ích trên và có biện pháp để hiện thực hóa các lợi ích đó. Nhiều doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nóng và đã không cân bằng được ba mục tiêu bắt buộc của phát triển bền vững. Đó là tăng trưởng, hiệu quả và kiểm soát. Kết quả là tam giác ba mục tiêu này không thực sự mở rộng ở cả ba góc trong quá trình tăng trưởng một cách đồng bộ. Thay vào đó là bị co méo ở hai góc kia, tăng trưởng tuy có đạt, nhưng hiệu quả và kiểm soát lại giảm sút hoặc không ngang tầm với sự tăng trưởng.

Để phát triển bền vững, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải cân bằng cả ba mục tiêu trên. Đây là bài toán thực sự của quản trị. Doanh nghiệp nào xem nhẹ một trong ba mục tiêu trên thì sớm muộn cũng phải trả giá.
 
Các vấn đề về kiểm toán nội bộ!

Kiểm toán viên nội bộ là ai?

Quyết định 832/TC/QĐ/TCKT ngày 28-10-1997 của Bộ trưởng BTC (một trong những văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động kiểm toán nội bộ tại các DNNN ở Việt Nam) không định nghĩa nhưng có quy định chức năng của kiểm toán nội bộ là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

Theo IIA, Viện Kiểm toán Nội bộ: “Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó. Giúp tổ chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá và cải tiến một cách hệ thống và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro.” IIA là tổ chức nghề nghiệp dành cho kiểm toán viên nội bộ thành lập năm 1941 có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 122.000 hội viên trên toàn cầu.

Cần kiểm toán viên nội bộ?
Là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý doanh nghiệp, rõ ràng kiểm toán nội bộ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Nhờ nó mà Ban giám đốc và Hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn một khi quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vượt quá tầm kiểm soát trực tiếp của một nhóm người. Có kiểm toán nội bộ như thêm “tai, mắt” cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Điều này làm tăng niềm tin của cổ đông vào chất lượng quản lý và kiểm soát nội bộ, tăng giá trị doanh nghiệp.

Thực tiễn trên thế giới cho thấy, các công ty có kiểm toán nội bộ thì thường khả năng gian lận thấp và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn.

Đặc thù và vị trí của kiểm toán nội bộ trong công ty

Là nghề đầy áp lực, thách thức, đòi hỏi tính chuyên nghiệp nhưng có thu nhập tương đối cao, được tôn trọng trong xã hội. Là nghề “kiểm tra và tư vấn cho các nghề khác” (trong cùng công ty).

Theo quan điểm trước đây, kiểm toán nội bộ tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Ngày nay, đối tượng của kiểm toán nội bộ gần như là toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp.

Có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí của kiểm toán nội bộ, nhưng có hai quan điểm chính là: Một là Kiểm toán nội bộ thuộc Ủy ban Kiểm toán do Đại hội đồng cổ đông bầu chọn, có trách nhiệm giám sát cả hoạt động của hội đồng quản trị và ban giám đốc.

Hai là Kiểm toán nội bộ do tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi được phê chuẩn của hội đồng quản trị, có trách nhiệm kiểm toán mọi hoạt động công ty theo chỉ đạo của tổng giám đốc. Như vậy, dù theo quan điểm nào thì kiểm toán nội bộ cũng là một trong những cấp kiểm soát cao nhất công ty, báo cáo trực tiếp cho ban kiểm soát, hội đồng quản trị và tổng giám đốc.

Cơ hội nào cho các kiểm toán viên nội bộ

Do được tiếp cận với các lĩnh vực hoạt động của tổ chức để thực hiện chức năng kiểm tra, phân tích, đánh giá và tư vấn, vô hình trung, kiểm toán viên nội bộ thụ đắc được vị thế mà không ai khác trong tổ chức có được. Vì thế khi hoạt động kiểm toán nội bộ ngày càng hoàn thiện và phát triển thì phòng kiểm toán nội bộ chính là một môi trường thực hành lý tưởng để đào tạo các giám đốc tương lai. Thực tế, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã sử dụng phòng kiểm toán nội bộ như là nơi ươm mầm, rèn luyện các tài năng lãnh đạo.

Kiểm toán viên nội bộ vừa là chức danh vừa nghề đòi hỏi kỹ năng và đạo đức cao. Vì thế chỉ khi người làm kiểm toán nội bộ có đủ tính chuyên nghiệp và chứng nhận đào tạo bài bản, có thâm niên thực tế thì năng lực và danh hiệu mới được công nhận. Hiện Việt Nam chưa có tổ chức nghề nghiệp dành riêng cho kiểm toán viên nội bộ.

Kiểm toán viên nội bộ làm gì?

1. Nhà tư vấn kiểm soát và kiểm toán cho giám đốc điều hành và các giám đốc chức năng trong công ty.

Giám sát tiến trình vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ và nhận dạng mọi cơ hội cải tiến hệ thống này. Đánh giá nguồn lực công ty để sử dụng phù hợp tránh lãng phí, thất thoát. Làm việc với kiểm toán độc lập của công ty về những vấn đề liên quan. Đề xuất chính sách bảo vệ tài sản và quản lý rủi ro.

2. Kiểm toán tuân thủ pháp luật, nội quy và chính sách điều hành. Góp phần đảm bảo hoạt động công ty tuân thủ quy định pháp luật, phù hợp với đạo đức kinh doanh. Đảm bảo các chức năng của công ty được thực hiện nghiêm chỉnh, vận hành hợp lý.

3. Thực hiện một phần chức năng kiểm soát tài chính. Kiểm tra chất lượng thông tin, báo cáo kế toán. Rà soát tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

Để trở thành kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp

Tố chất phải có để trở thành kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp: Thông minh, nhạy bén nhưng phải kiên nhẫn, cẩn thận. Thận trọng nhưng quyết đoán. Có óc phân tích và phê phán.

Đam mê nghề nghiệp, đặc biệt là thích khám phá rủi ro, sai sót, gian lận. Có kỹ năng giao tiếp và khai thác thông tin tốt.

Điều 12, Quyết định 832/TC/QĐ/TCKT thì: “Kiểm toán viên nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước phải có các tiêu chuẩn: phẩm chất trung thực… đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, hoặc quản trị kinh doanh; đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất là 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ kiểm toán viên. Đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kiểm toán, kiếm toán nội bộ theo nội dung chương trình thống nhất của Bộ Tài chính và được cấp chứng chỉ.”

Thực tế cho thấy phần lớn nội dung trong Quy định này là không khả thi.

Trên thế giới, dù không có những tiêu chuẩn ngành về yêu cầu trình độ nghề nghiệp, nhưng thông thường các kiểm toán viên nội bộ xuất thân từ các công ty kiểm toán độc lập, có bằng cử nhân tài chính, luật hay quản trị và chứng chỉ Kiểm toán viên Công chứng (CPA) hay chứng chỉ Kiểm toán nội bộ (CIA).

Có vẻ như thiếu tính sáng tạo nhưng là một giải pháp khôn ngoan và hợp lý khi xác định rằng để phát triển một nghề nghiệp mới, tham khảo thông lệ quốc tế, kế thừa những gì đã có thì vẫn tốt hơn là bắt đầu từ con số không. Vì thế theo chúng tôi, để phát triển nghề kiểm toán nội bộ tại Việt Nam, việc tiếp cận được những kiến thức nghề nghiệp cốt lõi, cập nhật, chắt lọc từ những chương trình đào tạo kiểm toán quốc tế là rất quan trọng. Những kiến thức này cùng với những trải nghiệm nghề nghiệp bản thân sẽ là hành trang cần thiết cho sự thành công.

Tóm lại để trở thành một kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp phải có những tố chất mà một “Kiểm toán viên nội bộ” cần phải có (vì kiểm toán cũng là một nghệ thuật). Đồng thời, phải học những kiến thức nền tảng, cốt lõi mà một kiểm toán viên nội bộ cần phải trang bị (vì kiểm toán là một khoa học). Trên cơ sở kiến thức nền tảng đã có, phải tự đào sâu, tìm tòi nghiên cứu kiến thức và thực hành kiểm toán liên tục, không ngừng (học suốt đời - Long-life learning). Phải rèn sức khỏe để có thể “chiến đấu” lâu dài, bền bỉ trong điều kiện áp lực cao…

Và cuối cùng, kiểm toán viên nội bộ phải có cái “DŨNG” vững vàng và cái “TÂM” trong sáng, để bền lòng vững bước trước mọi nguy nan và cám dỗ khi mà có lúc người kiểm toán viên nội bộ phải đối diện với những hành vi gian lận và phạm pháp…


Theo KiemToan
 
Đối với các bài báo sưu tầm mà ko có ý kiến của chủ topic, TT mạn phép gộp lại cho gọn box. :santa::santa:
 
Việt Nam cần 7000 Kiểm toán viên cho nền kinh tế

''Việt Nam đã là một trong những nền kinh tế vận hành tốt nhất trên thế giới suốt thập kỷ vừa qua. Đáp ứng sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng, vào năm 2010, Việt Nam sẽ cần khoảng 7.000 kiểm toán viên và 150 công ty kiểm toán''.

Ông Geof Rankin, Tổng giám đốc Hiệp hội kế toán công chứng Australia (CPA) đã cho biết như vậy khi nói về nhu cầu nhân sự của ngành kiểm toán tại Việt Nam trong tương lai.



Nói về Việt Nam, ông Geof Rankin cho hay: “Việt Nam là một mảnh đất hứa hẹn cơ hội lớn và là một trong những câu chuyện thành công ngoạn mục nhất về phát triển kinh tế trong thời gian gần đây. Giống như hầu hết các quốc gia khác, các bạn cũng trải qua những suy thoái nhưng nền kinh tế đã thể hiện được sức bật trước khủng hoảng tài chính toàn cầu và tương lai phía trước đầy hứa hẹn”.



Ông Geof Rankin lấy dẫn chứng từ những con số dự đoán mức tăng trưởng vừa phải cho Việt Nam năm 2009 từ Ngân hàng Phát triển Châu Á ở mức 4,5% và phục hồi ở mức 6,5% cho năm sau.



Dù sử dụng thước đo nào trên thế giới thì đây vẫn thật sự là một sự tăng trưởng tuyệt vời. Trong những năm tới, chúng tôi dự đoán Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các cải cách kinh tế và mở cửa hơn nữa nền kinh tế theo đúng những cam kết của mình với WTO. Những động thái này sẽ bảo toàn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - yếu tố này cùng với xuất khẩu là một trong những động lực chính cho sự tăng trưởng của đất nước các bạn”, vị đại diện của CPA nhấn mạnh.



Khi thế giới phục hồi sau suy thoái, những kế toán, kiểm toán viên có trình độ chuyên nghiệp sẽ được cần đến nhiều hơn bao giờ hết và nhu cầu đối với các công ty kế toán, kiểm toán ở Việt Nam cũng tương tự như vậy. Theo dự đoán của ông Geof Rankin, Việt Nam sẽ cần tới 7.000 kiểm toán viên và 150 công ty kiểm toán cho giai đoạn phục hồi sau suy thoái kinh tế, tức là vào năm 2010.



Được biết, hiện Việt Nam có gần 900 kiểm toán viên đang hành nghề, trong đó có khoảng 300 người có chứng chỉ kiểm toán quốc tế. Đây là con số khiêm tốn so với nhu cầu của các doanh nghiệp, nhất là đối với các công ty chứng khoán.



Để tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm toán - kế toán, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời xây dựng 26 chuẩn mực kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức kinh tế Việt Nam khi kêu gọi vốn đầu tư trong nước, phát hành cổ phiếu ra nước ngoài hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài.



Bộ Tài chính cũng đang hợp tác với các hiệp hội kiểm toán quốc tế của Anh,Singapore, Australiađể tổ chức các khóa đào tạo, trao đổi kinh nghiệm cho các kiểm toán viên Việt Nam.



(Theo Dân trí)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top