khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

huyvh

Member
Hội viên mới
Chào cả nhà,minh có vấn đề này đang muốn giải quyết. bên mình là doanh nghiệp thương mại, khi chưa có doanh thu bên mình đã phát sinh các chi phí như trang bị TSCĐ, các chi phí DN (TK đầu 6)
Vậy khi chưa có doanh thu, mình chưa phân bổ giá trị khấu hao mà đưa vào TK 242 đúng không? cácchi phí khác đưa vào Tk 142, khi nào có doanh thu mới tiến hành phân bổ phải không cả nhà?
Mong nhận đuợc sự góp ý, cảm ơn cả nhà nhiều:banghead:
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Chào cả nhà,minh có vấn đề này đang muốn giải quyết. bên mình là doanh nghiệp thương mại, khi chưa có doanh thu bên mình đã phát sinh các chi phí như trang bị TSCĐ, các chi phí DN (TK đầu 6)
Vậy khi chưa có doanh thu, mình chưa phân bổ giá trị khấu hao mà đưa vào TK 242 đúng không? cácchi phí khác đưa vào Tk 142, khi nào có doanh thu mới tiến hành phân bổ phải không cả nhà?
Mong nhận đuợc sự góp ý, cảm ơn cả nhà nhiều:banghead:

Bạn vẫn phải trích khấu hao bình thường chứ, nếu chưa có doanh thu thì hoạch toán chuyển lỗ sang kỳ sau chứ sao lại ko trích.
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Chào cả nhà,minh có vấn đề này đang muốn giải quyết. bên mình là doanh nghiệp thương mại, khi chưa có doanh thu bên mình đã phát sinh các chi phí như trang bị TSCĐ, các chi phí DN (TK đầu 6)
Vậy khi chưa có doanh thu, mình chưa phân bổ giá trị khấu hao mà đưa vào TK 242 đúng không? cácchi phí khác đưa vào Tk 142, khi nào có doanh thu mới tiến hành phân bổ phải không cả nhà?
Mong nhận đuợc sự góp ý, cảm ơn cả nhà nhiều:banghead:

Chưa có doanh thu nhưng bạn vẫn phải hạch toán chi phí,trích khấu hao bình thường bạn nhé.
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Tôi thì lại có ý kiến thế này:
1. Trong kỳ khi doanh nghiệp chưa có doanh thu thì các chi phí như CPKH, CP lương, CPQL ta có thể chuyển lỗ sang kỳ sau vì đó là chi phí cố định
2. Nếu các chi phí khác liên quan đến hoạt động bán hàng mà chuyển lỗ sang kỳ sau thì không ổn lắm (CP bán hàng, CP marketing khách hàng ......) vì các chi phí này liên quan đến doanh thu bán hàng của các mặt hàng kỳ sau, nếu ta kết chuyển hết thì không lẽ LN của các mặt hàng có liên quan đến các chi phí kỳ trước đạt 100%, và nếu thế thì nó có đảm bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí???
Vậy nên theo tôi vẫn có thể treo các chi phí đó cho kỳ sau được
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Sao lại chuyển lỗ được, vì đã có DT đâu? Về nguyên tắc DT phải đi kèm chi phí mà. Nếu chưa có DT thì các khoản chi phí phải treo trên 242 chứ, khi nào có DT thì phân bổ cho phù hợp.
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

mình đang có suy nghĩ như bạn nsphan đó, chưa có DT thì treo trên 242(chi phí có tính dài hạn), chi phí ngắn hạn sẽ treo trên 142 , sau đó phân bổ, nhờ các bác tư vấn thêm, vụ này mình cũng chưa rõ, doanh nghiệp mình là doanh nghiệp thương mại các bạn nhé. việc thu tiền sẽ rất chậm, vì bọn mình làm thương mại cho xây dựng cơ bản.

Mình htoán ôtô như sau:
khi đặt cọc:
N:331
C: 111 (15tr)
Khi thanh toan
N: 211:430 tr
N: 1332: 43tr
C: 331: 15tr
C: 111: 458tr

Có Ok không các pác?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Mình cũng không rõ là Doanh nghiệp của bạn đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản hay đã hoạt động bình thường rồi ? Nếu doanh nghiệp bạn đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản thì những CP phát sinh bạn hạch toán vào TK chi phí loại 6 sau đó cuối kỳ đưa vào 142, 242 để chờ phân bổ khi doanh nghiệp bạn hoạt động bình thường (Để phân biệt nó là thuộc loại CP nào)(Nguyên tắc phù hợp).
Nếu doanh nghiệp đã đạt được trạng thái hoạt động bình thường (với lại mình cũng không rõ DN bạn là cung cấp vật tư cho xây dựng cơ bản or Doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp xây lắp ???). Nếu là doanh nghiệp TM cung cấp vật tư thì cũng giống như trên (Khi chưa phát sinh doanh thu). Nhưng nếu DN bạn là công ty xây lắp cho xây dựng cơ bản (Thực hiện theo Hợp Đồng hoàn thành từng khoản mục) Lúc cuối kỳ, công ty bạn phải ước tính phần công việc đã hoàn thành để tính vào doanh thu lúc cuối kỳ (Theo nguyên tắc phù hợp cũng như là nguyên tắc dồn tích).
Nghiệp vụ ở trên bạn làm đúng rồi.
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

bạn vận hạch toán chi phí khấu hao từng tháng bình thưởng rồi chuyển vào 14222 ( chi phí chờ kết chuyển) sau khi có doanh thu thì bạn đưa 14222 vào chi phí lại bình thường và tính KQKD
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Nếu công ty chưa hoạt động thì các chi phí được đưa vào TK 242 và phân bổ nếu có hóa đơn, chứng từ hợp lý, thời gian phân bổ không quá 03 năm.
Thân chào

Thế nếu trong 3 năm thậm chí 4 năm đầu không có doanh thu thì sao ??
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

ban VANSI ah, mình nói rõ là cty mình hoạt động thương mại, chỉ hoạt động cung cấp vật tư hàng hóa cho nhà thầu (tức là công ty xây lắp) vậy thôi, cty cũng mới thành lập mà? xin mọi người cho ý kiến, doanh thu chắc chưa có ngay, may ra có tạm ứng thôi.
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Thế nếu trong 3 năm thậm chí 4 năm đầu không có doanh thu thì sao ??

Như thế nào là "các năm đầu"?

Chỉ đưa vào 242 và phân bổ trong tối đa 3 năm đối với những chi phí thành lập doanh nghiệp.
Đó là những chi phí khi chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Sau khi có GCN ĐKKD thì dù cho DN có ế độ cỡ 5-10 năm thì cũng vẫn hạch toán các chi phí thời kỳ theo từng năm phát sinh.
Chi phí cao hơn doanh thu thì ghi nhận lỗ.

Đối với chi phí XD càng dễ nữa: tập hợp vào nguyên giá.
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Như thế nào là "các năm đầu"?

Chỉ đưa vào 242 và phân bổ trong tối đa 3 năm đối với những chi phí thành lập doanh nghiệp.
Đó là những chi phí khi chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Sau khi có GCN ĐKKD thì dù cho DN có ế độ cỡ 5-10 năm thì cũng vẫn hạch toán các chi phí thời kỳ theo từng năm phát sinh.
Chi phí cao hơn doanh thu thì ghi nhận lỗ.

Đối với chi phí XD càng dễ nữa: tập hợp vào nguyên giá.

Bác ơi nhưng theo tiêu đề gốc thì giả thiết cho là chưa có doanh thu cơ mà.
Nếu chưa có doanh thu thì có kết chuyển chi phí hay treo lại 242 chờ ......
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Kỳ này ko có DT thì kỳ sau chắc chắn có nên bạn vẫn tính các chi phí bình thường và sau đó đưa vào 142 sau khi có chi phí thì chuyển 142 về
ok
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Bác ơi nhưng theo tiêu đề gốc thì giả thiết cho là chưa có doanh thu cơ mà.
Nếu chưa có doanh thu thì có kết chuyển chi phí hay treo lại 242 chờ ......

Nội dung 142 và 242 không hề có chuyện treo khoản lỗ năm nay chờ năm sau phân bổ.
Các khoản chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ (621, 622, 627) thì tự thân nó đã nằm trong sản phẩm dở dang rồi.
Các khoản như trả trước 1 lần cho dịch vụ dùng trong nhiều kỳ (như là tiền thuê nhà) hoặc là công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần thì lý do để phân bổ là nó thực tế còn dùng được trong các kỳ sau.
Chi phí lương kế toán tháng này không thể dùng cho kỳ sau được. Tương tự là các chi phí thời kỳ khác.




Vấn đề chi phí thành lập DN:
Khi có ý tưởng kinh doanh, nhà sáng lập sẽ tiến hành các công đoạn, thủ tục kêu gọi thành lập cty.
Dĩ nhiên người ta đâu có dự định thành lập để cty đó sẽ chỉ hoạt động trong vỏn vẹn có 3 năm.
Tuy nhiên, chi phí trong thời kỳ phôi thai đó lại không nằm trong thời kỳ của BCTC đầu tiên.
Nhưng chi phí đó là có thật. Và cũng không lẽ phân bổ trong 50 năm?
Vì thế BTC quyết định luôn cho gọn là: phân bổ không quá 3 năm.
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Mình có ý kiến này. Mình có hỏi Cô giáo KTTC tại trường mình. Thì nếu công ty của bạn đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản thì bạn hạch toán tất cả vào TK 241 (Tất cả chi phí phát sinh trong giai đoạn này).
Lúc doanh nghiệp bạn hoạt động bình thường nhưng chưa phát sinh doanh thu. Bạn vẫn hạch toán như bình thường. Tính toán lãi lỗ. Và khoản lỗ này sẽ được kết chuyển sang các kỳ sau (Nhưng tối đa không quá 5 năm) vậy bạn nhé.
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Bạn vẫn phải trích khấu hao bình thường chứ, nếu chưa có doanh thu thì hoạch toán chuyển lỗ sang kỳ sau chứ sao lại ko trích.

bên mình làm hàng ăn, mới thành lập 2 năm , thuế kiểm tra thì bị bóc hết, ko cho trích khấu hao khi không có doanh thu, đã thế lại còn bị áp giá vốn là 65% trên doanh thu nữa
 
Ðề: khi chưa có doanh thu, khấu hao,chi phí hạch toán ra sao?

Theo quan điểm của thuế thì chưa có DT thì không có CP (Nguyên tắc phù hợp) nhưng nếu áp theo đúng quy định tại điều 9 TT 45/2013
1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
.....
=> Khi đã ghi nhận TSCĐ thì đồng thời phải trích khấu hao ngay! "...Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao..."
Nếu bị làm khó trong trường hợp chưa có DT không cho trích khấu hao TSCĐ, có 2 hướng giải quyết:
1. y/c họ giải thích và đưa ra căn cứ hướng dẫn (bảo vệ quan điểm của mình);
2. Ghi nhận và xin xỏ " thui cho qua đi tớ lỡ rồi cứ để vậy rồi năm sau tớ điều chỉnh..." nhớ gởi thư cho họ!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top