Khấu hao tài sản cố đình để xác định thu nhập chịu thuế: Thế nào là hợp lý?

Simon

Member
Hội viên được tín nhiệm
Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là một khoản chi phí cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính đúng, tính đủ số khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng bảo toàn vốn, đổi mới máy móc thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên một số quy định trong chính sách về khấu hao tài sản cố định đang nảy sinh những bất cập cần sửa đổi.



Theo quy định tại điểm 1 mục III phần B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của BTC hướng dẫn về thuế TNDN thì: “Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí hợp lý theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và khấu hao tài sản cố định”.



Theo điều 10, mục III Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (ban hành kèm theo quyết định số 206/2003-QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thì:



+ Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính để xác định thời gian sử dụng củaTSCĐ .



+ Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định ...



Cũng theo quy định tại Thông tư số 128/2003/TT-BTC và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thì Cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ đó phải là máy móc, thiết bị; dụng cụ đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm, khi thực hiện khấu hao nhanh cơ sở kinh doanh phải đảm bảo có lãi.

Như vậy, thực chất khấu hao nhanh cũng đồng nghĩa với việc xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, thế nhưng muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Còn đối với trường hợp doanh nghiệp muốn khấu hao nhanh có phải xin ý kiến của Bộ Tài chính hay không thì trong quyết định số 206/2003/QĐ cũng như văn bản khác không đề cập đến. Thiết nghĩ đây là vấn đề trong quá trình thực hiện nhiều doanh nghiệp còn lúng túng, cần phải đề cập trao đổi làm rõ.



Mặt khác chỉ khi kết thúc năm tài chính doanh nghiệp mới biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, do vậy doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện việc khấu hao nhanh vào tháng cuối năm. Trong khi đó việc đăng ký trích khấu hao phải thực hiện từ đầu năm, hàng tháng tạm trích khấu hao như thế nào cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.



Một vấn đề nữa theo quy định của Thông tư số 128/2003/TT-BTC, TSCĐ được trích khấu hao vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế phải bảo đảm các điều kiện đó là: TSCĐ phải sử dụng vào sản xuất kinh doanh; có đầy đủ hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh... Việc áp dung như vậy đối với bất động sản trong tình hình thực tế hiện nay còn một số bất cập về hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp. Do vậy, mỗi nơi có thể hiểu và thực hiện theo một cách riêng, không thống nhất; nếu không có sự hướng dẫn cụ thể thì sẽ dẫn đến khó khăn cho không ít doanh nghiệp



Bất động sản, bao gồm đất đai, nhà ở và các công trình xây dựng gắn liền với đất...; nhưng hiện nay mới chỉ có quy định về việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chưa có quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu các công trình khác trên đất. Như vậy, nhà làm việc, nhà xưởng, nhà kho, các công trình xây dựng trên đất v.v. nếu do doanh nghiệp tự xây dựng trên đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể coi là TSCĐ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp. Nhưng thực tế, không ít doanh nghiệp được chuyển đổi từ các hộ kinh doanh. Do vậy họ có sử dụng các TSCĐ của cá nhân vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song do yếu tố lịch sử để lại nhiều TSCĐ của họ không có hoá đơn chứng từ; cũng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Trong trường hợp này xét về nguyên tắc, các TSCĐ có thực sự tham gia vào quá trình sản xuất, doanh nghiệp hạch toán đúng quy định nhưng vẫn không đủ điều kiện để tính và trích khấu hao vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế vì không có giấy tờ hợp pháp chứng minh Và như vậy, chi phí trích khấu hao không còn được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Đó là những vấn đề bất cập cần tháo gỡ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt đông sản xuất kinh doanh.



Đăng Hoạt (Cục Thuế Thanh Hoá)
 
Ðề: Khấu hao tài sản cố đình để xác định thu nhập chịu thuế: Thế nào là hợp lý?

Có vẻ tác giả không phải là dân kế toán nên mới có đoạn:

Như vậy, thực chất khấu hao nhanh cũng đồng nghĩa với việc xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, thế nhưng muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Còn đối với trường hợp doanh nghiệp muốn khấu hao nhanh có phải xin ý kiến của Bộ Tài chính hay không thì trong quyết định số 206/2003/QĐ cũng như văn bản khác không đề cập đến. Thiết nghĩ đây là vấn đề trong quá trình thực hiện nhiều doanh nghiệp còn lúng túng, cần phải đề cập trao đổi làm rõ.

Mặt khác chỉ khi kết thúc năm tài chính doanh nghiệp mới biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, do vậy doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện việc khấu hao nhanh vào tháng cuối năm. Trong khi đó việc đăng ký trích khấu hao phải thực hiện từ đầu năm, hàng tháng tạm trích khấu hao như thế nào cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.


Đăng Hoạt (Cục Thuế Thanh Hoá)


Khấu hao nhanh là một thuật ngữ kế toán. Nó không có thay đổi thời gian khấu hao. Chỉ có thời gian đầu số tiền khấu hao nhiều hơn các năm cuối mà thôi.
Việc khấu hao nhanh là việc ghi sổ kế toán. Cuối năm nếu không lãi thì không được tính vào chi phí tính thuế TNDN năm đó.
Số chênh lệch giữa kế toán và thuế sẽ được chuyển sang năm sau.
Như vậy kế toán vẫn khấu hao nhanh từ đầu năm trên sổ kế toán.
 
Ðề: Khấu hao tài sản cố đình để xác định thu nhập chịu thuế: Thế nào là hợp lý?

vậy TSCĐ không trích khấu hao khi thanh lý thì làm thế nào?(Do kế toán trước không trích khấu hao cho TSCĐ đó)
 
Ðề: Khấu hao tài sản cố đình để xác định thu nhập chịu thuế: Thế nào là hợp lý?

vậy TSCĐ không trích khấu hao khi thanh lý thì làm thế nào?(Do kế toán trước không trích khấu hao cho TSCĐ đó)
Tài sản đó đưa vào sử dụng mà ko trích khấu hao thì bạn phải bổ sung nghiệp vụ khấu hao đó vào.
Tài sản còn nguyên giá trị mà thanh lý là ko hợp lý. Bạn phải có bộ phận đánh giá giá trị còn lại của tài sản và điều đág nói là giá trị thanh lý phải lớn hơn hay bằng giá trị còn lại.
 
Ðề: Khấu hao tài sản cố đình để xác định thu nhập chịu thuế: Thế nào là hợp lý?

có nghĩa là phải ghi bưt toán bổ sung khấu hao. Như thế sẽ làm thay đổi rất nhiều báo cáo trước đó. Có cách nào giải quyết hay hơn ko?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top