Khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và xây lắp

quephuongdt

New Member
Hội viên mới
Mong các anh chị giải đáp giúp em: Tại sao các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất đưa vào TK 622
còn trong doanh nghiệp xây lắp lại đưa vào TK 627???:roile:
 
Ðề: Khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và xây lắp

Mong các anh chị giải đáp giúp em: Tại sao các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất đưa vào TK 622
còn trong doanh nghiệp xây lắp lại đưa vào TK 627???:roile:

vấn đề này đơn giản thôi bạn
theo quy định 2 tài khoản này là vậy mà
tôi trích ra nguyên văn cho bạn về qui định của TK 622 nghe:
TÀI KHOẢN 622

CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU


1. Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp. . . cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng.
2. Riêng đối với hoạt động xây lắp, không hạch toán vào tài khoản này khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên quỹ lương phải trả nhân công trực tiếp của hoạt động xây lắp, điều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công, nhân viên phân xưởng.3. Tài khoản 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh.
4. Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”.

TÀI KHOẢN 627

CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

1. Tài khoản 627 chỉ sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, XDCB, giao thông, bưu điện, du lịch, dịch vụ.

2. Tài khoản 627 được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.

3. Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi trong đó:
3.1. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,. . . và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất. . .

- Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường;

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh;

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

3.2. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
4. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí sản xuất chung của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.
5. Cuối kỳ, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” hoặc vào bên Nợ Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”.
6. Tài khoản 627 không sử dụng cho hoạt động kinh doanh thương mại.

....
bạn tìm đọc quy định về 2 tài khoản này đi là hiểu ak!!!
 
Ðề: Khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và xây lắp

mình đọc rồi nhưng đó chỉ là quy định vậy thui chư đâu có giải thích tại sao lại vậy đâu???
Có thể chỉ giùm mình được không
:roile:
báo cáo tốt nghiệp nên thầy thường hỏi tại sao lại quy định như vậy, nhằm mục đích gì
nếu chỉ trả lời là do quy định thì knock out
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và xây lắp

mình đọc rồi nhưng đó chỉ là quy định vậy thui chư đâu có giải thích tại sao lại vậy đâu???
Có thể chỉ giùm mình được không
:roile:
báo cáo tốt nghiệp nên thầy thường hỏi tại sao lại quy định như vậy, nhằm mục đích gì
nếu chỉ trả lời là do quy định thì knock out
e cũng đang thắc mắc giống chị,liệu có thể suy nghĩ theo hướng là tìm ra đặc điểm khác nhau giữa 2 loại dn này mà liên quan đến vấn để này ko?
mong mọi người tiếp tục thảo luận nhất là những người hiểu rõ về lĩnh vực xây lắp
 
Ðề: Khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và xây lắp

Bạn cần nên biết TK 622 trong DN xây lắp vẫn có. Đó là lương của công nhân trực tiếp thi công công trình. TK 627, mà nói về lương thì là TK 6271_lương nhân viên phần xưởng (trong DN SX), lương CB, CNV quản lý công trình (DN XL). Bạn không nên nhầm lẫn điều đó. Quy định là nói lên cái vấn đề chung, rộng lớn. Nhưng trong thực tế, bạn nên nghĩ đơn giản 1 điều rồi mới hiểu nó. TK 622 tùy theo quy định của từng DN mà có thể phân bổ hoặc không phân bổ (cho từng phân xưởng_trong DN SX, từng công trình_DN XL). TK 627 nó đã được quy định là "chi phí sản xuất chung" nên nó là TK được phân bổ (cho từng phân xưởng hoặc từng CT).
 
Ðề: Khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và xây lắp

Ý ban ấy hỏi là Tại sao TK 622, trong doanh nghiệp xây lắp không trích các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN mà trích vào TK 627.
Uk đúng trong doanh nghiệp xây lắp không trích CÁc khoản BH, KP vào TK 622
Không như bên sản xuất, bên xây dựng sự gắn bó với công ty là không cao thường là nhân công thuế ngoài. Và công trình tới đâu thuê nhân công tới đó.
Mà công việc thì mang tính nặng nhọc, mệt mỏi vậy công nhân trực tiếp họ có thể nghỉ bất cứ lúc nào
Mà Theo luật bảo hiểm thì nộp bảo hiểm tới 15 năm trở lên ( thì phải) thì mới được hưởng lương BH.
Nên các doanh nghiệp không trích vào TK 622, 623 và trích vào TK 627, 641, 642.

Theo mình là như vậy mọi người cho ý kiến nhé
 
Ðề: Khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và xây lắp

Mà Theo luật bảo hiểm thì nộp bảo hiểm tới 15 năm trở lên ( thì phải) thì mới được hưởng lương BH.
Nên các doanh nghiệp không trích vào TK 622, 623 và trích vào TK 627, 641, 642.
Xin hỏi đoạn màu xanh trên được quy định trong điều khoản nào của luật nào vậy?
 
Ðề: Khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và xây lắp

Ý ban ấy hỏi là Tại sao TK 622, trong doanh nghiệp xây lắp không trích các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN mà trích vào TK 627.
Uk đúng trong doanh nghiệp xây lắp không trích CÁc khoản BH, KP vào TK 622
Không như bên sản xuất, bên xây dựng sự gắn bó với công ty là không cao thường là nhân công thuế ngoài. Và công trình tới đâu thuê nhân công tới đó.
Mà công việc thì mang tính nặng nhọc, mệt mỏi vậy công nhân trực tiếp họ có thể nghỉ bất cứ lúc nào
Mà Theo luật bảo hiểm thì nộp bảo hiểm tới 15 năm trở lên ( thì phải) thì mới được hưởng lương BH.
Nên các doanh nghiệp không trích vào TK 622, 623 và trích vào TK 627, 641, 642.

Theo mình là như vậy mọi người cho ý kiến nhé

Nếu không đủ thời gian tham gia để được hưởng lương bảo hiểm thì người LĐ có thể lãnh BH 1 lần, các khoản trích theo lương là trích theo chi phí lương tại các bộ phận có sử dụng lao động, nếu công ty SX không trích lương cho công nhân trực tiếp SX (TK 623) thì trích theo lương nào vậy bạn? (lương quản đốc? lương văn phòng? hay lương NV bán hàng?)

---------- Post added at 10:22 ---------- Previous post was at 10:14 ----------

Mong các anh chị giải đáp giúp em: Tại sao các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất đưa vào TK 622
còn trong doanh nghiệp xây lắp lại đưa vào TK 627???:roile:

các khoản trích theo lương của công nhân tại DN xây lắp không phải tất cả đều đưa vào TK 627, chỉ không hạch toán vào TK 622 khoản trích theo lương từ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, vẫn hạch toán vào TK 622 khoản trích theo lương từ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp (không phải công nhân điều khiển máy móc).

Thân!
 
Ðề: Khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và xây lắp

Bạn cần nên biết TK 622 trong DN xây lắp vẫn có. Đó là lương của công nhân trực tiếp thi công công trình. TK 627, mà nói về lương thì là TK 6271_lương nhân viên phần xưởng (trong DN SX), lương CB, CNV quản lý công trình (DN XL). Bạn không nên nhầm lẫn điều đó. Quy định là nói lên cái vấn đề chung, rộng lớn. Nhưng trong thực tế, bạn nên nghĩ đơn giản 1 điều rồi mới hiểu nó. TK 622 tùy theo quy định của từng DN mà có thể phân bổ hoặc không phân bổ (cho từng phân xưởng_trong DN SX, từng công trình_DN XL). TK 627 nó đã được quy định là "chi phí sản xuất chung" nên nó là TK được phân bổ (cho từng phân xưởng hoặc từng CT).

ý bạn ấy hỏi là các khoản trích theo lương cơ!
 
Ðề: Khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và xây lắp

Mong các anh chị giải đáp giúp em: Tại sao các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất đưa vào TK 622
còn trong doanh nghiệp xây lắp lại đưa vào TK 627???:roile:
T?p Ch K? Ton - Chi ph s?n xu?t trong ngnh kinh doanh xy l?p
T?p Ch K? Ton - ??c ?i?m s?n xu?t xy l?p c ?nh h??ng ??n k? ton CPSX v tnh GTSP trong cc doanh nghi?p xy l?p
Mình có hai đường link này hy vọng sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn!
 
Ðề: Khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và xây lắp

Do hoạt động xây dựng lắp đặt là một ngành công nghiệp đặc biệt, tạo ra những giá trị tài sản lớn cho nên kinh tế và sử dụng nhiều vốn đầu tư nên nhà nước đang quản lý bằng cách qui định Phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Cơ bản của qui định này : tổng giá trị công trình gồm 6 khoản:
1. Chi phí xây dựng
2. Chi phí thiết bị
3. Chi phí ban quản lý
4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
5. Chi phí khác
6. Chi phí dư phòng

Trong 6 khoản chi phí, đối với doanh nghiệp xây lắp, chỉ quan tâm đến khoản chi phí thứ nhất :Chi phí xây dựng.

Chi phí xây dựng, trong đó gồm:
CHI PHÍ TRỰC TIẾP:
-Chi phí vật liệu : (VL)
-Chi phí nhân công (NC) = Khối lương công việc x đơn giá nhân công (*)
-Chi phí máy thi công (M)
-Chi phí trực tiếp khác (TT) = (VL + NC + M ) tỷ lệ % theo từng loại công trình
Công chi phí trực tiếp: T = VL+NC+M+TT
CHI PHÍ CHUNG = T x tỷ lê qui định (**)

.....

Vì chi phí BHXH, BHYT, KPCD nằm trong chi phí sản xuất chung (**), không nằm trong đơn gia nhận công (*), nên không hạch toán vao TK 622, mà hạch toán vào TK 627.

Bạn có thể tham khảo thêm Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 và các Thông tư của Bô xây dựng áp dụng cho từng lọai hình công trình.

---------- Post added at 10:52 ---------- Previous post was at 10:52 ----------

Mong các anh chị giải đáp giúp em: Tại sao các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất đưa vào TK 622
còn trong doanh nghiệp xây lắp lại đưa vào TK 627???:roile:

Do hoạt động xây dựng lắp đặt là một ngành công nghiệp đặc biệt, tạo ra những giá trị tài sản lớn cho nên kinh tế và sử dụng nhiều vốn đầu tư nên nhà nước đang quản lý bằng cách qui định Phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Cơ bản của qui định này : tổng giá trị công trình gồm 6 khoản:
1. Chi phí xây dựng
2. Chi phí thiết bị
3. Chi phí ban quản lý
4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
5. Chi phí khác
6. Chi phí dư phòng

Trong 6 khoản chi phí, đối với doanh nghiệp xây lắp, chỉ quan tâm đến khoản chi phí thứ nhất :Chi phí xây dựng.

Chi phí xây dựng, trong đó gồm:
CHI PHÍ TRỰC TIẾP:
-Chi phí vật liệu : (VL)
-Chi phí nhân công (NC) = Khối lương công việc x đơn giá nhân công (*)
-Chi phí máy thi công (M)
-Chi phí trực tiếp khác (TT) = (VL + NC + M ) tỷ lệ % theo từng loại công trình
Công chi phí trực tiếp: T = VL+NC+M+TT
CHI PHÍ CHUNG = T x tỷ lê qui định (**)

.....

Vì chi phí BHXH, BHYT, KPCD nằm trong chi phí sản xuất chung (**), không nằm trong đơn gia nhận công (*), nên không hạch toán vao TK 622, mà hạch toán vào TK 627.

Bạn có thể tham khảo thêm Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 và các Thông tư của Bô xây dựng áp dụng cho từng lọai hình công trình.
 
anh chị ơi cho e hỏi đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong doanh nghiệp TM nó khác gì trong các doanh nghiệp SX, doanh nghiệp XD; chiếm tỷ trọng bao nhiêu. :oanuc:. E cảm ơn trước ạ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top