Kết cấu chi phí - Đòn bẩy hoạt động

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
1. Kết cấu chi phí

Kết cấu chi phí là tỷ trọng của từng loại biến phí, định phí chiếm trong tổng chi phí. Doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng lớn, biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng (hoặc giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (hoặc giảm) nhiều hơn. Những doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng lớn thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn, vì vậy nếu gặp điều kiện kinh doanh thuận lợi, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng nhanh và ngược lại.

Doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ, biến phí chiếm tỷ trọng lớn, thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng (hoặc giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (hoặc giảm) chậm hơn. Những doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp vì vậy nếu gặp điều kiện kinh doanh thuận lợi, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng chậm và ngược lại

Ví dụ 1: Giả sử báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty X và Y như sau:

(đvt: 1.000 đồng)
Công ty Xcông ty Y
Chỉ tiêuSố tiềnTỷ lệSố tiềnTỷ lệ
Doanh thu100.000100%100.000100%
(-) Biến phí30.00030%70.00070%
Số dư đảm phí70.00070%30.00030%
(-) Định phí60.00020.000
Lợi nhuận10.00010.000

  • Công ty X có định phí chiếm tỷ trọng lớn (60.000/ 90 000 = 66,67%), biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ (33,33%), tỷ lệ số dư đảm phí lớn: 70%
  • Công ty Y có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ (20.000/90.000 = 22,22%), biến phí chiếm tỷ trọng lớn (77,78%), do đó tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ: 30%
Giả sử nếu hai công ty cũng tăng doanh thu lên 30% thì:
  • Lợi nhuận công ty X tăng (30.000 × 70%) = 21.000 ngàn đồng
  • Lợi nhuận của công ty X lúc này là 31.000 ngàn đồng
  • Lợi nhuận công ty Y tăng (30.000 × 30%) = 9.000 ngàn đồng
  • Lợi nhuận của công ty Y lúc này là 19.000 ngàn đồng
Như vậy khi cùng tăng một lượng doanh thu thì lợi nhuận của công ty X tăng nhanh hơn công ty Y
Giả sử nếu hai công ty cùng giảm doanh thu 30% thì
  • Lợi nhuận công ty X giảm (30.000 × 70%) = 21.000 ngàn đồng
  • Lợi nhuận của công ty X lúc này (10.000 – 21.000) = -11.000 ngàn đồng
  • Lợi nhuận công ty Y giảm (30.000 × 30%) = 9.000 ngàn đồng
  • Lợi nhuận của công ty Y lúc này là (10.000–9.000) = 1.000 ngàn đồng
Như vậy khi cùng giảm một lượng doanh thu thì lợi nhuận của công ty X giảm nhanh hơn công ty Y, sự thiệt hại của công ty X lớn hơn và mức độ rủi ro trong kinh doanh cao hơn

4. Đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy với ý nghĩa thông thường là công cụ giúp chúng ta nhận thức cách thức, mối quan hệ giữa lực sử dụng với trọng lượng của vật di chuyển

Trong kinh doanh, đòn bẩy hoạt động cho thấy mối quan hệ giữa sự thay đổi doanh thu với sự thay đổi lợi nhuận. Cụ thể, noon bay hoạt động cho thấy với một tốc độ tăng (hoặc giảm) nhỏ của doanh thu (do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng hoặc giảm) sẽ tạo ra một tốc độ tăng (hoặc giảm) lớn về lợi nhuận Một cách tổng quát, đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng (hoặc giảm) doanh thu với tốc độ tăng (hoặc giảm) lợi nhuận Để đảm bảo ý nghĩa trên thì độ lớn đòn bẩy hoạt động phải lớn hơn 1

Độ lớn đòn bẩy hoạt động= Tốc độ tăng lợi nhuận/ Tốc độ tăng doanh thu (sản lượng bán)

Ví dụ 2: Sử dụng dữ liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ví dụ 1
- Công ty X, nếu doanh thu tăng 10%, lợi nhuận tăng 7.000 ngàn đồng (10.000× 70%), tốc độ tăng lợi nhuận 70% (7.000 + 10.000)

Độ lớn đòn bẩy hoạt động 70%10%=7

- Công ty Y, nếu doanh thu tăng 10%, lợi nhuận tăng 3000 ngàn đồng (10.000 × 30%), tốc độ tăng lợi nhuận 30% (3.000/10.000)

Độ lớn đòn bẩy hoạt động: 30%/10%=3

Giả sử hai doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu, doanh nghiệp nào có đòn bẩy hoạt động lớn hơn thì lợi nhuận tăng lên nhiều hơn, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những doanh nghiệp mà tỷ trọng định phí lớn hơn biến phí thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu

Ngoài ra, công thức tính độ lớn đòn bẩy hoạt động:

Độ lớn đòn bẩy hoạt động= Số dư đảm phí/Lợi nhuận

Như vậy tại một mức doanh thu nhất định, sẽ xác định được độ lớn đòn bay hoạt động tại mức doanh thu đó, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại
Ví dụ 3: Sử dụng dữ liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ví dụ 1

Công ty Y ở mức doanh thu 100.000 ngàn đồng có độ lớn đòn bẩy hoạt động là:

Độ lớn đòn bẩy hoạt động = 30.000/10.000=3

Nếu tăng doanh thu 10%, lợi nhuận sẽ tăng 30% (10% x 3), ứng với mức tăng lợi nhuận là 3.000 ngàn đồng (10.000 ngàn đồng × 30%).

Ngược lại, để lợi nhuận tăng 60%, doanh thu phải tăng: 60%/3=20%, ứng với mức tăng doanh thu là 20.000 ngàn đồng (100.000 ngàn đóng × 20%)
Khi doanh thu càng tăng (giá bán không đổi), lợi nhuận càng tăng thì độ lớn đòn bẩy hoạt động ngày càng giảm đi.

Đòn bẩy hoạt động lớn nhất khi số lượng sản phẩm tiêu thụ vừa vượt qua điểm hòa vốn.

Để minh họa cho điều này ta có bảng tính như sau (đvt 1.000 đồng)

Doanh thu150.000200.000250.000300.000
(-) Biến phí90.000120.000150.000180.000
Số dư đảm phí60.00080.000100.000120.000
(-) Định phí60.00060.00060.00060.000
Lợi nhuận020.00040.00060.000
Đòn bẩy hoạt động42,52
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top