kế toán trong công ty tư vấn thiết kế xây dựng

kthaiyen

New Member
Hội viên mới
các bạn, các anh chị, hay những ai đã có kinh nghiệm làm kế toán hay đã từng quyết toán thuế trong công ty tư vấn thiết kế xây dựng giúp đỡ em với.
Hạch toán gộp tất cả doanh thu, chi phí của các công trình lại hay là tách riêng ra từng công trình vậy.
Có văn bản nào quy định về điều này không? Mình đang phân vân không biết làm cách nào cho đúng, chỉ sợ khi nào thuế xuống quyết toán lại phạt thì chết.
Giúp đỡ mình với. Thanks mọi người
 
Ðề: kế toán trong công ty tư vấn thiết kế xây dựng

Doanh thu, chi phí của công trình nào thì hạch toán riêng của công trình đó. Như thế thì mới biết được công trình này lãi, lỗ bao nhiêu ???
Khi thuế xuống quyết toán thì họ cũng xem kiểm tra chi tiết như thế đấy. Nếu bạn làm gộp sau này thuế xuống ktra họ cũng bắt bạn phải tách doanh thu, chi phí của từng công trình ra thôi..
 
Ðề: kế toán trong công ty tư vấn thiết kế xây dựng

cảm ơn bạn duong_1246 nhiều nhé.
Mình muốn hỏi thêm chút nữa. hichic
Có quy định nào hay căn cứ nào nói về cách hạch toán gộp lại hay tách riêng từng công trình không nhỉ
vì có người nói là sẽ căn cứ vào doanh thu từng công trình hoặc công trình đó có liên quan đến hai kỳ kế toán trở lên thì mới tách hoặc là còn tùy thuộc vào từng cơ quan thuê.
Bế tắc quá, mọi người giúp đỡ nhé
 
1/+Đầu năm kết chuyển lời nhuận chưa phân phối:

Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:

Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.

- Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.


2/Xác định chi phí và nghĩa vụ thuế môn bài phải nộp trong năm

Mức thuế phải đóng: Kê khai + nộp thuế môn bài

Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm

- Bậc 1: Trên 10 tỷ = 3.000.000

- Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ = 2.000.000

- Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ = 1.500.000

- Bậc 4: Dưới 2 tỷ = 1.000.000

Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng

Nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng=01/02

Nghĩa là:

+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên

+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài

Thuế môn bài cho các chi nhánh:

- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ

- Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000 đ

Lưu ý:

- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.

- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.

Thời hạn nộp tờ khai và thuế mô bài:

- Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh

- Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.

Hoạch tóan:

Nợ 6425=1.000.000

Có 3338=1.000.000

Ngày nộp tiền:

Nợ 3338/ có 111=1.000.000


3/Công tác tính giá thành:

- Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ thuê bản vẽ của các chủ đầu tư đặt: công trình nhà dân dụng, công nghiệp, xưởng sản xuất, ….với công ty: xác định được giá trị hợp đồng ký kết=> doanh thu thu về và xác định giá trị xuất hóa đơn khi bàn giao cho khách hàng theo thỏa thuận và ký kết với khách hàng.Giá thành: do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động thiết kế => sản phẩm là các bản vẽ . tập hợp lương nhân viên , kỷ sư thiết kế , chi phí phụ vụ cho thiết kế: bút, thước, giấy, ghim, kẹp…. => giá thành thiết kế do đó yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là nhân công và chi phísản xuất chung

Do đó ta quy ước việc tính giá thành theo phương pháp ước lựơng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm:

-Lương = 70%

-Sản xuất chung=20%

-Lợi nhuận định mức thiết kế=15%


Ví dụ: doanh thu = 100.000.000

Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000

Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000x15%=85.000.000

-Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000 sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp: khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: điện, internet….


+Tập hợp chi phí để tính giá thành 154 là : 622,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SP HoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ
 
+Nhân công: lương cho nhân viên thiết kế hàng ngày bạn theo dõi chấm công nếu chi tiết được cho từng hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế bản vẽ thì càng tốt => Chi phí nhân công chiếm 70% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ công ty bạn cung cấp.

-Chi phí: Nợ TK 622,627/ có TK 334

-Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112

Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau

+ Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào

+ Bảng chấm công hàng tháng

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ

= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN

+Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương or bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ....=> gói lại một cục

+ Tạm ứng:

- Dự toán chi đã được Kế toán trưởng - BGH ký duyệt

-Giấy đề nghị tạm ứng.
- Phiếu chi tiềnNợ TK 141/ có TK 111,112

+Hoàn ứng:

-Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,...công tác,...) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.

Nợ TK 111,112/ có TK 141

Chú ý:

-Nếu ký hợp đồng dứơi 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ

-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”


+ Chi chi phí sản xuất chung: để phục vụ công tác thiết kế công ty bạn phải trang bị cho nhân viên vật dụng và đồ dùng phục vụ việc thiết kế : phần mềm vẽ chuyên dụng nếu có, máy vi tính, bút, thước kẻ, bàn ghế, giấy và các vật dụng khác phục vụ công việc….. những thứ này phân bổ trên tài khoản 142,242 vào các hợp đồng dịch vụ bên công ty bạn cung cấp khách hàng
Hóa đơn đầu vào:

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

Nếu là dịch vụ:

Nợ TK 627,1331

Có TK 111,112,331…

Nếu là công cụ:

Nợ TK 153,1331/ có TK 111,112,331

Đừa vào sử dụng:

Nợ TK 142,242/ có TK 153

Phân bổ:

Nợ TK 627/ có TK 142,242


=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ

Nợ TK 154/ có TK 622,627


+Kết thúc bàn giao bản vẽ xuất hóa đơn + biên bản bàn giao bản vẽ

-Xuất hóa đơn hoạch tóan doanh thu: Nợ TK 111,112,131/ có 511,33311

-Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ: Nợ TK 632/ có TK 154

Hóa đơn đầu ra:

+Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô (xây dựng) + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.

+Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm : - Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có

+Ngoài racòn các chi phí như tiếp khách: hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan....chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính...... ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp

Nợ TK 642*,1331/ Có TK 111,112,331,142,242,214....

+ Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán

-Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515

-Phí ngân hàng: Nợ TK 6425/ Có TK 112

+ Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng

Nợ TK 627,642/ có TK 142,242,214

+ Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng:

Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911

Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng :

Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811

Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng: Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0

Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212

Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0

Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911

Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:

Nợ TK 8211/ có TK 3334

Kết chuyển:

Nợ TK 911/ có TK 8211

Nộp thuế TNDN:

Nợ TK 3334/ có TK1111,112
 
Công ty thiết kế thì chủ yếu chi phí nhân công là chính. Công ty e nộp thuế GTGT đã đàh rồi nhưng muốn tìm các loại chi phí khác để đưa vào thì có thể lấy thêm CP gi ah. Nhân viên thiết kế nhà e có 7 người thôi nhưng doanh thu 1 năm tận 4-5 tỷ. lãi nhiều quá mà e ko biet xử lý thế nào. Bên e có thuê cộng tác viên làm thêm nhưng mà nếu tính họ vào thì phai nộp 10% thuế TNCN (khoản này đưa vào thì cty phải nộp thuế). Các AC nao có cách tối ưu thuế TNDN thì mách cho e với ạ.
E muốn hỏi thêm về khoản công tác phí cho AE đi khảo sát nữa. Thường đi khảo sát rất khó xin xác nhận của chủ đầu tư vào giấy đi đường tại vì CĐT chỉ cho người ra chỉ thôi. Như vậy cần làm gi để chi công tác phí cho đội khảo sát ạ.
 
các tiền bối ơi...e là kế toán mới ra trường chưa có kinh nghiệm. có tiền bối nào cho e đi theo nhận e làm đệ tử không ạ...sdt e: 01663208679
 
Đối với công tác viên bạn làm theo cách sau:

- Ký hợp đồng cộng tác viên

- Đăng ký MSTTNCM

- Mỗi lần chi trả < 2.000.000 đ thì không bị khấu trừ 10%

Cá chi phí bổ sung thêm:

- Văn phòng phẩm

- Hóa đơn ăn uống tiếp khách

- Hóa đơn phòng nghỉ nhớ khác tỉnh thì ok toàn bộ, cùng tỉnh thì hơi mệt hầu như thanh tra thuế đợt nào cũng bị loại hết trơn, chỉ khác tính thì lại chấp nhận toàn bộ

- Hóa đơn hội nghị, tiếp khách khác


Tham khảo thêm phần trả lời của : VTCA
Câu 1: Công ty Chúng tôi có thuê lao động bên ngoài (HĐLĐ dưới 3 tháng) nhưng 4 lao động này có ký bản cam kết TNCN dưới 78 triệu đồng/năm vì thế công ty tôi không khấu trừ thuế TNCN đối với những lao đông này, xin hỏi CTY làm như vậy có đúng không?



Trả lời:

Căn cứ điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định kê khai, khấu trừ thuế TNCN đối với một số trường hợp khác thì:

Trường hợp Công ty có thuê lao động dưới 3 tháng thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế 10%, nhưng cá nhân trên chỉ có duy nhất thu nhập một nơi và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết để Công ty làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Kết thúc năm tính thuế, Công ty tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.

Câu 2: Đối với những hợp đồng lao động dịch vụ (lao công, cố vấn) có làm giấy cam kết và có MST cá nhân có khấu trừ 10% khi họ có phát sinh tiền công trên 2 triệu/lần thanh toán hay không?

Trả lời:

Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định kê khai, khấu trừ thuế TNCN đối với một số trường hợp khác thì:

Trường hợp Công ty có thuê lao động dịch vụ lao công, cố vấn trên 2 triệu/lần tháng thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế 10%, nhưng cá nhân trên chỉ có duy nhất thu nhập một nơi và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết để Công ty làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Kết thúc năm tính thuế, Công ty tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.

Nguồn: VTCA



-
 
Công ty thiết kế thì chủ yếu chi phí nhân công là chính. Công ty e nộp thuế GTGT đã đàh rồi nhưng muốn tìm các loại chi phí khác để đưa vào thì có thể lấy thêm CP gi ah. Nhân viên thiết kế nhà e có 7 người thôi nhưng doanh thu 1 năm tận 4-5 tỷ. lãi nhiều quá mà e ko biet xử lý thế nào. Bên e có thuê cộng tác viên làm thêm nhưng mà nếu tính họ vào thì phai nộp 10% thuế TNCN (khoản này đưa vào thì cty phải nộp thuế). Các AC nao có cách tối ưu thuế TNDN thì mách cho e với ạ.
E muốn hỏi thêm về khoản công tác phí cho AE đi khảo sát nữa. Thường đi khảo sát rất khó xin xác nhận của chủ đầu tư vào giấy đi đường tại vì CĐT chỉ cho người ra chỉ thôi. Như vậy cần làm gi để chi công tác phí cho đội khảo sát ạ.
Tăng hết mức lương của CBCNV lên tối đa sau khi xem xét hết các khoản giảm trừ cá nhân, người phụ thuộc (Lôi con cái, ông bà nội, ngoại, bà con xa vào thì mỗi người chắc cũng được 5-7 người phụ thuộc :k6175436:)
Tính cả thuê Lao động thuê ngoài cũng vậy, chú ý làm cam kết mẫu 23 để tạm thời chưa khấu trừ thuế 10% - nhưng đối với những người đã có MST thui nhé (chú ý tới hạn 3 tháng để tránh bảo hiểm. trong cùng 1 hợp đồng, nội dung công việc thì tối đa chỉ được 2 lần hợp đồng - tránh liên quan đến luật lao động). Giấy đi đường thì mỗi lần đi công tác thì đóng nhiều 1 chút, có thể đóng ký của CĐT or chính quyền địa phương. Không bít bên bạn đi đóng dấu xác nhận thế nào, chứ bên mình mỗi lần đi đều vác về gần nửa ram giấy đi đường, CĐT cứ vứt cho văn thư ở đó là đóng mỏi tay thì thui. Nội dung cứ bỏ trống không công trình này thì công trình sau dùng. Đã đi công tác thì còn tiền ăn, uống, nhà nghỉ nữa. Theo quy chế mà làm. cho hơn chục người đi công tác khảo sát, đi 2, 3 lần do có điều chỉnh, sửa lại - không tránh được. mỗi lần đi 1-3 tuần tuỳ theo từng công trình. Lưu ý so sánh với dự toán khảo sát công trình. Nếu có thể kiếm hoá đơn vậy chuyển máy móc, thiết bị trong thời gian đó nữa. Doanh thu tầm 4 tỷ, từng đó chi phí phân ra vậy thêm, bớt cũng đủ đó :demtien:
 
Đối với công tác viên bạn làm theo cách sau:

- Ký hợp đồng cộng tác viên

- Đăng ký MSTTNCM

- Mỗi lần chi trả < 2.000.000 đ thì không bị khấu trừ 10%

Cá chi phí bổ sung thêm:

- Văn phòng phẩm

- Hóa đơn ăn uống tiếp khách

- Hóa đơn phòng nghỉ nhớ khác tỉnh thì ok toàn bộ, cùng tỉnh thì hơi mệt hầu như thanh tra thuế đợt nào cũng bị loại hết trơn, chỉ khác tính thì lại chấp nhận toàn bộ

- Hóa đơn hội nghị, tiếp khách khác

Câu 1: Công ty Chúng tôi có thuê lao động bên ngoài (HĐLĐ dưới 3 tháng) nhưng 4 lao động này có ký bản cam kết TNCN dưới 78 triệu đồng/năm vì thế công ty tôi không khấu trừ thuế TNCN đối với những lao đông này, xin hỏi CTY làm như vậy có đúng không?


Trả lời:

Căn cứ điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định kê khai, khấu trừ thuế TNCN đối với một số trường hợp khác thì:

Trường hợp Công ty có thuê lao động dưới 3 tháng thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế 10%, nhưng cá nhân trên chỉ có duy nhất thu nhập một nơi và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết để Công ty làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Kết thúc năm tính thuế, Công ty tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.

Câu 2: Đối với những hợp đồng lao động dịch vụ (lao công, cố vấn) có làm giấy cam kết và có MST cá nhân có khấu trừ 10% khi họ có phát sinh tiền công trên 2 triệu/lần thanh toán hay không?

Trả lời:

Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định kê khai, khấu trừ thuế TNCN đối với một số trường hợp khác thì:

Trường hợp Công ty có thuê lao động dịch vụ lao công, cố vấn trên 2 triệu/lần tháng thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế 10%, nhưng cá nhân trên chỉ có duy nhất thu nhập một nơi và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết để Công ty làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Kết thúc năm tính thuế, Công ty tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.

Nguồn: VTCA



-
Trước cũng thấy cut & paste nhưng hum nay mới thấy bác ghi nguồn :votay:
 
Trước cũng thấy cut & paste nhưng hum nay mới thấy bác ghi nguồn :votay:

Cut & paste thần công mà

- Cái nào thuyên về lý thuyết kế toán thì copy trả lời mịa cho nó xong, ghi lại làm chi cho dài dòng
- Cái nào thực hành đi làm gặp và làm rùi cần mịa gì phải copy của ai:aleale:

+Còn nếu thích đây lấy trong luật ra cho không cần copy của ai cứ copy từ luật và công văn ra là xong luật thì chố nào mịa nào mà chả giống nhau, còn nếu lấy trong luật ra mà bắt người khác phải ghi nguồn bộ tài chính ra thì đúng là thằng điên hết cỡ


Chú ý:

-Nếu ký hợp đồng dứơi 03 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ (điều kiện đã có MSTTNCN)

-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Một là mỗi lần chi trả trong tháng <=2.000.000 đồng

+ Hai là phân chia tỉ lệ số người tách làm 2: tốp 01 làm quý 01 và quý 03, tốp 02 làm quý 02 và quý 04 như vậy đảm bảo yếu tố dưới 03 tháng không phạm luật bảo hiểm, không vi phạm luật thuế nếu đủ điềm kiện: có MST, cá nhân chỉ làm một nơi duy nhất
 
- Nói đúng ra từ hồi đầu tham gia Diễn dàn Dân kế toán chú có bao giờ đọc bài tôi đâu mà biết tôi nói gì trong đó sao chú biết, vì trước giờ chú nói tôi dài dòng không giống chú ngắn gọn phán vài câu là đủ, nên bài nào chú cũng vào chú là chú phê phán, lên án này nọ nào không thèm đọc, không đọc….nào đọc là buồn ngủ…

- Nên nói chung tôi với chú nước sông không đụng nước giếng chú chả ưa mịa gì tôi và tôi cũng chả ưa mịa gì chú cả

- Nói đúng ra có lần chú nói không bao giờ đọc bài tôi vì không thích nhiều chữ, thấy bài là next ngay, lần đó tôi cũng nói là tôi không viết gì liên quan gì đến chú cả nên chú có quyền không đọc và nói thẳng ra tôi cũng có bao giờ đọc bài chú đâu vì nó có ích mịa gì với tôi đâu mà đọc, và bài tôi cũng chả có ích mịa gì với chú cả

- Nói chú có giận thì giận và chú có giận là việc của chú tôi chả quan tâm làm gì cho mệt
 
- Nói đúng ra từ hồi đầu tham gia Diễn dàn Dân kế toán chú có bao giờ đọc bài tôi đâu mà biết tôi nói gì trong đó sao chú biết, vì trước giờ chú nói tôi dài dòng không giống chú ngắn gọn phán vài câu là đủ, nên bài nào chú cũng vào chú là chú phê phán, lên án này nọ nào không thèm đọc, không đọc….nào đọc là buồn ngủ…

- Nên nói chung tôi với chú nước sông không đụng nước giếng chú chả ưa mịa gì tôi và tôi cũng chả ưa mịa gì chú cả

- Nói đúng ra có lần chú nói không bao giờ đọc bài tôi vì không thích nhiều chữ, thấy bài là next ngay, lần đó tôi cũng nói là tôi không viết gì liên quan gì đến chú cả nên chú có quyền không đọc và nói thẳng ra tôi cũng có bao giờ đọc bài chú đâu vì nó có ích mịa gì với tôi đâu mà đọc, và bài tôi cũng chả có ích mịa gì với chú cả

- Nói chú có giận thì giận và chú có giận là việc của chú tôi chả quan tâm làm gì cho mệt
Quan điểm mỗi cá nhân khác nhau, có thảo luận thì cũng sẽ có lúc khó tránh khỏi tranh luận.
bạn nói tôi không bao h đọc thì sai, thi thoảng tui đọc lướt qua, hoặc đọc kỹ những bài viết của bạn, thì tuỳ. Đó chỉ là cách chọn đọc. tui tìm kiếm những thông tin tôi cần tìm, chứ không cần chú ý những thông tin gây loãng. Nhưng với người khác có thể sẽ đọc hết những cái bạn viết. Tuỳ bản thân họ và họ đọc để tìm hiểu hay để làm ji thì tui không bít. Mình cũng ko bao h nói mình viết được ngắn gọn cả. Có thể nhìu khi tui mắt kém - già roài nên sau khi làm việc nhìu lại nhìn thấy nhìu chữ trên vi tính kêu bùn ngủ, có thể câu nói vu vơ giảm nhiệt chút nhưng làm bạn phật lòng thi tui xin lỗi.
Trong 1 diễn đàn mà thảo luận về cùng 1 chuyên ngành mình làm việc mà bạn kêu nước sông với nước giếng thì ta chịu.
Có thể bạn coi bạn là bậc tiền bối làm lâu nên nghĩ những bài viết mình luôn đúng, hoặc bạn chỉ trả lời những câu có sẵn trong VBPL nêu hoặc trên mấy trang thông tin thuế, BTC có nêu mà nhìu khi nhiều người lười đọc và tìm hiểu, nhưng thay vì trích dẫn 1 đoạn bạn toàn chơi cả cục, lưu sẵn file rồi khi có người hỏi liên quan (mình thấy nhìu khi còn ít liên quan) thì cứ vứt vào rồi để đó, nhìu khi thấy bạn vứt vào xong lại mất công sửa, xoá, vứt lên file khác. Như thế nó ko có chọn lọc vậy bạn chỉ cho người ta nó là điều này, khoản này, TT này để người ta tự đọc còn hơn, cũng tạo thói quen tốt. Nhưng đối với 1 số tình huống như với kế toán mới không nắm quy trình thì bạn có nêu rõ ràng từng bước thì mình thấy còn được. Nhưng đa số toàn vậy.
Mình khâm phục bạn vì chịu cất công tìm hiểu và ghép file, nhìu khi làm thêm mà băn khoăn về kế toán DN hình thức khác mình cũng có tham khảo 1 vài file của bạn trước up lên. Còn về tình huống thực tế và giải pháp thì cũng nói thật là mình không đánh giá bạn cao như bác hùng, ketoanly... 1 số thành viên cũ khác trên diễn đàn,mà h không thấy các bác đó đâu, hay cũng bận, bạn cũng không phải là người mới nhé. Ở đây mình không nói hơn kém bạn hoặc so sánh mình với những bác trên. Thực tế mình có thể còn không bằng bạn về nhiều vấn đề. Mình không onl nhìu, thi thoảng đợt nàyrảnh vào DĐ ngồi thảo luận chút cái mình bít và học tập những cái mình không bít. cứ 1 thời gian lại có những TT, NĐ mới. mà ko chỉ liên quan đến thuế nói chung, còn liên quan về BHXH, luật LĐ, và các VB liên quan đến hình thức kinh doanh of Cty, hay những cái cần tìm hiểu thêm ở các phương diện khác mà mình quan tâm. Sao tiếng anh mình dốt vậy chài...
Còn bạn nói đúng là việc bạn giận tui hay không thì tui cũng ko quan tâm, Chỉ là 1 cuộc thảo luận. Mình cũng ko rảnh vậy.
 
- Nếu lời lẽ của mình có gì đụng chạm và nặng lời cho mình xin lỗi bạn

- Vấn đề: không đánh giá bạn cao như bác hùng, ketoanly... 1 số thành viên cũ khác trên diễn đàn . cài này mình cũng biết năng lực mình đến đâu mình cũng biết, mình cũng đánh giá cao các bác ấy vì các bác ấy thâm niên nghề và kinh nghiệm va chạm cũng nhiều nên xét toàn diện về thâm niên và tuổi nghề mình không bằng các bác ấy vì nói thực tế tuổi bằng cấp mình mới có 3 năm, tuổi nghề tính ra cũng chỉ gần 4 năm (trong 4 năm nghề cũng mất 1.5 năm học việc làm lao công cho các việc kho bãi, thống kê, các chân sai vặt khác rùi). Nói thẳng ra mình cũng ít khi đọc bài các bác ấy, nếu có cũng chỉ lướt qua, chứ ko đọc kỹ để nghiên ngẫm hay bận tâm làm gì, có lẽ các bác ấy comment cao siêu quá hoặc mình quá dốt để hiểu những gì các bác ấy viết

- Nói đúng quan điểm mình chưa bao giờ coi mình là giỏi, là biết … mình cũng ko bao giờ lấy mình so sánh với ai vì ai cũng có mặt mạnh mặt yếu....ai nói sao mình cũng mặc kệ vì đơn giản ở cái cộng đồng mạng này có ai biết ai….tất cả chỉ là thế giới ảo mà thôi, chỉ khi nào gặp mặt nhau làm việc thực tế, chạm chán nhau trong công việc thì lúc đó mới gọi là năng lực thực sự, chỉ ngồi gõ bàn phím không thôi không đủ nói lên điều gì. mình cũng giống như những người khác và cả bạn tham gia diễn đàn chỉ để học hỏi thêm, tìm hiểu thêm về nghề nghiệp, việc bạn nhận xét mình sẽ tìm hiểu lại để khắc phục nhược điểm
 
Mình mới tham gia, nhưng thấy những bài viết của bác xinh rất có ích cho mình - những người mới. thanks bác
 
các bạn, các anh chị, hay những ai đã có kinh nghiệm làm kế toán hay đã từng quyết toán thuế trong công ty tư vấn thiết kế xây dựng giúp đỡ em với.
Hạch toán gộp tất cả doanh thu, chi phí của các công trình lại hay là tách riêng ra từng công trình vậy.
Có văn bản nào quy định về điều này không? Mình đang phân vân không biết làm cách nào cho đúng, chỉ sợ khi nào thuế xuống quyết toán lại phạt thì chết.
Giúp đỡ mình với. Thanks mọi người
minh vua thanh tr thue xong roi, ban co nhu cau lien he minh qua email huetrinh2449@yahoo.com.vn minh huong dan ro cho nhe
 
1/+Đầu năm kết chuyển lời nhuận chưa phân phối:

Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:

Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.

- Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.


2/Xác định chi phí và nghĩa vụ thuế môn bài phải nộp trong năm

Mức thuế phải đóng: Kê khai + nộp thuế môn bài

Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm

- Bậc 1: Trên 10 tỷ = 3.000.000

- Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ = 2.000.000

- Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ = 1.500.000

- Bậc 4: Dưới 2 tỷ = 1.000.000

Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng

Nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng=01/02

Nghĩa là:

+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên

+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài

Thuế môn bài cho các chi nhánh:

- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ

- Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000 đ

Lưu ý:

- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.

- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.

Thời hạn nộp tờ khai và thuế mô bài:

- Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh

- Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.

Hoạch tóan:

Nợ 6425=1.000.000

Có 3338=1.000.000

Ngày nộp tiền:

Nợ 3338/ có 111=1.000.000


3/Công tác tính giá thành:

- Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ thuê bản vẽ của các chủ đầu tư đặt: công trình nhà dân dụng, công nghiệp, xưởng sản xuất, ….với công ty: xác định được giá trị hợp đồng ký kết=> doanh thu thu về và xác định giá trị xuất hóa đơn khi bàn giao cho khách hàng theo thỏa thuận và ký kết với khách hàng.Giá thành: do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động thiết kế => sản phẩm là các bản vẽ . tập hợp lương nhân viên , kỷ sư thiết kế , chi phí phụ vụ cho thiết kế: bút, thước, giấy, ghim, kẹp…. => giá thành thiết kế do đó yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là nhân công và chi phísản xuất chung

Do đó ta quy ước việc tính giá thành theo phương pháp ước lựơng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm:

-Lương = 70%

-Sản xuất chung=20%

-Lợi nhuận định mức thiết kế=15%


Ví dụ: doanh thu = 100.000.000

Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000

Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000x15%=85.000.000

-Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000 sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp: khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: điện, internet….


+Tập hợp chi phí để tính giá thành 154 là : 622,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SP HoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ
Định mức 70% - 20% - 10% có dựa theo thông tư nào ko ạ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top