Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

khuctinhsy

Member
Hội viên mới
Tag: ke toan tien luong va cac khoan trich theo luong, bao cao thuc tap ke toan tien luong, cac khoan trich theo luong, cac khoan bao hiem, bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, bai tap va bai giai ke toan tien luong, ty le cac khoan bao hiem, cac khoan trich theo luong nam 2012, bang luong, bang cham cong, bang luong mau, bhxh, bhyt, kpcd, ty le trich bhyt, ty le trich bhxh, ty le trich bhxh bhyt kpcd, bao hiem that nghiep, mau bao cao thuc tap ke toan tien luong, bao cao thuc tap ke toan tong hop, bao cao thuc tap ke toan ban hang, báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu, mau bao cao thuc tap ke toan tien luong va khoan trich theo luong, bao cao thuc tap ke toan tien mat, mau bao cao thuc tap ke toan, bao cao thuc tap mau...​


KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ

CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

I. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm:
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Do đo việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các DN sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí tăng tích lũy cho đơn vị.
2. Nội dung của quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương mà DN dùng để trả cho tất cả các loại lao động do DN trực tiếp quản lý và sử dụng. Đứng trên giác độ hạch toán, quỹ tiền lương được phân thành 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động được tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ chính tại DN bao gồm: Tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản phụ cấp kèm theo.
- Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm việc tại DN nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: tiền lương nghỉ phép, nghĩ lễ, nghĩ việc riêng nhưng được hưởng lương v.v...
3. Nhiệm vụ của kế toán:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động .
- Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) kinh phí công đoàn (KPCĐ) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
- Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.

II- NỘI DUNG QUỸ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
1. Quỹ BHXH:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội quy định có 2 loại BHXH, là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
Trong phạm vi của bài viết này chỉ đề cập đến BHXH bắt buộc đối với các đối tượng sau:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
Theo Điều 91 Luật BHXH: quy định mức đóng và phương thức đóng của người lao động như sau:
- Hằng tháng, người lao động sẽ đóng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất. Và từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
Riêng đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
Theo Điều 92 Luật BHXH: quy định mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Và từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
Vậy từ ngày 1/1/2010, mức trích lập BHXH là 22% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người lao động đóng góp 6% và người sử dụng lao động đóng góp 16%.
Và tỷ lệ này cứ 2 năm sẽ tăng thêm 2% (trong đó người lao động đóng thêm 1% và người sử dụng lao động đóng thêm 1%) cho đến khi đạt tỷ lệ trích lập là 26%, trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 18%.

2. Quỹ BHYT:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT.
Theo Luật BHYT thì mức trích lập tối đa của quỹ BHYT là 6% tiền lương tiền công hàng tháng của người lao động, trong đó người lao động chịu 1/3 (tối đa là 2%) và người sử dụng lao động chịu 2/3 (tối đa là 4%)
Theo nghị định số 62/2009/NĐ-CP ban hành ngày 27/7/2009 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2009) của Thủ tướng Chính phủ quy định mức trích lập BHYT từ 1/1/2010 như sau:
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức thì mức trích lập BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao động đóng góp 1,5%.

3. Quỹ KPCĐ:
KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp.
Theo quy định hiện hành KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho từng kỳ kế toán và được tính hết vào chi phí SXKD, trong đó 1% dành cho công đoàn cơ sở hoạt động và 1% nộp cho công đoàn cấp trên.

4. Quỹ BHTN
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc áp dụng đối với đối tượng lao động và người sử dụng lao động như sau:
- Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên.

* Theo điều 81 Luật BHXH, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
- Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
- Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp

* Theo điều 82 Luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
+ Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
* Theo điều 102 Luật BHXH, nguồn hình thành quỹ như sau:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
Vậy, tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và DN chịu 1% tính vào chi phí.


Do nội dung bài viết rất dài mà website giới hạn số ký tự bài viết nên bạn nào quan tâm có thể đọc thêm tại địa chỉ: http://thanhkhoan.com/baiviet/ke-toan-tien-luong-va-cac-khoan-trich-theo-luong-81-1-1.html


 
Sửa lần cuối:
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

bạn ơi bjo khác rồi nha
tổng là :28,5 %
bhxh :20 %(15 %dn ,5 % nld)
bhyt :4,5 % (dn chịu 3 %,nld 1,5% )
kpcd :2%(dn chịu )
bhtn :2% (1% dn , 1% nld )
thế nhé
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

bạn ơi bjo khác rồi nha
tổng là :28,5 %
bhxh :20 %(15 %dn ,5 % nld)
bhyt :4,5 % (dn chịu 3 %,nld 1,5% )
kpcd :2%(dn chịu )
bhtn :2% (1% dn , 1% nld )
thế nhé

đó là cách tính cơ bản thôi còn tỷ lệ % các khoản trích theo lương thì do NN ban hành thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

đó là cách tính cơ bản thôi còn tỷ lệ % các khoản trích theo lương thì do NN ban hành thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế

Cơ bản chổ mô thế pé, đây là mức trích theo quy định hiện hành mới nhất và có hiệu lực của NN nhé!:khonghiu:
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

bạn ơi bjo khác rồi nha
tổng là :28,5 %
bhxh :20 %(15 %dn ,5 % nld)
bhyt :4,5 % (dn chịu 3 %,nld 1,5% )
kpcd :2%(dn chịu )
bhtn :2% (1% dn , 1% nld )
thế nhé

Tỷ lệ này mới hả bạn, bên mình giờ cũng định tham gia BH cho nhân viên, chứ trước giờ thì không nên mình cũng không rõ.
Mà doanh nghiệp đóng hết cho nhân viên có được không nhỉ? Giám đốc mình nói nếu tham gia thì cty sẽ chịu hết cho anh em, khỏi phải trừ lương. Anh chị nào gặp trường hợp này chỉ em với.
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

bạn ơi bjo khác rồi nha
tổng là :28,5 %
bhxh :20 %(15 %dn ,5 % nld)
bhyt :4,5 % (dn chịu 3 %,nld 1,5% )
kpcd :2%(dn chịu )
bhtn :2% (1% dn , 1% nld )
thế nhé
Theo công văn Số: 3621 /BHXH thì tỷ lệ như sau
1/ Tỉ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN:
Từ ngày 01/01/2010 tỉ lệ đóng BHXH là 22%; BHYT là 4.5%; BHTN là 2%. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 16% BHXH; 3% BHYT; 1% BHTN, người lao động đóng 6% BHXH; 1.5% BHYT; 1% BHTN.
Néu như thế thì KPCĐ lấy như nào? ra 2%
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Tỷ lệ này mới hả bạn, bên mình giờ cũng định tham gia BH cho nhân viên, chứ trước giờ thì không nên mình cũng không rõ.
Mà doanh nghiệp đóng hết cho nhân viên có được không nhỉ? Giám đốc mình nói nếu tham gia thì cty sẽ chịu hết cho anh em, khỏi phải trừ lương. Anh chị nào gặp trường hợp này chỉ em với.
giám đóc tôt nhỉ? càng tôt, đâu có sao đâu nào?
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Tỷ lệ này mới hả bạn, bên mình giờ cũng định tham gia BH cho nhân viên, chứ trước giờ thì không nên mình cũng không rõ.
Mà doanh nghiệp đóng hết cho nhân viên có được không nhỉ? Giám đốc mình nói nếu tham gia thì cty sẽ chịu hết cho anh em, khỏi phải trừ lương. Anh chị nào gặp trường hợp này chỉ em với.
Thì bạn cứ trích hết đi...chẳng làm sao cả...
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Công ty minh người lao động đóng 8.5% ban ạ. Bao gom nhu ban tinh roi con them 1% KPCD nua. Ban cho minh hoi la van ban bạn doc o dau? ten no la gi? ai quy dinh nhe!
Cam on nhieu
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Lương tháng = ( HCV hoặc HCB ¬x 290)/26 x C( ngày công) + PTN
Trong đó : + HCB , HCV: Hệ số lương theo cấp bậc, theo công việc.
+ C : Ngày công làm việc thực tế trong tháng.
+ PTN : Phụ cấp trách nhiệm ( Nếu có )
cho e hỏi công thức trên 290 là j vậy ạ?
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

bạn ơi bjo khác rồi nha
tổng là :28,5 %
bhxh :20 %(15 %dn ,5 % nld)
bhyt :4,5 % (dn chịu 3 %,nld 1,5% )
kpcd :2%(dn chịu )
bhtn :2% (1% dn , 1% nld )
thế nhé
Bây giờ còn khác nữa bạn àh:
Tổng mửc trích các khoản trích theo lương là :
BHXH : 22% Trong đó : DN chịu 16%, người LĐ chịu 6%
BHYT : 4,5% Trong đó : DN chịu 3%, người LĐ chịu 1,5%
BHTN : 2% Trong đó : DN chịu 1%, người LĐ chịu 1%
KPCĐ : 2% do DN đóng.
Chúc các bạn thành công!!!!!!!!@
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Theo công văn Số: 3621 /BHXH thì tỷ lệ như sau
1/ Tỉ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN:
Từ ngày 01/01/2010 tỉ lệ đóng BHXH là 22%; BHYT là 4.5%; BHTN là 2%. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 16% BHXH; 3% BHYT; 1% BHTN, người lao động đóng 6% BHXH; 1.5% BHYT; 1% BHTN.
Néu như thế thì KPCĐ lấy như nào? ra 2%

Bạn LuckyStar phát biểu chính xác
Bây giở tổng tỷ lệ các khoản trích theo lương là 30.5% kể cả DN & người LĐ
:dotphao::iagree::thumbup:
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

anh chị ơi.....cho em hỏi........các khoản trích theo lương thay đổi,vậy khi ta trích các khoản đó lên cho đơn vị cấp trên thì % đó bi giờ là bao nhiêu ạ?.......em vướng mắc điều này mà hok tìm đọc ở đâu :roile:
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

sao t thấy cô tớ bảo tổng là 30,5 %
bhyt 4,5 %( dn 3%.nld 1,5%)
bhxh 22%(dn 16%, nlđ 6%)
kfcđ 2%(dn)
bhtn 2%(dn 1%, nld 1%)
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

ca nha oi!co ai co bai bao cao ve de tai tien luong va cac khoan trich theo lg thi send gium e voi!qua dia chi nguyenhuyen17891@gmail.com e cam on ca nha nhieu lam!hichic......
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

các khoản trích theo lương bây giờ thay đổi rùi mà đau còn trích như thế nữa.
BHXH: 17% DN, 7% NLĐ
BHYT: 3% DN, 1.5% NLĐ
BHTN: 1% DN, 1% NLĐ
KPCĐ: 2%DN
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

các khoản trích theo lương bây giờ thay đổi rùi mà đau còn trích như thế nữa.
BHXH: 17% DN, 7% NLĐ
BHYT: 3% DN, 1.5% NLĐ
BHTN: 1% DN, 1% NLĐ
KPCĐ: 2%DN
đúng rồi em cũng đang làm lương 2012-2013 áp dụng mức mới kia ....(tiện có ai cho em hỏi làm ntn để lương cao mà có thể đóng bớt các khoản trích k , GĐ yêu cầu khổ quá )
 
Ðề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

tùy theo quy chế của cty chứ 2012 2013 cái gì, công ty nào cũng xài QĐ 48, chỉ có cty nhà nước mới áp dụng nhanh chóng chứ tư nhân còn tùy.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top