Kế toán tăng giảm TSCĐ vô hình

Simon

Member
Hội viên được tín nhiệm
a. Tài khoản sử dụng :

TK 213 – TSCĐ vô hình: Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động giá trị về các loại TSCĐ vô hình của đơn vị theo NG.

Nội dung và kết cấu TK 213 – TSCĐ vô hình như sau:

Bên Nợ : Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng

Bên Có : Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm

Số dư bên Nợ : Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có

TK 213 không quy định tài khoản cấp 2.

Một số quy định hạch toán vào tài khoản 213:

- Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan tới TSCĐ vô hình, trong quá trình hình thành, trước hết được tập hợp vào tài khoản 241 – XDCB dở dang. Khi kết thúc quá trình đầu tư phải xác định tổng chi phí thực tế đầu tư theo từng đối tượng tập hợp chi phí (nguyên giá từng TSCĐ vô hình) ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình trên TK 213.

- TSCĐ vô hình cũng như TSCĐ hữu hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ TSCĐ.

b. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh.

* TSCĐ vô hình mua ngoài dùng cho hoạt động HCSN.

- Khi mua TSCĐ về, căn cứ vào chứng từ gốc liên quan, ghi

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 111, 112 – Cho mua trực tiếp
Có TK 461, 462 – Rút hạn mức kinh phí mua.

Đồng thời ghi Có TK 008 hoặc 009

- Căn cứ vào nguồn kinh phí mua sắm TSCĐ để ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

Nợ TK 661 – Chi hoạt động (bằng nguồn kinh phí hoạt động)
Nợ TK 662 – Chi dự án (bằng nguồn kinh phí dự án)
Nợ TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Nợ TK 431 – Quỹ cơ quan
Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

* Đối với TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD, hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị TSCĐ mua vào là giá mua không có thuế, kế toán ghi.

Nợ TK 213 - (TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD)
Nợ TK 3113 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 – (Tổng giá thanh toán)

- Nếu TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD thuộc diện không chịu thuế hoặc chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, thì giá trị TSCĐ mua vào là giá mua có thuế, kế toán ghi

Nợ TK 213 – Nguyên giá
Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán

- Với cả 2 trường hợp trên đều phải xác định nguồn vốn mua sắm để ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, ghi

Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB
Nợ TK 431 – Quỹ cơ quan
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

- Trường hợp giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí hình thành trong một qúa trình như: lập trình phần mềm máy tính, bằng phát minh sáng chế… :

+ Tập hợp chi phí khi phát sinh

Nợ TK 241 – XDCB dở dang
Có TK 111, 112, 331, 312, 152…

+ Khi kết thúc quá trình đầu tư, kế toán phải tính toàn chính xác số chi phí thực tế đã chi để ghi:

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 241 – XDCB dở dang

+ Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ để ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ như các trường hợp đã nêu trên.

- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ vô hình được định khoản tương tự như các định khoản giảm TSCĐ hữu hình.

(www.tapchiketoan.info - www.tapchiketoan.com)
 
Ðề: Kế toán tăng giảm TSCĐ vô hình

khi cho tk 213 vào sơ đò hạch toán thì nó có chỗ nào khác với tk 211:daica1:
 
Ðề: Kế toán tăng giảm TSCĐ vô hình

Các bác cho em bon chen tẹo ạ. Bên em định chuyển nhượng 1/2 đất nhà xưởng của mình cho một công ty khác, thế em sẽ làm bút toán gì ạ? Mong anh chị giúp em với ạ. Em cảm ơn ạ!!!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top