Chào các bạn.
Mình là dân kế toán nghiệp dư, đang có ý định kinh doanh mua bán ngoại tệ. Mình có thắc mắc là tại sao lại phải áp dụng các phương pháp tính như là FIFO, LIFO, bình quân gia quyền, v.v. cho loại "hàng hóa" là ngoại tệ, trong khi giá của ngoại tệ luôn có sẵn để tham chiếu, ví dụ như tỷ giá liên ngân hàng, tỷ giá theo công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ, v.v. ? Mình lấy ví dụ như thế này:
- Tháng 2 mình dùng tiền Việt Nam để mua 2 USD với tỷ giá thực tế 20.000VND/1USD. Mình hạch toán là: Nợ 1112: 40.000, Có 1111: 40.000
- Tháng 5 mình bán 1 USD (thu về tiền Việt Nam) với tỷ giá thực tế vào ngày bán là 21.000VND/1USD. Mình hạch toán là: Nợ 1111: 21.000, và Có 1112: 21.000. Khi bán 1 USD này, mình không thèm quan tâm đến giá xuất bán (như kiểu giá vốn hàng bán đối với hàng hóa khác). Mình cũng không quan tâm đến chuyện lãi, lỗ của việc bán 1 USD này luôn.
- Còn 1 USD còn lại, mình để đến hết năm, và tỷ giá vào ngày cuối năm (ngày 31/12) là 22.000VND/1USD. Như vậy, số dư cuối kỳ (hay là trị giá ngoại tệ tồn kho) của mình vào cuối kỳ phải là 22.000đ.
Nhưng để cân đối cho tài khoản 1112 thì mình buộc phải ghi thêm ở cột Nợ của tài khoản này là 3.000. Và do vậy, mình phải ghi Có ở tài khoản 515 là 3.000đ. Hoặc ghi Có ở 413 là 3.000đ, rồi sau đó kết chuyển vào 515.
Mình thấy hạch toán như vậy đơn giản, mà vẫn phản ánh đúng kết quả cuối cùng. Đó là mình lời 3.000đ và số dư cuối kỳ của tài khoản này là 22.000đ. Trong khi nếu áp dúng các phương pháp như là FIFO, bình quân gia quyền này kia vừa phức tạp, mà kết quả cuối cùng vẫn cứ như vậy. Có bạn nào có thể giải thích cho mình hiểu điểm này không? Và cách hạch toán như mình trình bày ở trên có gì gọi là sai phạm không? Có bị cơ quan thuế phạt không?
Mình là dân kế toán nghiệp dư, đang có ý định kinh doanh mua bán ngoại tệ. Mình có thắc mắc là tại sao lại phải áp dụng các phương pháp tính như là FIFO, LIFO, bình quân gia quyền, v.v. cho loại "hàng hóa" là ngoại tệ, trong khi giá của ngoại tệ luôn có sẵn để tham chiếu, ví dụ như tỷ giá liên ngân hàng, tỷ giá theo công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ, v.v. ? Mình lấy ví dụ như thế này:
- Tháng 2 mình dùng tiền Việt Nam để mua 2 USD với tỷ giá thực tế 20.000VND/1USD. Mình hạch toán là: Nợ 1112: 40.000, Có 1111: 40.000
- Tháng 5 mình bán 1 USD (thu về tiền Việt Nam) với tỷ giá thực tế vào ngày bán là 21.000VND/1USD. Mình hạch toán là: Nợ 1111: 21.000, và Có 1112: 21.000. Khi bán 1 USD này, mình không thèm quan tâm đến giá xuất bán (như kiểu giá vốn hàng bán đối với hàng hóa khác). Mình cũng không quan tâm đến chuyện lãi, lỗ của việc bán 1 USD này luôn.
- Còn 1 USD còn lại, mình để đến hết năm, và tỷ giá vào ngày cuối năm (ngày 31/12) là 22.000VND/1USD. Như vậy, số dư cuối kỳ (hay là trị giá ngoại tệ tồn kho) của mình vào cuối kỳ phải là 22.000đ.
Nhưng để cân đối cho tài khoản 1112 thì mình buộc phải ghi thêm ở cột Nợ của tài khoản này là 3.000. Và do vậy, mình phải ghi Có ở tài khoản 515 là 3.000đ. Hoặc ghi Có ở 413 là 3.000đ, rồi sau đó kết chuyển vào 515.
Mình thấy hạch toán như vậy đơn giản, mà vẫn phản ánh đúng kết quả cuối cùng. Đó là mình lời 3.000đ và số dư cuối kỳ của tài khoản này là 22.000đ. Trong khi nếu áp dúng các phương pháp như là FIFO, bình quân gia quyền này kia vừa phức tạp, mà kết quả cuối cùng vẫn cứ như vậy. Có bạn nào có thể giải thích cho mình hiểu điểm này không? Và cách hạch toán như mình trình bày ở trên có gì gọi là sai phạm không? Có bị cơ quan thuế phạt không?