Kế toán giá thành về in ấn

ngankim

New Member
Hội viên mới
Các bạn ơi cho mình hỏi làm sao tính được giá thành của các sản phẩm in ấn vậy, ví dụ như tờ rơi, brochure... theo mình biết là phải có bảng tiêu chuẩn định mức về tính giá thành này, các anh chị các bạn nào có vui lòng làm ơn cho mình xin nhé, cho mình ý kiến nhé. Thanks nhiều lắm.
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

Bạn xem giá thành của SP in của bạn bao gồm chi phí những NVL gì, công đọan gì mà lên giá thành phù hợp. Tiêu chuẩn định mức thì bạn tính trên số lựơng tờ, quyển với từng loại NVL(giấy có rất nhiều loại và giá thành khác nhau cho từng loại, cho từng khổ in), công in cho từng ấy SP(cái này tính trên lượt in vì có những màu bạn phải chạy nhiều hơn bình thường để ra màu chuẩn cho khách hàng, công gia công cho từng ấy SP, công vận chuyển, bốc dỡ(nếu có), tiền thiết kế, tiền in bản mẫu.....Chi tiết thì bạn phải hỏi người phụ trách sản xuất ây. Nhưng đây là 1 ngành có nhiều rủi ro nên định mức giá thành có chỉ để bạn áng chừng thôi.
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

Chào Bạn. Mình muôm tim hiểu một chut về tính giá thành SP về in ấn bạn chỉ giúp mình được khong!
nói chung mọi dn đều có gần chung những chi phí như thế này:
+ chi phí nguyên, nhiên vật lệu(chính - phụ), công cu dụng cụ.
+chi phí nhân công trực tiếp và các khoản trích theo lương.
+ chi phí quản lí chung.
Z= CPDDSDK +CPPSTK- CPDDCK
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

Bạn ơi, có thể vui lòng cho mình xem thử 1 tiêu chuẩn định mức của 1 cty đc kg vậy?
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

Bạn ơi, có thể vui lòng cho mình xem thử 1 tiêu chuẩn định mức của 1 cty đc kg vậy?
caí này thì không có- hay bạn thử tham khảo cái này vây nhé:
Trước hết phải hiểu chi phí định mức là gì. Đó là chi phí dự tính để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ cho khách hàng

Công dụng của chi phí định mức

1. Là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn lập dự toán chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, chi phí nhân công phải có định mức số giờ công
2. Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá
3. Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời
4. Gắn liền trách nhiệm của công nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm

Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu chuẩn:



Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc có tính nghệ thuật hơn là khoa học. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm. Trước hết phải xem xét một các nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp

Phương pháp xác định chi phí định mức :

* Phương pháp kỹ thuật: phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác định lượng nguyên vật liệu và lao động hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp


* Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: Xem lại giá thành đạt được ở những kỳ trước như thế nào, tuy nhiên phải xem lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay xây dựng lại.


* Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp


Xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất


- Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:


Về mặt lượng nguyên vật liệu : Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường

Để sản xuất 1 sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:

1. Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
2. Hao hụt cho phép
3. Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng

Về mặt giá nguyên vật liệu : Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là:

- Giá mua ( trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán )

- Chi phí thu mua nguyên vật liệu

Như vậy ta có:

Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng * định mức về giá

- Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp:


Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức lượng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH,BHYT,KPCĐ của lao động trực tiếp. Định mức giá 1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng như sau:

- Mức lương căn bản một giờ
- BHXH,

Định mức về lượng thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Có thể được xác định bằng 2 cách:

1. Phương pháp kỹ thuật: chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc
2. Phương pháp bấm giờ

Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm được xác định như sau:

+ Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
+ Thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy
+ Thời gian tính cho sản phẩm hỏng

Như vậy ta có:

Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng x Định mức giá

- Định mức chi phí sản xuất chung

*Định mức biến phí sản xuất chung

Cũng được xây dựng theo định mức giá và lượng. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức lượng, ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm

Ví dụ: Phần biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 1200 đ và căn cứ được chọn để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp (định mức về lượng thời gian trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm) là 3.5 giờ/sp thì định mức phần biến phí sản xuất chung của sản phẩm là:

1 200đ/ giờ x 3.5 giờ/s.p = 4 200đ/s.p

*Định mức định phí sản xuất chung

Được xây dựng tương tự như ở phần biến phí. Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này.

Ví dụ: Phần định phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 3 200đ/giờ và căn cứ chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp với 3.5 giờ/s.p, thì phần định phí sản xuất chung của 1 sản phẩm là:

3 200đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 11 200 đ/s.p

Vậy, đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung :

1 200đ/s.p + 3 200 đ/giờ = 4 400đ

Chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sản phẩm là:

4 400 đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 15 400 đ/s.p

Từ cách xây dựng định mức trên ta đi xây dựng phương trình hồi quy dưới dạng tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chí phí sản xuất:

Y = ao + a1X1 + a2X2 + a3X3

Y: Chi phí sản xuất sản phẩm

X1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

X2: Chi phí nhân công trực tiếp

X3: Chi phí sản xuất chung

Ta đi xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chi phí định mức về lượng và giá của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung như sau:

- Chi phí định mức nguyên vật liệu trực tiếp

Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu:

G= ao +a1g1 + a2g2 + a3g3 +e

G là chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu

g1 là lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất 1 sản phẩm

g2 là lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép

g3 là lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép thay đổi 1 đơn vị

a3 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nguyên vật liệu:

Z = ao +a1z1 + a2z2 +e

Z là chi phí định mức về giá nguyên vật liệu

z1 là giá mua ( sau khi trừ đi các khoản giảm trừ)

z2 là chi phí thu mua

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi giá mua thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi chi phí thu mua thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

- Chi phí định mức nhân công trực tiếp

Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng chi phí nhân công trực tiếp:

N= ao +a1n1 + a2n2 + a3n3 +e

G là chi phí định mức về lượng nhân công trực tiếp

g1 là lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

g2 là lượng thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy

g3 là lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức lượng nhân công khi lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức lượng lượng thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy thay đổi 1 đơn vị

a3 là mức tác động tới định mức lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp:

M= ao +a1m1 + a2m2 + a3m3 +e

M là chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp

g1 là giá mức lương căn bản giờ công trực tiếp

g2 là mức BHXH, BHYT, KPCĐ tính cho 1 sản phẩm

g3 là phụ cấp tính cho 1 sản phẩm

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức lương căn bản dùng thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức BHXH, BHYT, KPCĐ thay đổi 1 đơn vị

a3 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức phụ cấp thay đổi 1 đơn vị

e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

- Chi phí định mức sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được phân thành biến phí và định phí

Phương trình hồi quy định mức chi phí sản xuất chung như sau:

K = ao + a1k1 + a2k2

K là định mức chi phí sản xuất chung

k1 là biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

k2 là định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

ao là số hạng cố định

a1 là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

a2 là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị

Sau khi đã xây dựng được những phương trình toán học với mô hình hồi quy bội (hay hồi quy đa biến) ta sẽ sử dụng các kỹ thuật trong môn học kinh tế lượng để giải bài toán này. Từ đó mà việc phân tích được chính xác và chi tiết, xác định được những nhân tố trực tiếp làm ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí, giúp nhà quản lý có nguồn thông tin chắc chắn để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.

nguồn: ThS. Nguyễn Thị Lãnh - Đại học Duy Tân
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

Bạn cần làm định mức sản phẩm, muốn sản xuất ra 1 sản phẩm đó thì hết bao nhiêu nguyên liệu, hết bao nhiêu tiền nhân công, hết bao nhiêu tiền điện.... từ đó bạn xác định được giá thành của nó, chúc bạn thành công.
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

mình thấy các công ty sản xuất: đồ gỗ, in ấn thì tính giá thành các sản phẩm là một cực hình. ví dụ chỉ là bộ bàn ghế nhưng có cả trăm giá thành.
phức tạp hơn là nghành in: chỉ hộp card visit thì số lượng nhiều hay ít cũng giá khác, đẹp hay xấu giá cũng khác, Mà bên in ấn, các lọai hộp , bao bì giấy thì có cả ngàn , đợt náy giá khách đơnt khác. nói chung thuế cũng pó tay
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

Giá thành sản phẩm in phải làm theo từng đơn đặt hàng mỗi đơn đặt hàng đưa ra một định mức nguyên vật liệu cuỗi tháng phân bổ các chi phí khác như điện nước, nhân công vào sản phẩm sản xuất trong tháng là xong, làm đơn giản thôi thuế ko kiểm tra hết được đâu.
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

cty mình hàng tháng cả đơn hàng cũ, và mới cũng hơn ngàn đơn hàng rồi, chí ép nhũ lớn hơn một chút là giá thành khác rồi. khuôn bế nổi lớn hay nhỏ cũng khác.
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

umh, do công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nên định mức và cách tính giá thành cũng phải khác so với những công ty sản xuất hàng chào bán trên thị trường rồi. Vậy các bạn có thể cho mình biết cụ thể định mức phải theo tiêu chí nào? và giá thành phải ntn ko? Thanks
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

Mình cũng đang vướng như bạn đó, cty mình cũng làm ngành in nhưng là in nhãn mác khó quá
Hic!
Mình còn bị vướng là khi sản phẩm có kichs thước càng to thì giá lại rẻ dần

---------- Post added at 11:58 AM ---------- Previous post was at 11:56 AM ----------

Bạn đã tìm đc cách tính giá thành chưa? Nếu được rồi có thể chỉ giáo cho mình 1 chút kinh nghiệm đc không vây?
Cám ơn bạn!@
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

bạn ơi cho mình hỏi công ty mình làm in ấn.
in rất nhiều loại khác nhau vậy có phải tính giá vốn cho từng sản phẩm ko.
hay cứ cho hết vào 154 bạn.
mình định khoản nghiệp vụ thế nào đúng ko
1) nhập giấy ín
Nợ 152
có 111
2) sau đó xuất kho để in
nợ 154
có 152
3) sau khi hoàn thành sản phẩm
nợ 155
có 154
4) sau do ket chuyen gia von
nợ 632
có 155
vậy đúng ko bạn? có cần 632 chi tiết từng sản phẩm ko vì như thế rất khó và nhiều
có gì bạn chỉ giúp
cám ơn nhiều
 
Ðề: Kế toán giá thành về in ấn

cho mình bon chen cái vì mình có làm về in ấn ,hj
 
Cho mình hỏi bên in ấn chút.. Sản phẩm dư thừa, không bán được tồn kho. Giờ phải làm thế nào để tống khứ nó đi. Mình là biên bản hủy thành phẩm được không? Nhưng công ty mình chưa đăng ký mẫu định mức tiêu hao NVL hỏng cho cơ quan thuế/. Có ai biết phải làm sao k
 
khi lập bảng định mức thì bạn nên có 2 cột chính: 1 là số lượng đinh mức, 2 là tỷ lệ hao hụt
Đối với sản phẩm sản xuất ra không bán được và bị hỏng thì bạn lập biên bản hủy và thực hiện xuất hủy
 
mọi người cho em hỏi nếu khách hàng nhờ thiết kế thì chi phí thiết kế và tiền công thiết kế hạch toán vào đâu ạ
 
Mọi người ơi ai có file excel tính gía thành, và tính định mức của công ty in ấn cho mình xin với, mình cũng đang làm cty in nhưng ko biết tính giá thành và tính định mức làm sao, ai có thì giúp mình với, TKS mọi người nhiều lăm. mail của minh haothuat@gmail.com
 
Mọi người ơi ai có file excel tính gía thành, và tính định mức của công ty in ấn cho mình xin với, mình cũng đang làm cty in nhưng ko biết tính giá thành và tính định mức làm sao, ai có thì giúp mình với, TKS mọi người nhiều lăm. mail của minh haothuat@gmail.com
Giá thành in ấn thì làm trên excel khá phức tạp bạn ạ.
Khi bạn xin được 1 file tính giá thành của 1 ai đó thì lúc đó bạn phải tìm hiểu công thức, cấu trúc và cách hoạt động của file excel đó như thế nào? có phù hợp với bên bạn hay không? có phải thiết kế hay chỉnh sửa thêm gì không?....=> 1 vấn đề lớn
Nếu bạn cần file excel giá thành thì mình có thể chia sẻ cho bạn file mẫu giá thành nói chung.
 
ai có định mức in ấn ( mực in ) cho mình với, mình cũng mới làm công ty in ấn .in pano,bạt mà cũng đang không biết mực in phân bổ định mức kiểu gì nữa.

mail thuyktvita@gmail.com

thanks!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top