Kế toán giá thành trong công ty sản xuất kinh doanh thuốc

warrenngo

New Member
Hội viên mới
Chào các anh chị,
Mình hiện đang làm việc tại một Cty sản xuất, và kinh doanh thuốc (dược phẩm).
Cty có 04 phân xưởng, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất các mặt hàng khác nhau, với số lượng khác nhau.

Tổng số lượng mặt hàng sản xuất hàng tháng hơn 50 mặt hàng.

Hầu hết các phân xưởng đều trang bị máy móc tự động hóa, chiếm hơn 70% công đoạn sản xuất thành phẩm tính từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu thành phẩm đầu ra nhập kho.

Hiện tại, công ty đang trả lương công nhân dưới hình thức định mức đơn giá trên từng sản phẩm x số ngày công làm việc x hệ số phức tạp của công việc.


Mình đang lập kế hoạch xác định lại phương pháp tính lương công nhân trực tiếp sản xuất, sao cho giảm chi phí giá thành nhưng vẫn đảm bảo tính công bằng trong việc trả lương cho công nhân.

Các anh chị có thể chia sẻ cho mình biết như vậy, Cty mình nên áp dụng phương pháp nào? và nếu cần, có thể tham khảo thông tin, cũng như dịch vụ tư vấn ở đâu là hiệu quả nhất.

Mong nhận được sự phản hồi của các anh chị nhé!
 
Ðề: Kế toán giá thành trong công ty sản xuất kinh doanh thuốc

Chào bạn,
- Về TK621: Đối với công ty sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng ... quản lý hàng hóa theo lô và hạn dùng vì vậy thông thường sẽ tính giá theo pp đích danh (cũng có thể dùng pp giá TB).
- Về TK622:
Ở đây mình chưa hiểu công thức bạn đưa ra "định mức đơn giá trên từng sản phẩm x số ngày công làm việc x hệ số phức tạp của công việc".
Nếu là làm khoán sẽ có 2 dạng: khoán sản phẩm và khoán ngày công
+ Khoán sản phẩm: số lượng sản phẩm (công đoạn) x đơn giá => tính ra được tiền luôn, không phụ thuộc vào mức lương quy định
+ Khoán ngày công:
Mức thu nhập = Mức lương x số công làm việc/26
Số công làm việc = Số lượng sản phẩm (công đoạn) thực hiện được/ Số lượng sản phẩm (công đoạn) định mức
Thông thường ở các đơn vị sx thuốc, thực phẩm chức năng họ khoán theo ngày công vì sản phẩm sản xuất theo dây chuyền liên tục, không đứt đoạn. Chỉ ở khâu hoàn thiện (sử dụng các thao tác bằng tay) thì có thể tính được tiền lương theo mức khoán sản phẩm và quy ra tiền.
 
Ðề: Kế toán giá thành trong công ty sản xuất kinh doanh thuốc

Cách công ty mình đang làm như sau:
lương công nhân = đơn giá quy định trên từng sản phẩm (VD: 200đ/sp) x số ngày công làm việc x hệ số trách nhiệm (tùy vào vị trí của người công nhân đó).
Tuy nhiên, do hiện tại, trên quy trình sản xuất, máy móc chiếm hơn 70% công đoạn, nên sếp muốn mình tình cách tính lương mới sao cho thể hiện được đúng công lao động của người công nhân, vừa hạ giá thành sản phẩm.
Bạn @Muỗm08 có kinh nghiệm gì về việc này không?
 
Ðề: Kế toán giá thành trong công ty sản xuất kinh doanh thuốc

Cách công ty mình đang làm như sau:
lương công nhân = đơn giá quy định trên từng sản phẩm (VD: 200đ/sp) x số ngày công làm việc x hệ số trách nhiệm (tùy vào vị trí của người công nhân đó).
Tuy nhiên, do hiện tại, trên quy trình sản xuất, máy móc chiếm hơn 70% công đoạn, nên sếp muốn mình tình cách tính lương mới sao cho thể hiện được đúng công lao động của người công nhân, vừa hạ giá thành sản phẩm.
Bạn @Muỗm08 có kinh nghiệm gì về việc này không?
Bạn có thể nêu ví dụ cụ thể cho cách tính lương của bạn được không? Và cho mình biết bên bạn sản xuất thuốc dạng gì (viên nang cứng, viên nang mềm, viên nén, viên ngậm, thuốc tiêm, siro,....)?
 
Ðề: Kế toán giá thành trong công ty sản xuất kinh doanh thuốc

Mình ví dụ như thế này nhé!
Trong tháng, dây chuyển sản xuất 02 dòng thuốc A (thuốc viên nén vỉ bao phim, số lương: 200 vỉ, thời gian sản xuất: 10 ngày công, đơn giá nhân công: 200đ), và dòng thuốc B (thuốc nước, số lượng 100 lit, thời gian sản xuất: 15 ngày công, đơn giá nhân công: 250đ).
Trong tháng, có tổng cổng 03 công nhân tham gia sản xuất:
Anh C1 tham gia sản xuất cả 02 loại thuốc, phụ trách đứng máy, hệ số công việc: 1,1
Chị C2, tham gia sản xuất 02 loại thuốc, phụ trách đóng gói, hệ số công việc: 1,0
Chị C3, chỉ tham gia sản xuất 1 loại thuốc, phụ trách đóng gói, hệ số công việc: 1,0

Lương của 03 CN được tính như sau:
Anh C1: Dòng thuốc A (200 x 10 x 1,1 x 200) + dòng thuốc B (100 X 15 X 1,1 X 250) = 852.500 đồng
Chị C2: Dòng thuốc A (200 x 10 x 1,0 x 200) + dòng thuốc B (100 X 15 X 1,0 X 250) = 775.000 đồng
Chị C3: Dòng thuốc A (200 x 10 x 1,0 x 200) = 400.000 đồng

Sếp mình cho rằng do máy móc hiện tại chiếm hơn 70% công đoạn sản xuất, nên phải tính lương công nhân theo giá trị sản phẩm.
Mình vẫn chưa tìm ra cách nào phù hợp? Bạn Muỗm08 và các cao thủ cho mình ý kiến nhé!
Cty mình sản xuất rất nhiều dòng thuốc (thuốc viên, thuốc nước...)
 
Ðề: Kế toán giá thành trong công ty sản xuất kinh doanh thuốc

Chào bạn,
Vậy là bên bạn từ công quy ra tiền luôn. Mình xin chia sẻ về cách làm của bên mình để bạn có sự so sánh và có thêm tư liệu để điều chỉnh sao cho phù hợp nhé! Chứ không làm thực tế ở bên bạn thì mình cũng không biết cách nào là phù hợp.
Bên mình khoán theo từng lô sản xuất tính theo viên (đối với viên nang, viên nén, viên ngậm ...) hoặc theo lọ (nước, siro, bột ...). Cỡ lô bao nhiêu thì tương ứng với số công định mức bấy nhiêu (VD: ĐM khoán 5000 lọ ~ 8 công => sx thực tế 10.000 lọ => 16 công)... Cuối tháng tính ra số công rồi tính ra mức thu nhập = số công thực tế/ 26 x mức lương. Bên mình không làm hệ số phức tạp của công việc mà thể hiện ngay trên mức lương của từng người (người chạy máy sẽ cao hơn người thu viên, ép vỉ ...).

Việc sếp bạn nói máy móc chiếm 70% công đoạn nên cần điều chỉnh mức khoán phù hợp giá trị (theo mình hiểu thì sếp bạn đang muốn giảm đơn giá khoán, nghĩa là hạ lương của NLĐ). Mình nghĩ dù là sx theo dây chuyền bằng máy móc thì cũng do người lao động điều khiển, đối với người chạy máy nếu lơ là hay điều chỉnh tần suất dập viên, đóng lọ ... không hợp lý có thể dẫn đến hỏng viên, viên không đều, rỉ dầu, chênh lệch dịch nhân, số lượng viên/ lọ không đủ quy định ... Mà với đơn giá tiền lương như thế (theo vd của bạn) thì cũng chưa phải là quá cao. Thu nhập của NLĐ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm (điều này là do tâm lý). Mà đối với những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng thì cũng nên cân nhắc. Vì vậy trước khi đưa ra quyết định, mình nghĩ bạn nên tham mưu cho sếp bạn về vấn đề này.
 
Ðề: Kế toán giá thành trong công ty sản xuất kinh doanh thuốc


Bạn có thể nêu ví dụ cụ thể cho cách tính lương của bạn được không? Và cho mình biết bên bạn sản xuất thuốc dạng gì (viên nang cứng, viên nang mềm, viên nén, viên ngậm, thuốc tiêm, siro,....)?
Bạn ơi tớ đang gặp khó khăn trong việc tính giá thành bên xấy dựng giá thành bên thuốc cho mình hỏi bạn một chút
 
Ðề: Kế toán giá thành trong công ty sản xuất kinh doanh thuốc

Chào bạn,
Vậy là bên bạn từ công quy ra tiền luôn. Mình xin chia sẻ về cách làm của bên mình để bạn có sự so sánh và có thêm tư liệu để điều chỉnh sao cho phù hợp nhé! Chứ không làm thực tế ở bên bạn thì mình cũng không biết cách nào là phù hợp.
Bên mình khoán theo từng lô sản xuất tính theo viên (đối với viên nang, viên nén, viên ngậm ...) hoặc theo lọ (nước, siro, bột ...). Cỡ lô bao nhiêu thì tương ứng với số công định mức bấy nhiêu (VD: ĐM khoán 5000 lọ ~ 8 công => sx thực tế 10.000 lọ => 16 công)... Cuối tháng tính ra số công rồi tính ra mức thu nhập = số công thực tế/ 26 x mức lương. Bên mình không làm hệ số phức tạp của công việc mà thể hiện ngay trên mức lương của từng người (người chạy máy sẽ cao hơn người thu viên, ép vỉ ...).

Việc sếp bạn nói máy móc chiếm 70% công đoạn nên cần điều chỉnh mức khoán phù hợp giá trị (theo mình hiểu thì sếp bạn đang muốn giảm đơn giá khoán, nghĩa là hạ lương của NLĐ). Mình nghĩ dù là sx theo dây chuyền bằng máy móc thì cũng do người lao động điều khiển, đối với người chạy máy nếu lơ là hay điều chỉnh tần suất dập viên, đóng lọ ... không hợp lý có thể dẫn đến hỏng viên, viên không đều, rỉ dầu, chênh lệch dịch nhân, số lượng viên/ lọ không đủ quy định ... Mà với đơn giá tiền lương như thế (theo vd của bạn) thì cũng chưa phải là quá cao. Thu nhập của NLĐ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm (điều này là do tâm lý). Mà đối với những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng thì cũng nên cân nhắc. Vì vậy trước khi đưa ra quyết định, mình nghĩ bạn nên tham mưu cho sếp bạn về vấn đề này.
Ðề: Kế toán giá thành trong công ty sản xuất kinh doanh thuốc

Chào bạn,
Vậy là bên bạn từ công quy ra tiền luôn. Mình xin chia sẻ về cách làm của bên mình để bạn có sự so sánh và có thêm tư liệu để điều chỉnh sao cho phù hợp nhé! Chứ không làm thực tế ở bên bạn thì mình cũng không biết cách nào là phù hợp.
Bên mình khoán theo từng lô sản xuất tính theo viên (đối với viên nang, viên nén, viên ngậm ...) hoặc theo lọ (nước, siro, bột ...). Cỡ lô bao nhiêu thì tương ứng với số công định mức bấy nhiêu (VD: ĐM khoán 5000 lọ ~ 8 công => sx thực tế 10.000 lọ => 16 công)... Cuối tháng tính ra số công rồi tính ra mức thu nhập = số công thực tế/ 26 x mức lương. Bên mình không làm hệ số phức tạp của công việc mà thể hiện ngay trên mức lương của từng người (người chạy máy sẽ cao hơn người thu viên, ép vỉ ...).

Việc sếp bạn nói máy móc chiếm 70% công đoạn nên cần điều chỉnh mức khoán phù hợp giá trị (theo mình hiểu thì sếp bạn đang muốn giảm đơn giá khoán, nghĩa là hạ lương của NLĐ). Mình nghĩ dù là sx theo dây chuyền bằng máy móc thì cũng do người lao động điều khiển, đối với người chạy máy nếu lơ là hay điều chỉnh tần suất dập viên, đóng lọ ... không hợp lý có thể dẫn đến hỏng viên, viên không đều, rỉ dầu, chênh lệch dịch nhân, số lượng viên/ lọ không đủ quy định ... Mà với đơn giá tiền lương như thế (theo vd của bạn) thì cũng chưa phải là quá cao. Thu nhập của NLĐ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm (điều này là do tâm lý). Mà đối với những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng thì cũng nên cân nhắc. Vì vậy trước khi đưa ra quyết định, mình nghĩ bạn nên tham mưu cho sếp bạn về vấn đề này.
Ðề: Kế toán giá thành trong công ty sản xuất kinh doanh thuốc

Chào bạn,
- Về TK621: Đối với công ty sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng ... quản lý hàng hóa theo lô và hạn dùng vì vậy thông thường sẽ tính giá theo pp đích danh (cũng có thể dùng pp giá T8-).
- Về TK622:
Ở đây mình chưa hiểu công thức bạn đưa ra "định mức đơn giá trên từng sản phẩm x số ngày công làm việc x hệ số phức tạp của công việc".
Nếu là làm khoán sẽ có 2 dạng: khoán sản phẩm và khoán ngày công
+ Khoán sản phẩm: số lượng sản phẩm (công đoạn) x đơn giá => tính ra được tiền luôn, không phụ thuộc vào mức lương quy định
+ Khoán ngày công:
Mức thu nhập = Mức lương x số công làm việc/26
Số công làm việc = Số lượng sản phẩm (công đoạn) thực hiện được/ Số lượng sản phẩm (công đoạn) định mức
Thông thường ở các đơn vị sx thuốc, thực phẩm chức năng họ khoán theo ngày công vì sản phẩm sản xuất theo dây chuyền liên tục, không đứt đoạn. Chỉ ở khâu hoàn thiện (sử dụng các thao tác bằng tay) thì có thể tính được tiền lương theo mức khoán sản phẩm và quy ra tiền.
Bạn ơi mình đang ngặp một chút khó khăn trong việc phân bổ CP SXC bên SX thuốc cho to hỏi một chút
 
Bạn ơi mình đang ngặp một chút khó khăn trong việc phân bổ CP SXC bên SX thuốc cho to hỏi một chút
Bạn hãy nêu cụ thể vấn đề của bạn, mình sẽ trả lời trong phạm vi hiểu biết của mình.
 
Bạn hãy nêu cụ thể vấn đề của bạn, mình sẽ trả lời trong phạm vi hiểu biết của mình.
Tớ đang hạch toán bên Cty sản xuất thuốc tớ có vướng mức khoản CP SXC không biết phân bổ vào các sản phẩm để tính giá thành như thế nào ( Bao gồm cả dạng viên nén; siro)
 
VD: Trong tháng 09.2015 Tổng CP SXC của tớ là 100.000.000 đ ( CP Lương NCTT; Khấu Hao; CCDC; CP BH; CP bằng tiền khác) ; và Cty tớ trong tháng này SX 10 mặt hàng thì phần CP NVL ( NVL chính; tá dược; Bao bì) cái này thì nó PS thực tế) Còn Riêng khoản CP SXC tớ không biết phân bổ thế nào cho hợp lý
 
Tớ đang hạch toán bên Cty sản xuất thuốc tớ có vướng mức khoản CP SXC không biết phân bổ vào các sản phẩm để tính giá thành như thế nào ( Bao gồm cả dạng viên nén; siro)
Chi phí sản xuất chung bạn phân bổ bình thường như sản xuất các mặt hàng khác thôi. Vì nó là chi phí chung của phân xưởng mà.
 
VD: Trong tháng 09.2015 Tổng CP SXC của tớ là 100.000.000 đ ( CP Lương NCTT; Khấu Hao; CCDC; CP BH; CP bằng tiền khác) ; và Cty tớ trong tháng này SX 10 mặt hàng thì phần CP NVL ( NVL chính; tá dược; Bao bì) cái này thì nó PS thực tế) Còn Riêng khoản CP SXC tớ không biết phân bổ thế nào cho hợp lý
Bạn phân bổ theo Chi phí NVL trực tiếp, như quy định thôi, có gì đâu.
 
Nếu phân bổ theo CP NVL TT thì có những NVL mình mua từ nước ngoài về giá cao trong khi đó quy trình SX lại ngắn ( VD chỉ có 2 ngày là xong) Còn có nhứng CP NVL mua trong nước giá thành thấp nhưng chu trình SX lại kéo dài
 
Nếu phân bổ theo CP NVL TT thì có những NVL mình mua từ nước ngoài về giá cao trong khi đó quy trình SX lại ngắn ( VD chỉ có 2 ngày là xong) Còn có nhứng CP NVL mua trong nước giá thành thấp nhưng chu trình SX lại kéo dài
Việc nó có nhập kho trong tháng đấy hay không không quan tâm, chi phí NVL phát sinh tháng nào thì lấy CPSXC tháng đó. Đối với sp kỳ sau mới nhập kho thì kỳ này nó còn dở dang, vẫn tập hợp chi phí bình thường. Đã là chi phí SXC thì tất cả các sản phẩm đều được phân bổ như nhau theo tỷ lệ CP NVL TT phát sinh trong kỳ đó.
 
Không chính xác cậu ơi - Tơ nghĩ là phân bổ theo CP Nhân công thì hợp lý hơn nhưng tớ chưa hình dung ra phân bổ theo CP NCTT thì làm như thế nào
 
Cậu có thể cho mình xin so điện thoại cho mình hỏi trực tiếp sẽ dễ hơn
 
Nếu phân bổ theo CP NVL trực tiếp thì sẽ có sự chênh lệch về tỷ lệ phân bổ giữa các sản phẩm. Còn phân bổ theo chi phí NC thì tỷ lệ phân bổ sẽ đồng đều hơn. Vì vậy việc phân bổ theo chi phí nhân công phù hợp với những sản phẩm tuy có khác nhau về nguyên liệu nhưng có quy trình sản xuất giống nhau trong các khâu sản xuất nghĩa là tính chất nhân công giống nhau. Bạn có nói bên bạn làm viên nén và siro, mình nghĩ 2 sản phẩm này hoàn toàn khác nhau về tính chất nhân công (siro đơn giản hơn viên nén nhiều) vì vậy tiêu thức phân bổ theo nhân công là không hợp lý. Bạn làm trực tiếp chắc bạn cũng hiểu viên nén trải qua nhiều công đoạn hơn siro, độ phức tạp công việc cao hơn...
Đấy là ý kiến cá nhân mình, bạn tự lựa chọn tiêu thức phù hợp với tình hình thực tế bên bạn.
 
Ðề: Kế toán giá thành trong công ty sản xuất kinh doanh thuốc

Chào bạn,
- Về TK621: Đối với công ty sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng ... quản lý hàng hóa theo lô và hạn dùng vì vậy thông thường sẽ tính giá theo pp đích danh (cũng có thể dùng pp giá TB).
- Về TK622:
Ở đây mình chưa hiểu công thức bạn đưa ra "định mức đơn giá trên từng sản phẩm x số ngày công làm việc x hệ số phức tạp của công việc".
Nếu là làm khoán sẽ có 2 dạng: khoán sản phẩm và khoán ngày công
+ Khoán sản phẩm: số lượng sản phẩm (công đoạn) x đơn giá => tính ra được tiền luôn, không phụ thuộc vào mức lương quy định
+ Khoán ngày công:
Mức thu nhập = Mức lương x số công làm việc/26
Số công làm việc = Số lượng sản phẩm (công đoạn) thực hiện được/ Số lượng sản phẩm (công đoạn) định mức
Thông thường ở các đơn vị sx thuốc, thực phẩm chức năng họ khoán theo ngày công vì sản phẩm sản xuất theo dây chuyền liên tục, không đứt đoạn. Chỉ ở khâu hoàn thiện (sử dụng các thao tác bằng tay) thì có thể tính được tiền lương theo mức khoán sản phẩm và quy ra tiền.
Chị ơi. Có thể cho em xin số điện thoaik e hỏi chút được ko ạ. E cuzng mới làm sản xuất bên dược đnag còn nhiều bỡ ngỡ lắm ạ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top