Kế toán Công ty kinh doanh lĩnh vực cầm đồ

phivanhuy

New Member
Hội viên mới
Chào mọi người, mình có thắc mắc về nghiệp vụ kế toán tại Công ty họat động trong lĩnh vực cầm đồ như sau:
- Doanh thu được ghi nhận như thế nào?
- Giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý...
- Ngoài ra lĩnh vực này nghiệp vụ kế toán có gì đáng lưu ý nữa không? xin các cao thủ chỉ giáo
Many thanks :dangyeu:











.
 
Ðề: Kế toán Công ty kinh doanh lĩnh vực cầm đồ

doanh nghiệp cầm đồ cũng là một doanh nghiệp cung cấp loại dịch vụ đặc biệt nên vẫn hạch toán như bình thường
 
Ðề: Kế toán Công ty kinh doanh lĩnh vực cầm đồ

Cầm đồ là giữ hộ hàng hoá
Khi giữ hàng hoá của người cầm ghi nợ TK 002
Khi trả hàng cho người cầm đồ ghi có Tk 002
Ghi nhận doanh thu vào TK 5113
Giá vốn ghi nhận vào tk 632
Các chi phí quản lý cho vào 642

Hợp đồng cầm đồ:
II. HỢP ĐỒNG CẦM ĐỒ VÀ TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

1. Hợp đồng cầm đồ và hình thức của hợp đồng cầm đồ:

1.1. Việc vay và cho vay tiền có tài sản cầm cố trong dịch vụ này phải lập hợp đồng và gọi là "Hợp đồng cầm đồ", nội dung của hợp đồng phải thể hiện đầy đủ các yếu tố được ghi tại điểm 1.2 dưới đây do hai bên thoả thuận nhất trí, phù hợp với Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (nếu bên cầm là tổ chức, cá nhân kinh doanh) hoặc Pháp lệnh hợp đồng dân sự (nếu bên cầm đồ không phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh) và các quy định của Thông tư này.

Ngoài hình thức hợp đồng cầm đồ nói trên, để đơn giản thủ tục, thuận tiện cho cả hai bên, nếu tài sản cầm cố có giá trị dưới 1 triệu VNĐ và cầm trong thời hạn ngắn (dưới 3 tháng) có thể dùng hình thức "phiếu cầm đồ kiêm khế ước", nội dung phiếu cầm đồ phải có đủ các yếu tố: Họ và tên, địa chỉ người cầm, giá trị tài sản cầm cố (do hai bên xác định theo điểm 1.8 Mục II dưới đây) số tiền vay lãi suất, thời hạn cầm, thời gian trả nợ và lãi suất.

1.2. Trong hợp đồng cầm đồ phải ghi đủ các yếu tố:

- Họ và tên, người đại diện có đủ tư cách hoặc có thẩm quyền của hai bên;

- Địa chỉ cụ thể của tổ chức, doanh nghiệp, nếu cá nhân thì ghi rõ số, ngày và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân;

- Số hiệu tài khoản giao dịch tại Ngân hàng;

- Loại tài sản cầm cố: ghi rõ chủng loại (mác, mã, số, ký hiệu), chất lượng, giá trị tài sản hiện tại theo thời điểm ký hợp đồng cầm đồ và các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó (nếu luật pháp có quy định);

- Số tiền vay (theo quy định điểm 7 mục I trong Thông tư này);

- Mức lãi suất, phí cầm đồ đã được thoả thuận;

- Thời hạn cầm đồ, ngày kết thúc hợp đồng;

- Phương thức trả nợ và lãi vay;

- Phương thức xử lý tài sản cầm cố khi có vi phạm hợp đồng;

- Các cam kết khác hợp lý do một trong hai bên yêu cầu.

1.3. Trường hợp những tài sản cầm cố mà pháp luật có quy định phải đăng ký hoặc phải có giấy chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước, thì bên cầm đồ có trách nhiệm xác nhận công chứng hợp đồng cầm đồ.

1.4. Việc thay đổi nội dung hợp đồng cầm đồ phải được các bên tham gia thoả thuận bằng văn bản.

1.5. Tài sản cầm cố mà chủ sở hữu từ hai người trở lên được thực hiện theo điểm 2.4 mục I của Thông tư này.

1.6. Một pháp nhân có tài sản cầm cố, khi sáp nhập, tách ra thì phải xác định trách nhiệm của pháp nhân mới để có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng cầm đồ.

1.7. Khi cá nhân cầm đồ bị chết hoặc mất tích thì người thừa kế hợp pháp là người được quyền tiếp tục hoặc từ chối thực hiện hợp đồng cầm đồ.

1.8. Tài sản cầm cố phải được kiểm định, đánh giá, tính lại giá trị tại thời điểm ký hợp đồng theo nguyên tắc thoả thuận và có sự hiện diện của hai bên.

1.9. Chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

1.9.1. Các bên thoả thuận huỷ bỏ hợp đồng;

1.9.2. Bên cầm đồ đã thanh toán số tiền gốc và lãi đã vay của bên nhận cầm đồ;

1.9.3. Bên nhận cầm đồ đã thu được đủ nợ, lãi vay và phí từ việc phát mại tài sản cầm cố.

Khi chấm dứt hợp đồng theo các khoản 1.9.1 và 1.9.2 thì bên nhận cầm đồ phải trao lại tài sản cầm cố kể cả các giấy tờ (nếu có) cho bên cầm đồ.

2. Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên cầm đồ

2.1. Giao tài sản cầm cố, kể cả vật phụ (vật phụ là vật có thể tách rời tài sản chính, nhưng là một bộ phận của tài sản chính. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản chính thì phải chuyển giao vật phụ kèm theo tài sản chính) cho bên nhận cầm đồ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng, nếu tài sản cầm có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì giao thêm cho bên nhận cầm đồ bản gốc hoặc bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước.

2.2. Đăng ký tài sản cầm cố, nếu tài sản đó phải đăng ký theo quy định của pháp luật.

2.3. Trong trường hợp nếu các pháp nhận có tài sản cầm cố bị phá sản thì tài sản cầm cố được xử lý theo điều 38 Luật phá sản doanh nghiệp.

3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Bên nhận cầm đồ

3.1. Bên nhận cầm đồ phải bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố không được trao đổi, cho thuê, cho mượn, bán, tặng, thế chấp, không được sử dụng, nếu các bên không có thoả thuận nào khác.

3.2. Trong trường hợp tài sản cầm cố có nhiều hợp đồng cùng cầm một tài sản cầm cố. Người đầu tiên nhận cầm đồ có quyền giữ tài sản cầm cố (kể cả giấy tờ) trừ trường hợp có thoả thuận khác. Khi một hợp đồng cầm đồ phải xử lý bằng biện pháp phát mại tài sản cầm cố thì các hợp đồng cầm đồ khác dù tuy chưa đến hạn đều coi là đến hạn. Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự thời điểm lập hợp đồng cầm đồ.

3.3. Nếu Bên nhận cầm đồ làm hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm đồ giá trị tài sản bị hư hỏng. Trường hợp tài sản đó bị giảm chất lượng do nguyên nhân khách quan thì hai bên kiểm định, đánh giá lại, xác định nguyên nhân và thoả thuận biện pháp xử lý.

3.4. Trong trường hợp bên nhận cầm đồ làm mất tài sản cầm cố phải bồi thường cho bên cầm đồ theo giá trị do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn giá ghi trong hợp đồng.

3.5. Việc gia hạn nợ: Đến hạn trả nợ theo hợp đồng cầm đồ, nếu bên cầm đồ không trả được nợ (cả gốc và lãi) mà không được bên nhận cầm đồ đồng ý cho gia hạn nợ thì bên nhận cầm đồ có quyền phát mại tài sản cầm cố để thu hồi vốn.

4. Xử lý tài sản cầm cố

4.1. Bên nhận cầm đồ được quyền phát mại tài sản cầm cố để thu hồi vốn trong các trường hợp sau:

4.1.1. Hết thời hạn trả nợ hoặc hết thời hạn gia hạn nợ mà bên cầm đồ không có khả năng thanh toán.

4.1.2. Theo đề nghị bằng văn bản của bên cầm đồ khi chưa đến hạn trả nợ.

4.1.3. Bên cầm đồ là cá nhân bị chết hoặc mất tích mà không có người thừa kế hoặc người được quyền thừa kế không nhận thừa kế.

4.1.4. Các pháp nhân có tài sản cầm cố bị giải thể mà không có khả năng trả nợ.

4.2. Việc phát mại tài sản cầm cố được thực hiện theo phương thức đấu giá công khai và theo đúng quy định của pháp luật.

4.3. Tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố được xử lý theo thứ tự sau:

4.3.1. Bù đắp các khoản chi phí tổ chức phát mại tài sản cầm cố.

4.3.2. Trả nợ tiền cầm đồ (gốc và lãi kể cả lãi phạt).

4.3.3. Phần còn lại trả cho người có tài sản cầm cố; trường hợp không có người nhận số tiền còn lại thì bên nhận cầm đồ phải hạch toán theo dõi riêng chờ xử lý theo quy định của pháp luật.

4.3.4. Trường hợp số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố không đủ thanh toán tiền nợ (gồm gốc và lãi kể cả lãi phạt) thì bên nhận cầm đồ yêu cầu bên cầm đồ phải hoàn trả phần còn thiếu hoặc được khởi kiện trước pháp luật.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Kế toán Công ty kinh doanh lĩnh vực cầm đồ

Khi giữ hàng hoá của người cầm ghi nợ TK 002
Khi trả hàng cho người cầm đồ ghi có Tk 002
Ghi nhận doanh thu vào TK 5113
Giá vốn ghi nhận vào tk 632
Các chi phí quản lý cho vào 642

pác ơi, những cái này cho vào tài khoản gì thì ai chả biết rồi. ý bạn ấy hỏi là được ghi nhận như thế nào kia mà.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top