Kế cầu người tài
Con người là nhân tố cốt lõi để thành công trong kinh doanh. Biết dùng người thì được người, không biết dùng thì mất nhân tài. Thành công hay thất bại là phụ thuộc vào khả năng dùng người. Mỗi người đều có sở trường và sở đoản riêng. Các nhà quản lý nhân sự cần phải biết sử dụng thành thạo các phương pháp dùng người.
Trong phạm vi bài viết này EduViet sẽ đề cập đến " Kế cầu người tài". Trong đó có 6 kế đã được các nhà quản lý nhân sự cấp cao áp dụng.
Kế thứ nhất : Tạo dựng cơ sở hấp dẫn người tài
Lời xa nói :" Chim khôn chọn cành mà đậu, người hiền chọn chủ mà theo", khi tập hợp nhân tài, người lãnh đạo thức thời phải có một tài năng và đầu óc nhất định, giỏi việc dùng người, đồng thời còn phải tạo cho những người tài tìm đến một nơi lập thân vững chắc, mở ra vũ đài rộng lớn cho họ có cơ hội phát huy tài năng, chỉ có như vậy, khi những người tài nhận thấy có một nơi lập nghiệp lâu dài,, có thể phát huy tài năng bản thân, có cơ hội tạo dựng công danh sự nghiệp, sẽ chung lòng chung sức, cùng nhau thúc đẩy sự nghiệp chung.
Một số phương pháp tạo ra cơ sở hấp dẫn người tài
- Treo bảng cầu hiền: có thể tập hợp được người tài thì bản thân người lãnh đạo cần phải có được tài năng và tâm huyết, giỏi dùng người , phải vì những nhân tài tìm đến mà đưa ra nơi an thân, tạo cho tài năng của họ một vũ đài rộng lớn để họ có dịp phát huy.
- Tự tạo "bến đỗ" cho riêng mình: Chính công ty phải tự tạo cho mình một "bến đỗ" kiên cố, "xây tổ mời Phượng" tận dụng nhân tài được tới mức tối đa, để nhân tài là "thuyền" yên ổn tránh trú, đi đi về về.
- Tăng vốn đầu tư thu hút nhân tài: Khi hình tượng công ty có sự biến đổi, thực lực công ty gia tăng sẽ có nhiều cơ hội mở ra cho các cá nhân tài năng phát huy năng lực bản thân, vì thế, việc thu hút nhân tài sẽ trở thành chuyện đương nhiên. Nhà tuyển dụng cũng yên tâm nâng cao yêu cầu, tiêu chuẩn để tìm cho được những người thích hợp nhất với vị trí công việc.
- Tạo cơ sở giả để thu hút nhân tài:
Thời kì đầu lập nghiệp, những nhà doanh nghiệp đều có thể gặp phải vô số hoàn cảnh khó khăn. Dường như bất kì lúc nào cũng có thể nảy sinh vấn đề này khác trong khi lập nghiệp như tiền vốn eo hẹp, thiết bị thiếu thốn thô sơ, quy mô nhỏ và do đó cũng không thể thu hút được nhân tài, trong hoàn cảnh như vậy, nếu cứ bảo thủ không chịu thay đổi, làm việc quan liêu, cuối cùng chỉ có thể đẩy tất cả vào ngõ cụt. Khi đó cần người lập nghiệp phải mạnh dạn bứt phá, vận dụng linh hoạt một số quy tắc, tiểu xảo của trò chơi, phá vỡ những nếp mòn, khai phá hướng đi mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc làm này có hiệu quả cao nhưng đồng thời phải đối mặt với nguy hiểm lớn. Do đó, khi áp dụng cần phải hết sức cẩn thận.
Kế thứ hai: Tìm kiếm nhân tài trên mọi phạm vi
Thời đại ngày nay, thị trường cạnh tranh khốc liệt, mua bán phức tạp, chính là thời cơ tốt nhất cho những người có chí hướng lập thân được thể hiện mình, tuy nhiên, để có thể tạo dựng nên cơ đồ sự nghiệp, chỉ dựa vào sức lực bản thân, thì dù một người có ba đầu sáu tay, thông thường mọi thứ, mỗi ngày đều bận tối tăm mặt mũi cũng khó thành nghiệp lớn. Vì thế, nếu chúng ta đang bắt tay vào xây dựng sự nghiệp , điều cần thiết đầu tiên chính là biết tận dụng sự giúp đỡ về trí và lực của những người khác, mở rộng cửa thu nạp người tài, giúp họ phát huy tối đa sức lực và trí tuệ bản thân. Mặt khác, đến mỗi ngóc ngách nhỏ nhất trên chốn thương trường cũng đều có sự cạnh tranh quyết liệt, và đối với việc tranh nhân tài cũng có thể xem là một trận chiến âm thầm nhưng không kém phần tàn khốc, vì thế, chúng ta còn phải đẩy mạnh việc tìm kiếm tài năng và giới thiệu người tài, luôn đi trước những người khác một bước.
-Dùng người tài tiến cử người tài: Về phương diện thu nạp người tài, có một phương pháp vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả: người được người có tài tiến cử, thông thường chính là người tài. Tuy có nhiều người có tài mang tính đố kị, không tính nguyện vui vẻ giới thiệu người khác , nhưng chỉ cần người đó chịu giới thiệu thì người được giới thiệu chắc chắn không hề kém cỏi.
- Chiêu mộ người tài có tố chất cao: đây là những người có năng lực tiềm ẩn, sau thời gian vào môi trường phát triển năng lực đó sẽ tự bộc lộ và phát huy tối đa.
Kế thứ ba: Thuật nhận biết người tài
Hiểu người tự khắc biết dùng người, biết dùng người cũng hiểu người nhiều hơn. Từ xưa tới nay, những vị quân vương chủ soái cho đến những doanh nhân lập nghiệp giỏi về việc dùng người, cũng chính là những cao thủ hiểu người và nhìn người. Những con người thành công đó, đối với người thường nhìn vào , đều cảm thấy họ mang một kĩ xảo bí mật, giỏi nắm bắt tình hình, đặc điểm, nỗi buồn niềm vui và thị hiếu của người khác, cũng như tài năng và các ưu khuyết điểm của họ. Kĩ xảo ấy , đối với người bình thường mà nói, có vẻ cao thâm thần bí, nhưng thật ra chúng ta chỉ cần học được một điểm cơ bản, kết hợp thêm với việc tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm mỗi ngày là cũng có thể làm được. Những con người biết nhìn người như vậy, chẳng qua là đối với bất kì việc vụn vặt hay những tiểu tiết người khác dễ dàng bỏ qua mà họ gặp trong ngày , đều hết sức lưu tâm. Đến khi cần dùng người thì họ ngay lập tức có thể căn cứ vào việc người đó thời gian vừa qua đã làm những việc gì, hiện tại đang làm gì, còn cả những biểu hiện dù rất nhỏ về mặt tính cách, lấy đó làm cơ sở phán đoán phẩm cách, tính tình người đó, đồng thời dự đoán tương lai anh ta có thể làm gì, gặp phải những vấn đề then chốt sẽ có phản ứng ra sao. Nắm được từng loại tình huống như vậy, họ sẽ dễ dàng đưa ra được những quyết sách tương ứng, qua đó càng dễ dàng hướng trong việc phát triển sự nghiệp bản thân.
- Cách nhìn tướng người : Tướng mạo tư thế mỗi con người là cái thể hiện ra ngoài của việc họ tốt xấu thiện ác ra sao, tính tình tài năng thế nào, vì thế từ tướng mạo tư thế của một con người có thể phán đoán ra đặc trưng về các phương diện như khí chất, tính tình, tài năng, cốt sách, sự độ lượng và tâm tính... họ, đây là cách nhìn người căn cứ vào tướng mạo. Có rất nhiều cách nhìn tướng người như hình thể toàn thân, đầu và khuôn mặt, mắt mày, ngũ quan trên mặt, thần khí khuôn mặt, khí chất lộ ra ngoài...được áp dụng để đánh giá tài năng tính cách một con người.
- Nhìn người qua lời nói và thái độ: Khi chiêu mộ và dùng người, trong rất nhiều hoàn cảnh, chúng ta không hề có sự qua lại nhiều với những nhân tài mà chúng ta đã thu nạp, sử dụng, điều này đòi hỏi chúng ta phải nắm vững một số kỹ xảo cơ bản để có thể hiểu được người khác trong một thời gian ngắn, để có thể tiện cho việc đánh giá sơ bộ, không quá sai sót đối với tính cách, năng lực của họ.
Kế thứ tư: Đãi cát tìm vàng
Trong xã hội người với người cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, làm thế nào để tìm ra môt người vừa ưu tú vừa thích hợp trong biển người nhân tài đông đúc, người tuyển dụng nhất thiết phải sàng lọc tỉ mỉ, tuyển chọn kĩ càng. Người có đức mà kém tài - có thể yên tâm sử dụng, kẻ có tài mà kém đức thì có thể cẩn thận tin dùng. Người có đủ tài và đức thì nên trọng dụng, kẻ vô đức vô tài nhất quyết không nên dùng, đây chính là chuẩn mực :"Nhất đại đồng nhân" mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào đều không thay đổi.
Kế thứ 5: Tỏ rõ lợi hại
Trong việc đối nhân xử thế, một mặt giữ gìn sự thành thật, tin cậy , chính trực là điều mà con người cần phải tuân thủ là điều cốt lõi của mọi việc, " nhân nhi bất tín, bất tri kì quả". Ai cũng có bản năng :" hướng lợi tránh hại", như vậy khi giữa hai người xuất hiện mâu thuẫn xung đột, sự chọn lựa, biểu hiện của người đó luôn luôn có thể nói lên giá trị nhân sinh, bộc lộ mặt tốt xấu của tài năng phẩm chất. Do đó, người lãnh đạo có ý nhìn người dựa vào hàng loạt lợi hại, được mất của sự việc, thường đánh giá , ước đoán, phân biệt tài năng một cách chính xác và hiệu quả thông qua những biểu hiện, lựa chọn của cấp dưới.
Kế thứ sáu: Không hạn chế quy cách
Chúng ta đều biết: " Kim vô xích kim, nhân vô hoàn nhân"( nghĩa là: vàng không có vàng ròng, người không có ai là hoàn mĩ), do đó người lãnh đạo trong phương diện tìm kiếm nhân tài cần thực hiện không bó buộc trong quy cách, cầu hiền chứ không cầu toàn, chỉ cần một chút tài cũng đều được chọn, phải thông thạo trong việc tuyển dụng những người có tài trí thực sự, có khả năng làm việc thực sự và giỏi lợi dụng các sĩ nhân có chuyên tài đặc biệt. Đối với người tuyên chọn nên kiên trì một mục tiêu nhất định nhưng không yêu cầu quá nghiêm khắc. Nếu yêu cầu chọn lựa quá cầu kì khó có thể chiêu nạp được người xuất sắc, cũng khó có thể để người đó phát huy được tất cả tài năng của mình. Do đó chọn người không kể xuất thân dòng dõi, không trói buộc phẩm hạnh, đạo đức, không lấy tiền bạc để chặn đường tiến tài, có tài thì được chọn, có tài thì dùng khiến cho tài năng của những người có khuyết điểm này kia hoặc những thiếu sót về tài năng trác việt phải bộc lộ đầy đủ. Đây mới là cách tuyển người tài chuẩn xác.
Các phần tiếp theo của 36 kế cầu người và dùng người sẽ sớm được cập nhât. Vui lòng theo dõi để có được những kiến thức bổ ích cho công việc của mình.
Con người là nhân tố cốt lõi để thành công trong kinh doanh. Biết dùng người thì được người, không biết dùng thì mất nhân tài. Thành công hay thất bại là phụ thuộc vào khả năng dùng người. Mỗi người đều có sở trường và sở đoản riêng. Các nhà quản lý nhân sự cần phải biết sử dụng thành thạo các phương pháp dùng người.
Trong phạm vi bài viết này EduViet sẽ đề cập đến " Kế cầu người tài". Trong đó có 6 kế đã được các nhà quản lý nhân sự cấp cao áp dụng.
Kế thứ nhất : Tạo dựng cơ sở hấp dẫn người tài
Lời xa nói :" Chim khôn chọn cành mà đậu, người hiền chọn chủ mà theo", khi tập hợp nhân tài, người lãnh đạo thức thời phải có một tài năng và đầu óc nhất định, giỏi việc dùng người, đồng thời còn phải tạo cho những người tài tìm đến một nơi lập thân vững chắc, mở ra vũ đài rộng lớn cho họ có cơ hội phát huy tài năng, chỉ có như vậy, khi những người tài nhận thấy có một nơi lập nghiệp lâu dài,, có thể phát huy tài năng bản thân, có cơ hội tạo dựng công danh sự nghiệp, sẽ chung lòng chung sức, cùng nhau thúc đẩy sự nghiệp chung.
Một số phương pháp tạo ra cơ sở hấp dẫn người tài
- Treo bảng cầu hiền: có thể tập hợp được người tài thì bản thân người lãnh đạo cần phải có được tài năng và tâm huyết, giỏi dùng người , phải vì những nhân tài tìm đến mà đưa ra nơi an thân, tạo cho tài năng của họ một vũ đài rộng lớn để họ có dịp phát huy.
- Tự tạo "bến đỗ" cho riêng mình: Chính công ty phải tự tạo cho mình một "bến đỗ" kiên cố, "xây tổ mời Phượng" tận dụng nhân tài được tới mức tối đa, để nhân tài là "thuyền" yên ổn tránh trú, đi đi về về.
- Tăng vốn đầu tư thu hút nhân tài: Khi hình tượng công ty có sự biến đổi, thực lực công ty gia tăng sẽ có nhiều cơ hội mở ra cho các cá nhân tài năng phát huy năng lực bản thân, vì thế, việc thu hút nhân tài sẽ trở thành chuyện đương nhiên. Nhà tuyển dụng cũng yên tâm nâng cao yêu cầu, tiêu chuẩn để tìm cho được những người thích hợp nhất với vị trí công việc.
- Tạo cơ sở giả để thu hút nhân tài:
Thời kì đầu lập nghiệp, những nhà doanh nghiệp đều có thể gặp phải vô số hoàn cảnh khó khăn. Dường như bất kì lúc nào cũng có thể nảy sinh vấn đề này khác trong khi lập nghiệp như tiền vốn eo hẹp, thiết bị thiếu thốn thô sơ, quy mô nhỏ và do đó cũng không thể thu hút được nhân tài, trong hoàn cảnh như vậy, nếu cứ bảo thủ không chịu thay đổi, làm việc quan liêu, cuối cùng chỉ có thể đẩy tất cả vào ngõ cụt. Khi đó cần người lập nghiệp phải mạnh dạn bứt phá, vận dụng linh hoạt một số quy tắc, tiểu xảo của trò chơi, phá vỡ những nếp mòn, khai phá hướng đi mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc làm này có hiệu quả cao nhưng đồng thời phải đối mặt với nguy hiểm lớn. Do đó, khi áp dụng cần phải hết sức cẩn thận.
Kế thứ hai: Tìm kiếm nhân tài trên mọi phạm vi
Thời đại ngày nay, thị trường cạnh tranh khốc liệt, mua bán phức tạp, chính là thời cơ tốt nhất cho những người có chí hướng lập thân được thể hiện mình, tuy nhiên, để có thể tạo dựng nên cơ đồ sự nghiệp, chỉ dựa vào sức lực bản thân, thì dù một người có ba đầu sáu tay, thông thường mọi thứ, mỗi ngày đều bận tối tăm mặt mũi cũng khó thành nghiệp lớn. Vì thế, nếu chúng ta đang bắt tay vào xây dựng sự nghiệp , điều cần thiết đầu tiên chính là biết tận dụng sự giúp đỡ về trí và lực của những người khác, mở rộng cửa thu nạp người tài, giúp họ phát huy tối đa sức lực và trí tuệ bản thân. Mặt khác, đến mỗi ngóc ngách nhỏ nhất trên chốn thương trường cũng đều có sự cạnh tranh quyết liệt, và đối với việc tranh nhân tài cũng có thể xem là một trận chiến âm thầm nhưng không kém phần tàn khốc, vì thế, chúng ta còn phải đẩy mạnh việc tìm kiếm tài năng và giới thiệu người tài, luôn đi trước những người khác một bước.
-Dùng người tài tiến cử người tài: Về phương diện thu nạp người tài, có một phương pháp vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả: người được người có tài tiến cử, thông thường chính là người tài. Tuy có nhiều người có tài mang tính đố kị, không tính nguyện vui vẻ giới thiệu người khác , nhưng chỉ cần người đó chịu giới thiệu thì người được giới thiệu chắc chắn không hề kém cỏi.
- Chiêu mộ người tài có tố chất cao: đây là những người có năng lực tiềm ẩn, sau thời gian vào môi trường phát triển năng lực đó sẽ tự bộc lộ và phát huy tối đa.
Kế thứ ba: Thuật nhận biết người tài
Hiểu người tự khắc biết dùng người, biết dùng người cũng hiểu người nhiều hơn. Từ xưa tới nay, những vị quân vương chủ soái cho đến những doanh nhân lập nghiệp giỏi về việc dùng người, cũng chính là những cao thủ hiểu người và nhìn người. Những con người thành công đó, đối với người thường nhìn vào , đều cảm thấy họ mang một kĩ xảo bí mật, giỏi nắm bắt tình hình, đặc điểm, nỗi buồn niềm vui và thị hiếu của người khác, cũng như tài năng và các ưu khuyết điểm của họ. Kĩ xảo ấy , đối với người bình thường mà nói, có vẻ cao thâm thần bí, nhưng thật ra chúng ta chỉ cần học được một điểm cơ bản, kết hợp thêm với việc tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm mỗi ngày là cũng có thể làm được. Những con người biết nhìn người như vậy, chẳng qua là đối với bất kì việc vụn vặt hay những tiểu tiết người khác dễ dàng bỏ qua mà họ gặp trong ngày , đều hết sức lưu tâm. Đến khi cần dùng người thì họ ngay lập tức có thể căn cứ vào việc người đó thời gian vừa qua đã làm những việc gì, hiện tại đang làm gì, còn cả những biểu hiện dù rất nhỏ về mặt tính cách, lấy đó làm cơ sở phán đoán phẩm cách, tính tình người đó, đồng thời dự đoán tương lai anh ta có thể làm gì, gặp phải những vấn đề then chốt sẽ có phản ứng ra sao. Nắm được từng loại tình huống như vậy, họ sẽ dễ dàng đưa ra được những quyết sách tương ứng, qua đó càng dễ dàng hướng trong việc phát triển sự nghiệp bản thân.
- Cách nhìn tướng người : Tướng mạo tư thế mỗi con người là cái thể hiện ra ngoài của việc họ tốt xấu thiện ác ra sao, tính tình tài năng thế nào, vì thế từ tướng mạo tư thế của một con người có thể phán đoán ra đặc trưng về các phương diện như khí chất, tính tình, tài năng, cốt sách, sự độ lượng và tâm tính... họ, đây là cách nhìn người căn cứ vào tướng mạo. Có rất nhiều cách nhìn tướng người như hình thể toàn thân, đầu và khuôn mặt, mắt mày, ngũ quan trên mặt, thần khí khuôn mặt, khí chất lộ ra ngoài...được áp dụng để đánh giá tài năng tính cách một con người.
- Nhìn người qua lời nói và thái độ: Khi chiêu mộ và dùng người, trong rất nhiều hoàn cảnh, chúng ta không hề có sự qua lại nhiều với những nhân tài mà chúng ta đã thu nạp, sử dụng, điều này đòi hỏi chúng ta phải nắm vững một số kỹ xảo cơ bản để có thể hiểu được người khác trong một thời gian ngắn, để có thể tiện cho việc đánh giá sơ bộ, không quá sai sót đối với tính cách, năng lực của họ.
Kế thứ tư: Đãi cát tìm vàng
Trong xã hội người với người cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, làm thế nào để tìm ra môt người vừa ưu tú vừa thích hợp trong biển người nhân tài đông đúc, người tuyển dụng nhất thiết phải sàng lọc tỉ mỉ, tuyển chọn kĩ càng. Người có đức mà kém tài - có thể yên tâm sử dụng, kẻ có tài mà kém đức thì có thể cẩn thận tin dùng. Người có đủ tài và đức thì nên trọng dụng, kẻ vô đức vô tài nhất quyết không nên dùng, đây chính là chuẩn mực :"Nhất đại đồng nhân" mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào đều không thay đổi.
Kế thứ 5: Tỏ rõ lợi hại
Trong việc đối nhân xử thế, một mặt giữ gìn sự thành thật, tin cậy , chính trực là điều mà con người cần phải tuân thủ là điều cốt lõi của mọi việc, " nhân nhi bất tín, bất tri kì quả". Ai cũng có bản năng :" hướng lợi tránh hại", như vậy khi giữa hai người xuất hiện mâu thuẫn xung đột, sự chọn lựa, biểu hiện của người đó luôn luôn có thể nói lên giá trị nhân sinh, bộc lộ mặt tốt xấu của tài năng phẩm chất. Do đó, người lãnh đạo có ý nhìn người dựa vào hàng loạt lợi hại, được mất của sự việc, thường đánh giá , ước đoán, phân biệt tài năng một cách chính xác và hiệu quả thông qua những biểu hiện, lựa chọn của cấp dưới.
Kế thứ sáu: Không hạn chế quy cách
Chúng ta đều biết: " Kim vô xích kim, nhân vô hoàn nhân"( nghĩa là: vàng không có vàng ròng, người không có ai là hoàn mĩ), do đó người lãnh đạo trong phương diện tìm kiếm nhân tài cần thực hiện không bó buộc trong quy cách, cầu hiền chứ không cầu toàn, chỉ cần một chút tài cũng đều được chọn, phải thông thạo trong việc tuyển dụng những người có tài trí thực sự, có khả năng làm việc thực sự và giỏi lợi dụng các sĩ nhân có chuyên tài đặc biệt. Đối với người tuyên chọn nên kiên trì một mục tiêu nhất định nhưng không yêu cầu quá nghiêm khắc. Nếu yêu cầu chọn lựa quá cầu kì khó có thể chiêu nạp được người xuất sắc, cũng khó có thể để người đó phát huy được tất cả tài năng của mình. Do đó chọn người không kể xuất thân dòng dõi, không trói buộc phẩm hạnh, đạo đức, không lấy tiền bạc để chặn đường tiến tài, có tài thì được chọn, có tài thì dùng khiến cho tài năng của những người có khuyết điểm này kia hoặc những thiếu sót về tài năng trác việt phải bộc lộ đầy đủ. Đây mới là cách tuyển người tài chuẩn xác.
Các phần tiếp theo của 36 kế cầu người và dùng người sẽ sớm được cập nhât. Vui lòng theo dõi để có được những kiến thức bổ ích cho công việc của mình.
Sửa lần cuối: