Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

cayman

Banned
Thành viên BQT
Hội viên mới
Source...

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 72/2007/TT-BTC hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán. Đây là cơ sở pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán và là cơ sở phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán. Thông tư quy định, hằng năm, doanh nghiệp (DN) dịch vụ kế toán và các DN khác có cung cấp dịch vụ kế toán (gọi chung là DN dịch vụ kế toán) phải đăng ký danh sách người hành nghề kế toán; cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán phải đăng ký hành nghề với Bộ Tài chính, hoặc hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán (VAA). Quá trình hành nghề, người hành nghề kế toán phải xuất trình chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp. Khi ký tên trong các tài liệu liên quan đến dịch vụ cung cấp, người hành nghề kế toán phải ghi rõ họ, tên và số chứng chỉ hành nghề kế toán. Quy định này hạn chế hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán không đăng ký đang phát triển tự phát hiện nay, nâng cao được tính minh bạch, trách nhiệm của người hành nghề kế toán, giảm rủi ro nghề nghiệp cho người cung cấp dịch vụ và đơn vị được cung cấp dịch vụ.
Thông tư quy định, dịch vụ kế toán có thể được cung cấp bởi DN dịch vụ kế toán và cá nhân đăng ký hành nghề kế toán. Đối với cá nhân đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Thông tư quy định phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp, có trụ sở giao dịch và có đăng ký kinh doanh. DN cung cấp dịch vụ kế toán phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp, trong đó giám đốc DN phải là người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên.
Bạn có thể tải Thông tư số 72/2007/TT-BTC tại đây
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Quy định mới về đăng ký hành nghề kế toán

Kế toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng, có nhiệm vụ tính toán, phản ảnh quá trình hoạt động kinh tế và kết quả hoạt động SXKD. Trong nền kinh tế thị trưòng, kế toán là phong vũ biểu xác định nguồn thông tin trung thực để xác định tình hình tài chính, kết quả hoạt động và nghĩa vụ thuế của từng đối tượng nộp thuế. Số liệu kế toán trung thực được công bố công khai sẽ là cơ sở để kê khai thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế và là căn cứ cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. Trong nền kinh tế thị trường và trong xu thế hội nhập, kế toán trở thành một nghề độc lập, có tổ chức riêng, có chuyên môn, kỹ thuật riêng và một môn khoa họcriêng. Luật Kế toán 2003 qui định tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán và tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế và các đơn vị hành chính sự nghiệp được quyền thuê các doanh nghiệp dịch kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng.
Tuy nhiên, tình trạng khá phổ biến hiện nay ở các Tỉnh, Thành phố là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê các tổ chức, cá nhân chưa đủ điều kiện hành nghề cung cấp dịch vụ ghi sổ và lập báo cáo tài chính (BCTC). Các cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh... vẫn tiếp nhận các BCTC của các doanh nghiệp được lập bởi các tổ chức, cá nhân chưa đủ điều kiện hành nghề .Nguyên nhân của các tồn tại trên là do các cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, các bên đi thuê, làm thuê kế toán chưa nắm được các qui định về hành nghề kế toán và chưa biết được các tổ chức, cá nhân nào được phép cung cấp dịch vụ kế toán. Danh sách các tổ chức, cá nhân đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán chưa được công khai. Khái niệm hành nghề kế toán còn khá xa lạ với các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh...
Kế toán là dịch vụ kinh doanh có điều kiện và có giá trị tư vấn pháp lý cao. Đồng thời để khắc phục tình trạng trên, ngoài việc phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các qui định liên quan đến hành nghề kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007 hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán.Thông tư số 72 cần được tuyên truyền, phổ biến để phục vụ tốt cho công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, hàng năm, doanh nghiệp dịch vụ kế toán và các doanh nghiệp khác có cung cấp dịch vụ kế toán (gọi chung là doanh nghiệp dịch vụ kế toán) phải đăng ký danh sách người hành nghề kế toán; cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán phải đăng ký hành nghề với Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được Bộ Tài chính uỷ quyền (sau đây gọi tắt là Hội nghề nghiệp).
Thứ hai, doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ được quyền cung cấp dịch vụ kế toán sau khi đã đăng ký hành nghề kế toán và có xác nhận của Hội nghề nghiệp theo quy định.
Thứ ba, khi cung cấp dịch vụ, người hành nghề kế toán (gồm Cá nhân hành nghề kế toán và người đăng ký hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán) phải xuất trình Chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp. Khi ký tên trong các tài liệu liên quan đến dịch vụ cung cấp, người hành nghề kế toán phải ghi rõ họ, tên và số Chứng chỉ hành nghề kế toán.
Thứ tư, các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan có nhu cầu về dịch vụ kế toán như làm kế toán, làm kế toán trưởng, thiết lập hệ thống kế toán,... chỉ được ký hợp đồng dịch vụ kế toán với các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán và cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán đã đăng ký hành nghề và được Hội nghề nghiệp xác nhận.
Thứ năm, điều kiện đăng ký hành nghề kế toán
(1). Đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán:
a) Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, không thuộc đối tượng không được làm kế toán theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật Kế toán;
b) Có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp;
c) Có văn phòng và địa chỉ giao dịch;
d) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;
đ) Riêng đối với người nước ngoài đăng ký hành nghề kế toán cá nhân tại Việt Nam phải có thêm điều kiện được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên, trừ khi có quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Cộng hoà XHCN Việt Nam có tham gia ký kết hoặc gia nhập.
(2). Đối với người hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán: Ngoài 2 điều kiện a), b) như đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán phải có thêm điều kiện: c) Có hợp đồng lao động làm việc trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
(3). Đối với doanh nghiệp dịch vụ kế toán:
a) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Có ít nhất 2 người có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp, trong đó Giám đốc doanh nghiệp phải là người có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên.
(4). Người đăng ký hành nghề kế toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêm điều kiện tham dự đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định .
(5). Người không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kế toán được Hội nghề nghiệp xác nhận thì không được ký vào sổ kế toán (đối với dịch vụ làm kế toán), không được ký BCTC (đối với dịch vụ lập BCTC, dịch vụ làm kế toán trưởng) và không được ký báo cáo kết quả dịch vụ kế toán.Nếu doanh nghiệp dịch vụ kế toán sử dụng người không có tên trong Danh sách đăng ký hành nghề kế toán để ký vào sổ kế toán, ký BCTC, hoặc để ký báo cáo kết quả dịch vụ kế toán tuỳ theo từng dịch vụ cung cấp thì doanh nghiệp dịch vụ kế toán và người đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu,quản lý thống nhất danh sách cá nhân hành nghề kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế toán
(1) Đăng ký lần đầu: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải nộp hồ sơ đăng ký hành nghề cho Hội nghề nghiệp.
(2) Đăng ký từ lần thứ hai trở đi: Hàng năm, trước ngày 30/10, cá nhân hành nghề kế toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải đăng ký danh sách hành nghề kế toán cho năm sau.
(3) Đăng ký bổ sung: Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ kế toán có người mới được cấp Chứng chỉ hành nghề hoặc do tuyển dụng mới thì doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải đăng ký danh sách bổ sung theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người hành nghề kế toán chính thức được nhận vào làm việc hoặc được cấp Chứng chỉ hành nghề.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hành nghề theo đúng quy định, Hội nghề nghiệp sẽ xác nhận danh sách người hành nghề kế toán đủ điều kiện theo quy định trong năm đó.
Thứ bẩy,công khai danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán và người hành nghề kế toán
(1) Thời hạn công khai: Vào tháng 12 hàng năm, Hội nghề nghiệp thông báo công khai danh sách cá nhân hành nghề kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán đã được Hội nghề nghiệp xác nhận đến cơ quan thuế, cơ quan tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ, ngành và cơ quan đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố (nơi nhận BCTC của đơn vị).
(2) Hình thức công khai: Thông báo bằng văn bản và đăng trên Website, tạp chí của Hội nghề nghiệp .
(3) Nội dung công khai:
- Danh sách cá nhân hành nghề kế toán gồm: Họ và tên, trình độ nghề nghiệp, số và ngày cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên, địa chỉ văn phòng giao dịch và các thông tin khác có liên quan;
- Danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán đủ điều kiện hành nghề, gồm: tên doanh nghiệp, năm thành lập, địa chỉ trụ sở chính, số lượng người hành nghề kế toán và các thông tin khác có liên quan.
Thứ tám,về trách nhiệm của các cơ quan (nơi nhận BCTC của đơn vị): Cơ quan thuế, cơ quan tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ, ngành, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không chấp nhận BCTC đã được lập bởi các cá nhân hoặc doanh nghiệp dịch vụ kế toán không được Hội nghề nghiệp xác nhận, đồng thời có trách nhiệm thông báo với Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp về các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp đã thuê cá nhân, doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hoặc chưa đăng ký hành nghề kế toán làm thuê kế toán, làm kế toán trưởng hoặc lập BCTC và các dịch vụ kế toán khác.
Nếu qua công tác kiểm tra, do khách hàng hoặc cơ quan nhận BCTC thông báo và xác định rõ vi phạm liên quan đến các quy định về hành nghề kế toán của cá nhân hành nghề kế toán hoặc doanh nghiệp dịch vụ kế toán thì Bộ Tài chính sẽ xử lý vi phạm pháp luật về kế toán theo quy định hiện hành.
Thứ chín, về trách nhiệm của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam trong việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán
(1) Tổ chức tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán và xác nhận danh sách người hành nghề kế toán của doanh nghiệp dịch vụ kế toán và cá nhân đăng ký hành nghề kế toán theo quy định.
(2) Lập hồ sơ để theo dõi, quản lý đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến cá nhân hành nghề kế toán và người hành nghề kế toán theo từng doanh nghiệp dịch vụ kế toán trên cơ sở hồ sơ đăng ký hành nghề và các thông tin khác do cá nhân hành nghề kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế toán nộp. (3) Quản lý về đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn, nghiệp vụ của người hành nghề kế toán.
(4) Tổ chức cập nhật kiến thức hàng năm cho người hành nghề kế toán; Theo dõi thời gian cập nhật kiến thức của từng người và tổ chức kiểm tra, sát hạch làm cơ sở xác nhận đủ điều kiện hành nghề kế toán năm sau.
(5) Thực hiện công khai danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán và danh sách người hành nghề kế toán theo quy định. Cung cấp thông tin liên quan đến doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cá nhân hành nghề kế toán cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động hành nghề kế toán hàng năm trong cả nước (từ các thông tin theo mẫu qui định) để nộp cho Bộ Tài chính.
(6) Bảo quản và lưu trữ hồ sơ, giấy tờ về đăng ký và quản lý hành nghề kế toán.
(7) Kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán. Kiến nghị với Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền xử lý những sai sót và vi phạm pháp luật phát hiện trong quá trình kiểm tra.
(8) Kiến nghị với Bộ Tài chính về các biện pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quản lý hành nghề kế toán và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của doanh nghiệp dịch vụ kế toán và người hành nghề kế toán.
(9) Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ Tài chính về việc thực hiện các trách nhiệm được uỷ quyền liên quan đến việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán.
Thứ mười, qui định các nội dung khác như:
- Hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán cho 3 đối tượng: Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán; Người hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán; Doanh nghiệp dịch vụ kế toán. Riêng những người có Chứng chỉ kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật là đủ điều kiện hành nghề kế toán mà không phải làm hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán.
- Trách nhiệm cung cấp thông tin và trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động hành nghề kế toán và chất lượng dịch vụ kế toán.
- Cập nhật kiến thức hàng năm của người hành nghề kế toán.
Hành nghề kế toán, thuê làm kế toán là các dịch vụ vẫn còn đang mới mẻ với Việt nam. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, chắc chắn dịch vụ kế toán sẽ phát triển vượt bậc trong những năm tới, người hành nghề kế toán nếu không đủ tư chất đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn yếu và không được đăng ký, quản lý hành nghề sẽ đưa nền kinh tế đến sự rối ren, BCTC thiếu trung thực và hậu quả xảy ra trong việc khai man, trốn lậu thuế là không thể tránh khỏi. Để công khai, minh bạch các thông tin tài chính trung thực của mọi doanh nghiệp, tổ chức và góp phần tăng nguồn thu thuế cho Nhà nước, trong công tác quản lý thuế phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các qui định về hành nghề kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán, đồng thời phải góp phần thực hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hành nghề kế toán.
TS. Hà Thị Ngọc Hà
Phó Vụ trưởng Vụ CĐKT và kiểm toán
Theo VACPA
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top