Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Dragon489

Member
Hội viên mới
Chiết khấu thương mại là một loại chiết khấu mà nhiều doanh nghiệp dùng để thu hút khách hàng, việc kế toán khoản chiết khấu thương mại trên thực tế như thế nào là một vấn đề mà nhiều giảng viên, học viên ngành kế toán doanh nghiệpvà các nhân viên kế toán rất quan tâm. Do vậy bài viết sẽ đề cập cụ thể thực tế về kế toán khoản chiết khấu thương mại để giúp người học, các giảng viên và các nhân viên kế toán tiếp cận một phần hành kế toán.

1. Khái niệm chiết khấu thương mại

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), thì: Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

2. Kế toán chiết khấu thương mại

2.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán khoản chiết khấu thương mại kế toán sử dụng Tài khoản 521- Chiết khấu thương mại: Tài khoản 521 dùng đểphản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toán cho người mua hàng do họ đã mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.

2.2. Kế toán khoản chiết khấu thương mại:
Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.

Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào giá bán trên “Hóa đơn (GTGT)” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng. Trên hoá đơn thể hiện rõ dòng ghi Chiết khấu thương mại mà khách hàng được hưởng.

Tại Điểm 5.5 Mục IV Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC (12/12/2003) của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP (10/12/2003) của Chính phủ hướng dẫn: “Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hóa đơn phải ghi rõ số hóa đơn và số tiền được giảm giá”.

Lần mua cuối cùng được xác định dựa trên hợp đồng kinh tế giữa các bên. Do đó, trường hợp công ty và các đại lý ký kết hợp đồng kinh tế, trong đó xác định ngày 31/12 hàng năm là ngày xác định công nợ và thực hiện chiết khấu thì ngày 31/12 được coi là lần mua cuối cùng để thực hiện việc điều chỉnh giảm giá. Nếu công ty và các đại lý không xác định lần mua cuối cùng trong hợp đồng kinh tế thì thực hiện chiết khấu sản lượng trên hóa đơn theo hướng dẫn tại Công văn số 1884/TCT-PCCS (22/6/2004).

* Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ:
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT , kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại
Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(33311)
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
- Căn cứ váo hoá đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng..., kế toán phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(33311)

Ví dụ: Tại công ty LD dinh dưỡng Quốc tế có Hóa đơn GTGT số 0014658 xuất tháng 5 cho công ty T&T (hình thức thanh toán chuyển khoản sau)ghi:
Sản phẩm Super 50 : 1.000 kg * 10.000 = 10.000.000 đ
Sản phẩm Under 30 : 2.000 kg * 7.500 = 15.000.000 đ
Chiết khấu thương mại tháng 4: 10 kg sản phẩm Super 50 và 20 kg sản phẩm Under 30 tương đương: 100.000 đ + 150.000 đ = 250.000 đ
Thành tiền: 10.000.000 + 15.000.000 – 250.000 = 24.750.000 đ
Thuế GTGT 10%: 2.475.000 đ
Tổng cộng: 27.225.000 đ

Công ty LD dinh dưỡng Quốc tế, căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 0014658, ghi sổ kế toán theo các bút toán:
- Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 – 250.000đ
Nợ TK 3331 – 25.000đ
Có TK 131 – 275.000đ
- Phản ảnh doanh thu
Nợ TK 131 – 27.500.000đ
Có TK 511 – 25.000.000đ
Có TK 3331 – 2.500.000đ
Công ty T&T căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 0014658(Liên 2- Giao cho khách hàng), ghi sổ kế toán theo bút toán:
Nợ TK 156 – 24.750.000đ
Nợ TK 133 – 2.475.000đ
Có TK 331- 27.225.000đ

* Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp trực tiếp:
- Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại
Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
- Căn cứ váo hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.

Khi thanh tóan tiền cho khách hàng doanh nghiệp phải xuất hoá đơn chiết khấu thương mại, lập phiếu chi tiền theo đúng quy định cho khách hàng. Căn cứ váo hoá đơn GTGT(Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ) hoặc hoá đơn bán hàng(Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp trự tiếp), phiếu chi, giấy báo Nợ của Ngân hàng, kế toán bên bán ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 521
Nợ TK 3331(Nếu có)
Có TK 111,112

Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá(đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.

Điểm 3, mục IV, Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 01/12/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn: trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào tài khoản 521.

Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã khấu trừ chiết khấu thương mại. Công ty có thể xuất hoá đơn theo giá đã giảm, việc xuất hoá đơn chiết khấu thương mại thực hiện theo quy định tại điểm 5.5, mục IV, phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính: “Hàng hoá, dịch vụ có giảm giá ghi trên hóa đơn thì trên hóa đơn phải ghi rõ: tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hóa đơn và số tiền được giảm giá”. Và ghi sổ theo các bút toán
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 156
Phản ánh doanh thu (không hạch toán qua 521):
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331(Nếu có)

Bên bán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ.

Theo các trường hợp trên, bên mua sẽ hạch toán:
* Nếu bên mua phân bổ được vào giá trị hàng hóa mua vào:
Nợ TK 156-giá trị từng mặt hàng đã giảm theo tỷ lệ chiết khấu
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 331-Giá trị đã giảm theo chiết khấu.
* Nếu không thể phân bổ giá trị chiết khấu thương mại do hàng hoá đã xuất kho hết….thì có thể phản ánh số chiết khấu thương mại được hưởng theo bút toán
Nợ TK 331,111,112...
Có TK 152,153,156...

- Trường hợp giá trị hàng hóa trên hóa đơn bán hàng nhỏ hơn khoản chiết khấu thương mại thì được điều chỉnh giảm ở hóa đơn mua hàng lần tiếp sau.
- Các trường hơp chiết khấu thương mại nhưng không thể hiện trên hóa đơn bán hàng thì không được coi là chiết khấu thương mại; các bên lập chứng từ thu chi tiền để hạch toán kế toán và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định.
- Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK 521”Chiết khấu thương mại”. Cuối kỳ, khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển toàn bộ sang TK 511”Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo. Kế toán ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Chiết khấu thương mại



nguồn : tapchiketoan.com
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Cảm ơn Dragon489 cho mình hỏi thêm một chút.Công ty là đại lý và được hưởng Chiết khấu ( chiết khấu thể hiện trên HĐ cuối cùng của một tháng, như vậy mình không phải hach toán vào DT khoản được hưởng CK mà chỉ hạch toán như Dragon489:
Nợ TK 156-giá trị từng mặt hàng đã giảm theo tỷ lệ chiết khấu
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 331-Giá trị đã giảm theo chiết khấu.
* Nếu không thể phân bổ giá trị chiết khấu thương mại do hàng hoá đã xuất kho hết….thì có thể phản ánh số chiết khấu thương mại được hưởng theo bút toán
Nợ TK 331,111,112...
Có TK 152,153,156...
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Các bạn ơi! cho mình hỏi là trường hợp giá trị hàng hoá trên hoá dơn bán hàng nhỏ hơn khoản chiết khấu thương mại thì tại sao mình không chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua luôn(vì biết đâu người mua sẽ không mua hàng lần sau nữa) mà fải điều chỉnh ở hoá dơn mua hàng lần tiếp sau.Cám ơn các bạn rất nhiều!
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Các bạn ơi! cho mình hỏi là trường hợp giá trị hàng hoá trên hoá dơn bán hàng nhỏ hơn khoản chiết khấu thương mại thì tại sao mình không chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua luôn(vì biết đâu người mua sẽ không mua hàng lần sau nữa) mà fải điều chỉnh ở hoá dơn mua hàng lần tiếp sau.Cám ơn các bạn rất nhiều!

Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.

Bao Công đọc lại bài của Rồng đi.
Chi tiền thì không được xem là CKTM. Muốn được xem là CKTM và ghi TK521 thì phải thể hiện trên hóa đơn.
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Bao Công đọc lại bài của Rồng đi.
Chi tiền thì không được xem là CKTM. Muốn được xem là CKTM và ghi TK521 thì phải thể hiện trên hóa đơn.
Sao lại không được xem là CKTM. Rồng là ông nào mà dám phán như thế ?
Em vẫn xuất hóa đơn và vẫn ghi vào 521 đấy.
Khi thanh tóan tiền cho khách hàng doanh nghiệp phải xuất hoá đơn chiết khấu thương mại, lập phiếu chi tiền theo đúng quy định cho khách hàng. Căn cứ váo hoá đơn GTGT(Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ) hoặc hoá đơn bán hàng(Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp trự tiếp), phiếu chi, giấy báo Nợ của Ngân hàng, kế toán bên bán ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 521
Nợ TK 3331(Nếu có)
Có TK 111,112
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC THUẾ - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 1884 TCT/PCCS
NGÀY 22 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ VIỆC HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH
GIẢM GIÁ

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian vừa qua, một số Cục thuế và đơn vị có công văn hỏi về việc lập hóa đơn đối với khoản chiết khẩu do thanh toán trước thời hạn và đề nghị được hướng dẫn thêm việc lập hóa đơn đối với trường hợp giảm giá theo quy định tại điểm 5.5, Mục IV, Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. Về vấn đề này, Tổng cục thuế hướng dẫn thêm như sau:
Trường hợp các doanh nghiệp áp dụng hình thức giảm giá hàng bán căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định, áp dụng hình thức chiết khấu do thanh toán trước thời hạn thì không thuộc diện lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định tại điểm 5.9, Mục IV, Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC nêu trên mà số tiền giảm giá của hàng hóa đã bán hoặc số tiền chiết khấu sẽ được giảm trừ trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của kỳ tiếp sau. Trên hóa đơn phải ghi rõ số, ký hiệu của hóa đơn, số tiền được giảm, hoặc số tiền chiết khấu. Trường hợp số tiền được giám của hàng hóa, dịch vụ không giảm trừ được hết trên 01 hóa đơn thì được giảm trừ dần vào các hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng của các lần tiếp theo; nếu khách hàng không có giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ nữa thì đơn vị phải thực hiện chi tiền cho khách hàng và được tính vào khoản chi khuyến mại.
Tổng cục thuế hướng dẫn để Cục thuế các địa phương biết và thực hiện.


Tên văn bản : Công văn về việc hoá đơn điều chỉnh giảm giá
Loại văn bản : Công văn
Số hiệu : 1884/TCT/PCCS
Ngày ban hành : 22/06/2004
Cơ quan ban hành : Tổng cục Thuế,
Người ký : Phạm Duy Khương,
Ngày hiệu lực :
Văn bản liên quan : 0

Mặc dù đây là công văn hướng dẫn cho TT120/2003 nhưng ở phần nội dung này trong TT129/2008 cũng không có gì thay đổi.
Áp dụng quy tắc tiền tích được không?
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Mình đã đọc bài này trên Tạp chí kế toán (ấn phẩm 2 tháng/kỳ của VAA) nhưng các bạn đưa lên đây thì mình có một số trao đổi sau:

Ví dụ: Tại công ty LD dinh dưỡng Quốc tế có Hóa đơn GTGT số 0014658 xuất tháng 5 cho công ty T&T (hình thức thanh toán chuyển khoản sau)ghi:
Sản phẩm Super 50 : 1.000 kg * 10.000 = 10.000.000 đ
Sản phẩm Under 30 : 2.000 kg * 7.500 = 15.000.000 đ
Chiết khấu thương mại tháng 4: 10 kg sản phẩm Super 50 và 20 kg sản phẩm Under 30 tương đương: 100.000 đ + 150.000 đ = 250.000 đ
Thành tiền: 10.000.000 + 15.000.000 – 250.000 = 24.750.000 đ
Thuế GTGT 10%: 2.475.000 đ
Tổng cộng: 27.225.000 đ

Công ty LD dinh dưỡng Quốc tế, căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 0014658, ghi sổ kế toán theo các bút toán:
- Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 – 250.000đ
Nợ TK 3331 – 25.000đ
Có TK 131 – 275.000đ
- Phản ảnh doanh thu
Nợ TK 131 – 27.500.000đ
Có TK 511 – 25.000.000đ
Có TK 3331 – 2.500.000đ
Công ty T&T căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 0014658(Liên 2- Giao cho khách hàng), ghi sổ kế toán theo bút toán:
Nợ TK 156 – 24.750.000đ
Nợ TK 133 – 2.475.000đ
Có TK 331- 27.225.000đ
Trong ví dụ này thì các bút toán tại bên bán là OK. Tuy nhiên bút toán tại bên mua thì không hợp lý về mặt lý thuyết. Cách hạch toán như trên chỉ được chấp nhận nếu áp dụng nguyên tắc trọng yếu đúng đắn.
Khoản chiết khấu thương mại này tính trên tổng
giá trị các hợp đồng đã thực hiện trong một khoảng thời gian. Nếu hạch toán như ở trên và vào sổ chi tiết thì đơn giá của các mặt hàng nhập đợt này giảm đúng bằng khoản giảm trừ cho tất cả các hoá đơn trong đợt này. Điều này không phản ánh đúng bản chất. Do vậy theo tôi thì bên mua hạch toán như sau:
a. Phản ánh giá nhập của lô hàng cuối cùng theo đúng giá hoá đơn chưa trừ chiết khấu:

Nợ TK 156 – 25.000.000đ
Nợ TK 133 – 2.500.000đ
Có TK 331- 27.500.000đ
b. Ghi giảm giá trị cho các hoá đơn đã nhập trong kỳ:

Nợ TK 331 – 275.000đ
Có TK 156 – 250.000đ
Có TK 1331 – 25.000đ
Trường hợp nếu trong tháng hàng đã tiêu thụ rồi thì hạch toán ghi Có TK 632.

Theo các trường hợp trên, bên mua sẽ hạch toán:
* Nếu bên mua phân bổ được vào giá trị hàng hóa mua vào:
Nợ TK 156-giá trị từng mặt hàng đã giảm theo tỷ lệ chiết khấu
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 331-Giá trị đã giảm theo chiết khấu.
* Nếu không thể phân bổ giá trị chiết khấu thương mại do hàng hoá đã xuất kho hết….thì có thể phản ánh số chiết khấu thương mại được hưởng theo bút toán
Nợ TK 331,111,112...
Có TK 152,153,156...
Đoạn này cũng tối nghĩa và không rõ ràng. Ở bên trên đang nói là mua một lần đạt khối lượng đủ lớn và được giảm giá ngay cho lần mua đó thì làm gì còn có không thể phân bổ do hàng hóa đã xuất kho hết.
Hàng đã xuất kho hết nếu việc chiết khấu đựơc thực hiện theo kỳ thôi. Hàng đã xuất kho hết rồi thì ghi Có 15X để âm kho à? Phải ghi giảm chi phí chứ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Mình đã đọc bài này trên Tạp chí kế toán (ấn phẩm 2 tháng/kỳ của VAA) nhưng các bạn đưa lên đây thì mình có một số trao đổi sau:


Trong ví dụ này thì các bút toán tại bên bán là OK. Tuy nhiên bút toán tại bên mua thì không hợp lý về mặt lý thuyết. Cách hạch toán như trên chỉ được chấp nhận nếu áp dụng nguyên tắc trọng yếu đúng đắn.
Khoản chiết khấu thương mại này tính trên tổng
giá trị các hợp đồng đã thực hiện trong một khoảng thời gian. Nếu hạch toán như ở trên và vào sổ chi tiết thì đơn giá của các mặt hàng nhập đợt này giảm đúng bằng khoản giảm trừ cho tất cả các hoá đơn trong đợt này. Điều này không phản ánh đúng bản chất. Do vậy theo tôi thì bên mua hạch toán như sau:
a. Phản ánh giá nhập của lô hàng cuối cùng theo đúng giá hoá đơn chưa trừ chiết khấu:

Nợ TK 156 – 25.000.000đ
Nợ TK 133 – 2.500.000đ
Có TK 331- 27.500.000đ
b. Ghi giảm giá trị cho các hoá đơn đã nhập trong kỳ:

Nợ TK 331 – 275.000đ
Có TK 156 – 250.000đ
Có TK 1331 – 25.000đ

Trường hợp nếu trong tháng hàng đã tiêu thụ rồi thì hạch toán ghi Có TK 632.


Đoạn này cũng tối nghĩa và không rõ ràng. Ở bên trên đang nói là mua một lần đạt khối lượng đủ lớn và được giảm giá ngay cho lần mua đó thì làm gì còn có không thể phân bổ do hàng hóa đã xuất kho hết.
Hàng đã xuất kho hết nếu việc chiết khấu đựơc thực hiện theo kỳ thôi. Hàng đã xuất kho hết rồi thì ghi Có 15X để âm kho à? Phải ghi giảm chi phí chứ.

Lại một bài không đồng tình với Thạc sĩ

Cách hạch toán này là "bụp ngay" chứ không "bụp từ từ"

Nhưng giả sử lần chiết khấu trên hoá đơn sau lại lệch sang kỳ báo cáo sau thì nghiệp vụ b (mầu đỏ) có phải tính lại giá vốn của số hàng mua lần trước nhưng tiêu thụ kỳ trước không? Hay chỉ hạch toán kỳ sau và để đấy?
Nếu để đấy thì hạch toán theo giá đã trừ chiết khấu cho đỡ dài dòng!
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Lại một bài không đồng tình với Thạc sĩ

Cách hạch toán này là "bụp ngay" chứ không "bụp từ từ"

Nhưng giả sử lần chiết khấu trên hoá đơn sau lại lệch sang kỳ báo cáo sau thì nghiệp vụ b (mầu đỏ) có phải tính lại giá vốn của số hàng mua lần trước nhưng tiêu thụ kỳ trước không? Hay chỉ hạch toán kỳ sau và để đấy?
Nếu để đấy thì hạch toán theo giá đã trừ chiết khấu cho đỡ dài dòng!

Anh bạn này không đọc kỹ bài của tui rồi.

- Nếu hàng đã tiêu thụ rồi thì hạch toán giảm giá vốn hàng bán, có thể nó không phản ánh đúng đắn là giảm giá vốn của kỳ báo cáo nếu việc thực hiện chiết khấu vào kỳ sau nhưng thường các công ty bán thường tổng hợp doanh số vào cuối kỳ để tính chiết khấu thương mại cho khách hàng.

- Nếu hàng chưa tiêu thụ thì về lý thuyết là hạch toán điều chỉnh giá mua của số hàng còn lại tương ứng.

Tuy nhiên nếu áp dụng nguyên tắc trọng yếu thì có thể hạch toán thẳng giảm giá vốn ngay mà không cần biết là số hàng đã mua tiêu thụ hay chưa hoặc ghi giảm trị giá mua của chính hoá đơn cuối cùng này.

Chế độ kế toán hứơng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại ở bên mua Ghi Nợ Tk 111, 112, 331/Có Tk 152, 156.

Bài viết ở đây cũng trao đổi khá kỹ về vấn đề này: http://danketoan.com/forum/showthread.php?t=76536&page=2
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Anh bạn này không đọc kỹ bài của tui rồi.

- Nếu hàng đã tiêu thụ rồi thì hạch toán giảm giá vốn hàng bán, có thể nó không phản ánh đúng đắn là giảm giá vốn của kỳ báo cáo nếu việc thực hiện chiết khấu vào kỳ sau nhưng thường các công ty bán thường tổng hợp doanh số vào cuối kỳ để tính chiết khấu thương mại cho khách hàng.
Không biết đã kỹ hay chưa, nhưng mình đọc nội dung thì thấy có 02 thạc sĩ nghiên cứu về vần đề này (vì có 2 bạn trích và dẫn nguồn là thạc sĩ), ngoài ra còn các linh tinh sĩ nữa.
Đoạn xanh đậm: Nếu đã không khẳng định được là giá vốn đúng đắn của kỳ báo cáo thì bị tước bỏ giá vốn của kỳ báo cáo! Cái này sẽ nảy sinh tranh chấp và "điều tiết" lợi nhuận khi cần thiết.
Đoạn mầu đỏ đậm: Để chiết khấu thì phải có chính sách, khi đạt ngưỡng nào đó là thực hiện không cần cuối năm.
Tổng hợp cả hai đoạn trên: Năm trước tôi ưu đãi thuế TNDN thì không lẽ cứ mù mờ về giá vốn thế hay sao?:boilan:
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Đoạn mầu đỏ đậm: Để chiết khấu thì phải có chính sách, khi đạt ngưỡng nào đó là thực hiện không cần cuối năm.
Tổng hợp cả hai đoạn trên: Năm trước tôi ưu đãi thuế TNDN thì không lẽ cứ mù mờ về giá vốn thế hay sao?:boilan:

Chính sách chiết khấu về số lượng thừơng thực hiện trên tổng số các hợp đồng trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý) hoặc theo từng hợp đồng.

Vấn đề là doanh nghiệp hạch toán đúng chế độ kế toán thì sẽ được quyết toán thuế TNDN theo cách hạch toán đó, vì giữa chế độ kế toán và Luật thuế không có chênh lệch ở chỗ này.

Cách hạch toán bụp ngay của bạn và của cô Thạc sỹ gì đó rõ ràng không đúng chế độ kế toán, ghi giảm giá trị hàng tồn kho không phản ánh đúng đắn giá trị của hàng tồn kho đáng lẽ phải ghi giảm (tất nhiên còn phụ thuộc vào Kê khai thừơng xuyên hay kiểm kê định kỳ, tính giá LIFO hay FIFO).

Năm trước tôi ưu đãi thuế TNDN thì không lẽ cứ mù mờ về giá vốn thế hay sao?:boilan:
Nếu DN năm báo cáo được ưu đãi về thuế và còn hàng tồn kho thì việc hạch toán Chiết khấu thương mại đúng đắn sẽ làm giảm giá vốn hàng bán => Tăng thu nhập chịu thuế => Không có lợi cho DN. Doanh nghiệp tìm cách chuyển khoản thu nhập chịu thuế này sang kỳ kế toán sau bằng cách ghi giảm giá trị hàng tồn kho, nếu hạch tóan theo kiểu bụp ngay như bạn mà tính giá LIFO thì chưa chắc đã có lợi, chỉ có lợi khi tính theo FIFO thôi.

Túm lại: Hạch toán theo chế độ kế toán là hợp lý nhất. Ở nội dung này của chế độ kế toán là khá hợp lý. Các Thạc sỹ không nắm chắc bản chất nghiệp vụ và chế độ kế toán nên hướng dẫn lung tung beng cả.
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Túm lại: Hạch toán theo chế độ kế toán là hợp lý nhất. Ở nội dung này của chế độ kế toán là khá hợp lý. Các Thạc sỹ không nắm chắc bản chất nghiệp vụ và chế độ kế toán nên hướng dẫn lung tung beng cả.

Thế gọi là linh tinh sĩ nhỉ. :171:
Nhác sĩ tớ cứ khi nào có hoá đơn đã chiết khấu về là hạch toán theo giá đã chiết khấu, trước đó ra sao khỏi phải quan tâm. Vừa ít việc vừa đảm bảo theo quy định về hoá đơn chiết khấu, phức tạp để mấy bác Thạc sĩ nghiên cứu!
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Bài viết ở đây cũng trao đổi khá kỹ về vấn đề này: http://danketoan.com/forum/showthread.php?t=76536&page=2

Topic dẫn ở trên là chuyện khác.
Ở đó là chuyện 2 bên đã cố tình sai phạm quy định: giao hóa đơn vào cuối tháng, hàng ngày khi nhận hàng thì không có hóa đơn.

Trong khi topic này đang bàn về hoạt động bình thường, đúng quy định, đúng chuẩn mực.
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Topic dẫn ở trên là chuyện khác.
Ở đó là chuyện 2 bên đã cố tình sai phạm quy định: giao hóa đơn vào cuối tháng, hàng ngày khi nhận hàng thì không có hóa đơn.

Trong khi topic này đang bàn về hoạt động bình thường, đúng quy định, đúng chuẩn mực.

Bác lại không xem kỹ câu hỏi của chủ Topic rồi.

Các bác ơi. Sắp nộp BCTC rồi mà em còn nhiều VĐ quá, giúp em tháo gỡ dần nha. Cty em là đại lý cấp của 1 CTy nội thất. Hàng tháng được chiết khấu % trên doanh số. Trong tờ HĐ cuối cùng của tháng họ trừ luôn số tiền được chiết khấu trên giá trị của HĐ đó, VD giá trị HĐ là 10.000.000đ, CK 5.000.000 thì giá chưa thuế trên HĐ còn 5.000.000 và thuế GTGT 500.000đ.
Như thế em HT : Nợ 156 : 5.000.000
Nợ 133 : 500.000
Có 331 : 5.500.000

Ở chủ đề này cũng trao đổi về chiết khấu thương mại. Đây là chiết khấu thực hiện cho tổng các hợp đồng trong một kỳ nhất định (ở đây là hàng tháng).
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Bác lại không xem kỹ câu hỏi của chủ Topic rồi.



Ở chủ đề này cũng trao đổi về chiết khấu thương mại. Đây là chiết khấu thực hiện cho tổng các hợp đồng trong một kỳ nhất định (ở đây là hàng tháng).

Đầu đề là 1 chuyện, còn nội dung thì sao?
Nói là "xuất hóa đơn tổng hợp vào cuối kỳ" mà nói được à?
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Đầu đề là 1 chuyện, còn nội dung thì sao?
Nói là "xuất hóa đơn tổng hợp vào cuối kỳ" mà nói được à?

Đề người ra rõ ràng mà bác:
Trong tờ HĐ cuối cùng của tháng họ trừ luôn số tiền được chiết khấu trên giá trị của HĐ đó, VD giá trị HĐ là 10.000.000đ, CK 5.000.000 thì giá chưa thuế trên HĐ còn 5.000.000 và thuế GTGT 500.000đ.

Đây là chiết khấu số lượng theo tháng chứ không phải cuối tháng mới xuất hoá đơn 1 lần cho toàn bộ số hàng mua trong tháng.
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Ý kiến tôi :Chiết khấu thương mại của T01 trả vào T02 hoặc T03 mà lô hàng xẫ xuất hết thì hoạch toán giảm giá vốn là đúng nhất nghĩa là mình khi xuất hàng bán đã kết chuyển giá vốn bàng giá nhập chưa trừ chiết khấu mà
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

Cảm ơn các bạn ve những kiến thức trên .nhưng cho mình hỏi nhé khi bán hàng cho khách lẻ khi ho thanh toán có phải minh hạch toán vào doanh thu luôn không? Và chi phí mà mình đi sửa chữa cho khách hàng rùi khách hàng thanh toán có phải hạch toán vào chi phí bán hàng luôn không?
 
Ðề: Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại!

các pác cho em hỏi chút: Công ty em thực hiện chiết khấu cho khách hàng theo kiểu : tổng số lượng x 10.000/cái vậy khi viết hóa đơn GTGT em nên viết như thế nào?? (có nên viết hóa đơn trừ luôn 10.000 trên đơn giá : VD: giá bán 275000/cái (đã có VAT) trừ cho khách hàng 10.000 giá cón 265.000 khi viết hóa đơn chỉ việc viết theo giá 265.000 (đã cóVAT) và ghi thêm dòng chữ "giá trên đã giảm trừ chiết khấu" ) các pác trả lời giúp em với nhé
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top