Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ
Công ty TNHH Quảng Hưng (Bình Phước) khai thuế theo tháng, có phát sinh hồ sơ hoàn thuế GTGT phục vụ xuất khẩu. Theo hướng dẫn hoàn thuế tại Tiết a, Điểm 4, Khoản 3, Điều 1 của Thông tư 130/2016/TT-BTC: “Tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại”.
Theo nguyên tắc cơ bản của luật kế toán, nguyên tắc phù hợp – tương xứng thì các chỉ tiêu phát sinh trong kỳ cũng phải mang tính chất tương xứng: Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu/Tổng doanh thu kỳ nào thì tương ứng với các chỉ tiêu phát sinh kỳ đó. Tất cả các chỉ tiêu như: Tổng thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ - thuế GTGT đầu ra - điều chỉnh tăng/(giảm) thuế GTGT các kỳ trước…: Đều phải lấy tương ứng là của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Theo đó, thuế GTGT kỳ được khấu trừ kỳ trước chuyển sang: Tương ứng với chỉ tiêu [43] trên tờ khai của kỳ hoàn thuế liền trước bao gồm (thuế GTGT phục vụ xuất khẩu + thuế GTGT phục vụ nội địa).
Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Quảng Hưng hỏi, cách lấy các chỉ tiêu để chiết tính số tiền thuế GTGT xuất khẩu của Công ty như trên là đúng hay sai?
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính trả lời như sau:
Khoản 6, Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP như sau: “6. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Hoàn thuế GTGT
… 3. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại””.
Khoản 3, Điều l Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn:
“4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%”.
Đề nghị Công ty TNHH Quảng Hưng nghiên cứu các quy định, hướng dẫn nêu trên, trình bày cụ thể và liên hệ với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được hướng dẫn chi tiết.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Công ty TNHH Quảng Hưng (Bình Phước) khai thuế theo tháng, có phát sinh hồ sơ hoàn thuế GTGT phục vụ xuất khẩu. Theo hướng dẫn hoàn thuế tại Tiết a, Điểm 4, Khoản 3, Điều 1 của Thông tư 130/2016/TT-BTC: “Tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại”.
Theo nguyên tắc cơ bản của luật kế toán, nguyên tắc phù hợp – tương xứng thì các chỉ tiêu phát sinh trong kỳ cũng phải mang tính chất tương xứng: Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu/Tổng doanh thu kỳ nào thì tương ứng với các chỉ tiêu phát sinh kỳ đó. Tất cả các chỉ tiêu như: Tổng thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ - thuế GTGT đầu ra - điều chỉnh tăng/(giảm) thuế GTGT các kỳ trước…: Đều phải lấy tương ứng là của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Theo đó, thuế GTGT kỳ được khấu trừ kỳ trước chuyển sang: Tương ứng với chỉ tiêu [43] trên tờ khai của kỳ hoàn thuế liền trước bao gồm (thuế GTGT phục vụ xuất khẩu + thuế GTGT phục vụ nội địa).
Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Quảng Hưng hỏi, cách lấy các chỉ tiêu để chiết tính số tiền thuế GTGT xuất khẩu của Công ty như trên là đúng hay sai?
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính trả lời như sau:
Khoản 6, Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP như sau: “6. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Hoàn thuế GTGT
… 3. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại””.
Khoản 3, Điều l Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn:
“4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%”.
Đề nghị Công ty TNHH Quảng Hưng nghiên cứu các quy định, hướng dẫn nêu trên, trình bày cụ thể và liên hệ với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được hướng dẫn chi tiết.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ