Hướng dẫn cách tính thuế TNDN tạm tính Quý mới nhất

michanhchanh

Member
Hội viên mới
Theo Điều 17 của thông tư 151/2014/TT-BTC: Bổ sung Điều 12a, Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì bắt đầu từ quý 4 năm 2014 doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý nữa mà chỉ phải tính rồi tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Vậy là thay vì như trước đây chúng ta phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý thì bây giờ chúng ta chỉ cần tính ra số thuế phải nộp. Nếu có phát sinh lãi thì nhân với thuế suất và mang tiền đi nộp là xong.
Sau đâyPhần mềm kế toán***** xin được chia sẻ hướng dẫn các bạn cách tính số tiền thuế TNDN tạm tính quý phải nộp theoThông tư 78/2014/TT-BTC:



http://*****.com.vn/CMS/Uploads/Images/ThongTin/HinhNoiDung/thue%20TNDN%202014-1.jpg
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) X Thuế suất

Trong đó:
1. Phần trích lập quỹ KH&CN: (nếu có)
- Đây là loại quỹ do doanh nghiệp thành lập để tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH và CN của DN tại VN thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví dụ như: xây dựng phòng thí nghiệm, cơ sở thử nghiệm, máy móc trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển, mua bản quyền công nghệ, quyền sử dụng, quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thông tin KH&CN...
- Doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN.
- Nếu công ty các bạn phần trích lập quỹ KH&CN này thì các bạn có thể tham khảo tại Điều 10 của TT 78/2014/TT-BTC, và TT 15/2011/TT-BTC - Hướng dẫn thành lập, quản lý, sử dụng quỹ KH&CN.

2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Năm 2014 chúng ta có các mức thuế suất như sau:
+ Thuế suất 20%: áp dụng cho các DN có tổng doanh thu năm trước liền kề từ 20 tỷ trở xuống.
+ Thuế suất 22%: áp dụng cho các DN có tổng DT năm trước liền kề trên 20%.
+ DN mới thành lập tạm thời áp dụng thuế suất 22%, đến khi kết thúc năm tài chính thì xác định lại theo doanh thu các tháng đã hoạt động.
+ Thuế suất ưu đãi 10%: cho doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, DN từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, báo in…

3. Thu nhập tính thuế.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế -Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

3.1. Thu nhập đươc miễn thuế:
- Là các khoản thu nhập được miễn không phải tính vào thu nhập tính thuế. Ví dụ như: Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đánh bắt hải sản, dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, khuyết tật hay … (Điều số 8 của TT 78/2014/TT-BTC)
- Các doanh nghiệp thông thường sẽ không có các khoản thu nhập miễn thuế này, nếu bạn quan tâm thì có thể tham khảo tại đây: Những thu nhập miễn thuế TNDN

3.2. Thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + thu nhập khác

Bây giờ chúng ta sẽ đi xác định xem doanh thu, chi phí được trừ, các khoản thu nhập khác bao gồm những gì ?????????

a. Doanh Thu:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với DN nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ thì doanh thu là số tiền chưa bao gồm thuế GTGT.
- Đối với DN nộp thuế GTGT theo PP trực tiếp thì doanh thu là số tiền đã bao gồm thuế GTGT
- Ví dụ: Sản phẩm A: có giá là 5 triệu - với Thuế suất là 10% => tiền thuế GTGT là 500.000.
+ Nếu công ty bạn là công ty kê khai tính thuế PP khấu trừ thì doanh thu là 5 triệu
(không bao gồm thuế GTGT).
+ Nếu công ty bạn kê khai theo PP trực tiếp thì doanh thu là 5tr + 500.000 = 5,5tr
(đã bao gồm thuế GTGT).
- Thời điểm xác định doanh thu: giống với thời điểm xuất hóa đơn.
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn đầu ra khi bán hàng, cung ứng dịch vụ để xác định doanh thu.
- Tài khoản sử dụng để hạch toán ghi nhận doanh thu trên sổ sách kế toán là TK 511.
(Bao gồm cả DT nội bộ: QĐ 15: 512 - QĐ 48: 5118).
=> Chi tiết về các xác định doanh thu các bạn tham khảo tại đây:
Cách xác định doanh thu tính thuế TNDN
b. Các khoản thu nhập khác:
- Thu nhập khác là các khoản thu nhập không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trên sổ sách kế toán chúng ta sử dụng 2 tài khoản 515 và 711. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
+ Tài khoản 515: Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán…
+ Tài khoản 711: Nhượng bán, thanh lý tài sản, cho thuê tài sản, quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiện vật từ các nguồn tài trợ; thu nhập nhận được từ các khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác, nợ khó đòi đã xóa nay đòi được, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra, khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng, thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm…
Chi tiết các bạn có thể tham khảo tại điều số 7 của TT 78/2014/TT-BTC
c. Chi phí được trừ:
Trong công tác kế toán chúng ta có 2 loại chi phí:
1. Chi phí kế toán:Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2. Chi phí Thuế:Phải là những khoản chi phí được trừ theo đúng quy định tại điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN.(hiện nay đã được sửa đổi và bổ sung một vài điểm tại Điều 1 của TT 151/2014/TT-BTC, Và khoản 2 điều 6 của TT 119/2014/TT-BTC).
Về cơ bản thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của DN, khi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp và được thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn có tổng thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên.

- Trên sổ sách kế toán các khoản chi phí này sẽ được thể hiện trên các tài khoản đầu 6 và đầu 8.

3.3 Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.
Theo điều 9 của TT 78/2014/TT-BTC: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
- Nếu: ( DT - CP được trừ + TN khác ) - Thu nhập miễn thuế > 0
=> Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ là LÃI.
- Nếu: ( DT - CP được trừ + TN khác ) - Thu nhập miễn thuế < 0
=> Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ là LỖ.
* Các bạn chỉ được chuyển lỗ khi xác định kết quả hoạt động SXKD là LÃI.
(lãi mới cần chuyển lỗ để nộp ít thuế đi hoặc không phải nộp, còn khi đã lỗ thì chắc chắn chúng ta không phải nộp thuế TNDN - số lỗ đó chúng ta sẽ theo dõi để chuyển vào các kỳ sau khi có lãi)
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý khi tính tạm nộp quý có lãi và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm. Sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.


Download Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về thuế
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top