Hỏi về xử lý với cơ quan thuế Từ Sơn

fptph00858

Member
Hội viên mới
Đầu tiên thưa các bác vấn đề của em như sau:
- Công ty em mua bán với một công ty khác vào tháng 07/2013 và đã thanh toán tiền hàng
nhưng đến 10/2013 thì DN bạn bỏ trốn và cơ quan thuế đã gửi cho công ty em công văn phải nộp phạt vì chậm nộp thuế,... (HĐ khá to tiền 2 hóa đơn: 700.000.000 chưa thuế nhé các bác).
=> Em đã có hợp đồng mua bán, hóa đơn, các chứng từ liên quan đến thanh toán,...
Nhưng bên thuế cứ ép em ký vào biên bản thừa nhận bên em đã sai (cãi nhau với thuế mãi nó vẫn đơn phương ép bên em sai) - Em vẫn không ký và nó dọa đưa ra công an, trước đấy em cũng cho nó ăn ít VNĐ thần chưởng rồi. Em nói thẳng luôn là các ông cứ đưa ra công an.:bumbum:
Vậy các bác có kinh nghiệm gì trong trường hợp này xin chỉ giáo em với chứ giờ bị phạt là rất nặng, các bác cũng biết số tiền nó như thế nào rồi mà :sohappy:
Xin cảm ơn các bác.!
 
Ðề: Hỏi về xử lý với cơ quan thuế Từ Sơn

Nếu mình buôn bán thật, có đầy đủ chứng từ, nhập xuất kho, thì kệ nó, nó đưa thì đưa, chứ giờ mà ký vào, thì chết ak, Nói chung, bảo nó là, bên anh chị muốn xử lý sao thì xử lý, vì bên e làm đúng có các giấy tờ chứng mình theo đúng luật, không vì lý do gì phải sợ cả.
 
Ðề: Hỏi về xử lý với cơ quan thuế Từ Sơn

Nếu mua bán thực tế xảy ra giữa công ty bạn và công ty kia thì bạn chỉ cần chứng minh bằng các chứng từ đầy đủ với cơ quan thuế là được không phải bổ sung điều chỉnh gì cả => mang các chứng từ này lên để đối chứng với thuế xác nhận việc mua bán

Các chứng từ cần có để chứng minh giao dịch mua bán:
1. Hợp đồng mua bán ký tá giữa các bên
2. Phiếu xuất kho, phiếu giao hàng bên bán
3. Phiếu nhập kho bên mua, phiếu yêu cầu vật tư
4. Hóa đơn GTGT
5. Chứng từ thanh toán tiền hàng: phiếu chi tiền nếu thanh toán tiền mặt bên Mua, phiếu thu tiền của bên Bán;
Nếu chuyển khoản thì là chứng từ ngân hàng : Ủy Nhiệm chi bên Mua chuyển cho bên Bán + giấy báo Nợ
6. Thanh lý hợp đồng
Các chứng từ chứng minh khác nếu có…

+Ngược lại mua khống hóa đơn thì phải khai điều chỉnh bổ sung KHBS giảml thuế GTGT, nếu tháng điều chỉnh giảm 1331 làm tăng thuế GTGT 33311 phải nộp: Nộp thuế 33311 + nộp phạt nộp chậm là OK
+ Bị buộc phải Loại bỏ chi phí không hợp lý
Phạt mua bán hóa đơn:
- Phạt hành chính
- Phạt mua bán hóa đơn
- Nghiêm trọng thì khởi tố hình sự truy cứu trách nhiệm hình sự về hình vi trốn thuế gây hậu quả nghiêm trọng: "tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả"

NGHỊ ĐỊNH Số: 109/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ, PHÍ, LỆ PHÍ, HÓA ĐƠN
Chương 4.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN
Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Số:10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2013
Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán
Điều 1. Về tội trốn thuế (Điều 161 BLHS)
1. Người phạm tội trốn thuế là người thực hiện một trong các hành vi được qui định tại Điều 108 của Luật quản lý thuế, đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu được qui định tại Điều 161 của BLHS.
2. Phạm tội trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác qui định tại khoản 3 Điều 161 của BLHS được hiểu là trường hợp tuy số tiền trốn thuế có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng, nhưng người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi liên quan khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm độc lập, như: đưa hối lộ; chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý thuế. Trường hợp các hành vi này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác thì ngoài tội trốn thuế, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.
Điều 2. Về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164a BLHS)
c) Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:
c.1) Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định;
c.2) Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo;
c.3) Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;
c.4) Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.
4. Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn được hiểu như sau:
a) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi (chưa ghi giá trị) từ 50 số đến dưới 100 số được coi là lớn; từ 100 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.
b) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đã ghi nội dung để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật từ 10 số đến dưới 30 số được coi là lớn; từ 30 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.
5. Thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên.
6. Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.
Điều 3. Về tội vi phạm qui định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước (Điều 164b BLHS)
3. Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước có trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
4. Gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước có trị giá từ 500 triệu đồng trở lên.

= > Bạn đang còn tỉnh táo để không ký, chứ nếu ký thì họa dáng chịu : Yếu sợ mạnh, mạnh sợ thằng liều
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hỏi về xử lý với cơ quan thuế Từ Sơn

Nói thật với các bác em là con gái, cãi với bọn thuế cũng có giới hạn thôi, em đi làm bao nhiêu năm cũng chỉ rút ra 1 câu duy nhất đó là " Đỉnh cao của kế toán là làm việc với thuế ". vấn đề trên em cũng bơ đi vì nó kêu mới nghi ngờ DN mua bán hóa đơn mà bắt bên em ký vào thì sao làm được, quyền hành trong tay nó thích làm gì thì làm sao?
rất cảm ơn các bác đã chia sẻ kinh nghiệm cùng em
 
Ðề: Hỏi về xử lý với cơ quan thuế Từ Sơn

Chị cho em hỏi, Bên e cũng vướng 1 hoá đơn mua phải của 1 công ty đã bỏ trốn, thuế đã có công văn, và bên e cũng đã nộp thuế GTGT phát sinh + tiền phạt nộp chậm.

Cái hoá đơn đó bên e đã thanh toán qua chuyển khoản rồi, Bây giờ trên Hệ thông ngân hàng cũng đã có, e ko bit fai làm ntn vói nghiệp vụ này. hic, ANh/ CHị giup e voi ạ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top