Theo như mình hiểu thì khi vẽ sơ đồ chữ T bạn nhìn sẽ trực quan hơn và sau khi phản ánh các nghiệp vụ lên chữ T, bạn sẽ thấy số dư của các tài khoản để lên bảng cân đối phát sinh ( đấy là khi mới học); Khi vẽ lên cả sơ đồ chữ T rồi thì nhìn vào đó có thể thấy được các nghiệp vụ đã phát sinh.
Về các nghiệp vụ:
1. Nhận vốn góp của các cổ đông bằng tiền mặt làm tăng tiền mặt trong quỹ và tăng nguồn vốn kinh doanh. Theo như nguyên tắc bạn nhớ thì tài sản ghi bên nợ, nguồn vốn tăng ghi bên có, nên:
Nợ TK 111
Có TK 411
2. Thu tiền bán hàng ( mình hiểu theo ý bán hàng và thu tiền ngay nhé)
Khi đó doanh thu tăng, có doanh thu thì phát sinh VAT đầu ra( nếu hàng chịu thuế). Thu tiền thì tiền tăng. Bán hàng rồi thì hàng trong kho phải giảm, giá vốn của hàng( chi phí) tăng lên( vẫn theo cái bạn nhớ; chi phí tăng ghi bên nợ, doanh thu tăng ghi bên có)
Nợ TK 111( tài sản tăng)
Có TK 511( doanh thu tăng)
Có TK 333( nếu hàng hóa chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ; nếu theo pp trực tiếp thì cộng hết phần thuế này vào tài khoản 511)
Nợ TK 632( chi phí tăng)
Có TK 156 ( tài sản giảm)
3. Xuất quỹ mua hàng hóa sẽ làm giảm tiền( tài sản) nên ghi bên có TK 111, tăng hàng hóa( tài sản) nên ghi bên nợ 156. nếu hàng hóa chịu thuế GTGT theo pp khấu trừ thì tăng số thuế được khấu trừ ( tài sản) nên ghi nợ 133. Nếu không chịu thuế thì không có, còn chịu thuế mà áp dụng pp trực tiếp thì cộng luôn tiền thuế này vào TK 156 luôn
Nợ TK 156
Nợ Tk 133
Có TK 111
Hi vọng là câu trả lời của mình dễ hiểu. Ai có ý kiến gì thì tiếp tục đóng góp nhé.
Chúc bạn học tốt.
Thân!