hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

hana.haui

Member
Hội viên mới
các bác cho em hỏi quy trình của:
- bán hàng và thu tiền
- mua hàng và thanh toán
- nhập kho
- xuất nguyên vật liệu
(ví dụ như: quy trình: các bước để thực hiện ở phòng nào và pải làm những giấy tờ nào, chứng từ gốc là những j)
thanks các bác giúp đỡ.:tuivotoi:
 
Ðề: hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

Tớ có biết các quy trình ghi sổ này nhưng viết vào đây thì dài và khó hiểu lắm
Bạn nên mua quyển HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM của nhà xuất bản thống kê, bạn nên mua quyển 2(ở ngoài hiệu sách có rất nhiều) bạn nên mua quyển có bìa màu tím, vì quyển này mới được BTC sửa đổi bổ sung. Chúc bạn gặp nhiều may mắn
 
Ðề: hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

Bạn thử xem quy trình mua hàng trong kiểm soat nội bộ:
Quy chế hoá các nội dung của quy trình qua “Quy chế nghiệp vụ mua hàng”
Các chức năng cơ bản
- Mua hàng
- Trả tiền hàng
- Ghi nhận & báo cáo
Mục tiêu của quy trình
- Mua hàng :=> Mua đúng, mua đủ, mua kịp thời theo sự phê duyệt mua hàng
- Trả tiền :=> Trả đúng, trả đủ, trả kịp thời số tiền thực sự phải trả cho người cung cấp
- Ghi nhận & báo cáo (N – X – T v.tư & công nợ)=> đúng, đủ, kịp thời, ngắn gọn và rõ ràng theo yêu cầu báo cáo cho các đối tượng
Mục tiêu chức năng mua hàng
- Mua đúng : đúng theo sự phê duyệt về :
+ Đúng hàng (về tên hàng, quy cách, phẩm chất của hàng và sự mô tả hàng)
+ Đúng nhà cung cấp
+ Đúng giá (càng thấp thì càng tốt và cao nhất là giá nào đó)
- Mua đủ : đủ số lượng theo phê duyệt
- Mua kịp thời : kịp thời hạn thanh toán đã cam kết với nhà cung cấp
Mục tiêu chức năng trả tiền :
- Trả đúng :
+ Đúng nhà cung cấp
+ Đúng hàng đã mua
+ Đúng giá đã thõa thuận
- Trả đủ : đủ số tiền thật sự nợ nhà cung cấp
- Trả kịp thời : kịp thời hạn thanh toán đã cam kết với nhà cung cấp
Mục tiêu chức năng ghi nhận & báo cáo :
- Phải ghi nhận & báo cáo được :
+ Chi tiết tình hình N – X – T của từng thứ, từng loại vật tư của bất cứ thời kỳ nào vào bất cứ thời điểm nào.
+ Chi tiết tình hình công nợ phải trả đối với tất cả NCC, từng nhà cung cấp, cùng với việc phân tích tuổi nợ, hạn mức tín dụng tối đa được hưởng, khả năng chấp nhận của NCC…
Một cách đúng, đủ, kịp thời, ngắn gọn và rõ ràng.
Rủi ro của quy trình
- Yêu cầu hàng không đúng nhu cầu
- Mua không đúng hàng
- Mua không đúng nhà cung cấp
- Mua giá cao
- Mua không đủ số lượng (thực tế ít hơn so với chứng từ, hay do khan hiếm không có hàng để mua)
- Hàng nhập về không kịp tiến độ sản xuất
- Đến hạn trả tiền không có tiền trả hoặc không đủ tiền trả
- Trả tiền nhầm NCC
- Trả nhầm lô hàng mua
- Trả tiền nhầm giá so với giá đã thõa thuận
- Báo cáo sai, không đủ các loại báo cáo, báo cáo không kịp thời, báo cáo quá dài dòng, báo cáo trình bày lộn xộn không rỏ ràng, khó hiểu.
Phân loại rủi ro & xác định nguyên nhân
- Rủi ro môi trường kinh doanh
+ Rủi ro từ nhà cung cấp
+ Rủi ro do chính trị, kinh tế, xã hội, KHCN…
- Rủi ro hoạt động
+ Vi phạm quy chế nghiệp vụ mua hàng
+ Rủi ro liên quan đến tài sản từ nguyên do :
-> Gian lận
-> Sai sót
- Rủi ro tuân thủ pháp luật, đặc biệt là liên quan đến hoá đơn chứng từ, hợp đồng…
Cơ chế kiểm soát
- Phê duyệt
- Sử dụng mục tiêu
- Bất kiêm nhiệm
- Bảo vệ tài sản
- Đối chiếu
- Báo cáo bất thường
- Kiểm tra & theo dõi
- Định dạnh trước
Một số rủi ro thường gặp & Cơ chế kiểm soát tương ứng
Yêu cầu hàng không đúng nhu cầu thực tế
- Duyệt kế hoạch mua hàng chi tiết (What, Who, whom, Why, When, Where, How, How much, How many…)
- Yêu cầu giải thích việc mua hàng ngoài kế hoạch (báo cáo bất thường)…
Mua hàng không đúng quy cách, phẩm chất, mô tả…
- Quy trình kiểm tra chất lượng hàng (phê duyệt)
- Bộ phận có nhu cầu tham gia nhận hàng (đối chiếu)
- Chọn nhà cung cấp có uy tín…
Mua giá cao
Trả tiền hàng trước khi hàng được chấp nhận
- Chỉ trả tiền chỉ khi có đủ các chứng từ nhận hàng lệ (Phê duyệt)….
Trả tiền hàng không đúng hạn (quá sớm/quá trể)
- Phê duyệt cam kết trả tiền
- Theo dõi kế hoạch tiền mặt
- Định kỳ báo cáo công nợ phải trả (Ktra & theo dõi)
- Phê duyệt thời điểm trả tiền và số tiền trả
- Người đề nghị mua # người mua # người nhận hàng # người trả tiền # người ghi chép nghiệp vụ (BKN & ĐC)….
Sai sót trong ghi chép nghiệp vụ & báo cáo
- Đối chiếu giữa BP kế toán với BP mua hàng
- Đối chiếu giữa BP kế toán với Thủ kho
- Đối chiếu giữa BP kế toán với nhà cung cấp
- Luân chuyển chứng từ giữa các BP trong công ty…
Một số thủ tục kiểm soát khác
- Các báo cáo về các biến động bất thường :
+ Số mua hàng với từng nhà cung cấp
+ Tình hình giao hàng trễ
+ Các đơn hàng chưa thực hiện(Báo cáo bất thường)
- Đối chiếu số mua hàng theo kế toán với số nhận hàng theo thủ kho
- Phân tích tỷ lệ lãi gộp (sử dụng chỉ tiêu)
- Phân tích số ngày trả tiền bình quân (sử dụng chỉ tiêu)
Quy trình nghiệp vụ & HT chứng từ
- Phiếu yêu cầu vật tư
- Phiếu đề nghị mua vật tư
- Phiếu nhập kho
- Phiếu chi/ Giấy báo nợ ngân hàng
Phiếu yêu cầu vật tư
- BP phát hành :
+ BP sản xuất, hoặc
+ Thủ kho phát hành
- Có 1 hoặc 2 chữ ký :
+ Người lập
+ Người kiểm tra (nếu có)
- Phát hành ít nhất là 2 liên :
+ 1 liên BP phát hành giữ
+ 1 liên chuyển cho BP vật tư
Phiếu đề nghị mua vật tư
- BP phát hành : BP mua hàng/BP vật tư
- Có 3 chữ ký :
+ Người lập (NV mua hàng)
+ Người kiểm tra (Trưởng BP mua hàng)
+ Người phê duyệt (Cấp có thẩm quyền)
- Phát hành 3 liên :
+ 1 liên lưu tại BP mua hàng
+ 1 liên giao cho nhân viên đi mua hàng
+ 1 liên chuyển cho BP kế toán để theo dõi
- Phiếu này đính kèm với phiếu yêu cầu vật tư và kế hoạch mua hàng chi tiết
Phiếu nhập kho
- BP phát hành : BP vật tư
- Có 5 chữ ký :
+ Người lập (NV VT)
+ Người kiểm tra (Trưởng BP VT)
+ Người giao hàng (Đại diện NCC)
+ Người phê duyệt nhận hàng
+ Thủ kho
- Phát hành 4 liên :
+ 1 liên BPVT lưu
+ 1 liên thủ kho giữ xem như là lệnh nhập kho
+ 1 liên giao cho NCC
+ 1 liên chuyển cho BP kế toán
Phiếu chi
- BP phát hành : BP kế toán
- Có 5 chữ ký :
+ Người lập
+ Người kiểm tra
+ Người phê duyệt
+ Người chi tiền
+ Người nhận tiền
- Phát hành 4 liên :
+ 1 liên gốc lưu BP KT
+ 1 liên chuyển cho thủ quỹ (lệnh chi tiền)
+ 1 liên chuyển cho BP VT (theo dõi công nợ)
+ 1 liên giao cho khách hàng (nếu KH yêu cầu)
Tóm tắt
- Các chức năng của quy trình
- Các mục tiêu của quy trình
- Rủi ro của quy trình
- Cơ chế kiểm soát
- Luân chuyển chứng từ trong quy trình
- Quy chế hoá tất cả những nội dung trên trong “Quy chế nghiệp vụ mua hàng”
-----------------------------------------------------------------------------------------
Còn đây là quy trình bán hàng :
Các chức năng cơ bản
- Bán hàng : Nhận đặt hàng, Quyết định bán hàng, Chuẩn bị hàng, Giao hàng
- Thu tiền
- Ghi nhận – báo cáo
Mục tiêu của quy trình
- Bán hàng : bán đúng, bán đủ, bán kịp thời
- Thu tiền : thu bằng nộp trước
- Ghi nhận và báo cáo => ngắn gọn, rõ ràng dể hiểu
Mục tiêu của việc bán hàng :
- Bán đúng :Đúng khách hàng, Đúng giá, Đúng hàng
- Bán đủ : đủ số lượng đã thỏa thuận
- Bán kịp thời : kịp thời hạn đã cam kết
Mục tiêu của việc thu tiền :
- Thu đúng : đúng người, đúng lô hàng
- Thu đủ : đủ số tiền cần phải thu
- Thu kịp thời : hạn (không để nợ quá hạn)
Mục tiêu của việc ghi nhận và báo cáo
- Đúng, đủ, kịp thời, ngắn gọn, dể hiểu
(đối với cả BPkế toán & BP bán hàng
Rủi ro của quy trình
- Bán hàng : không đúng, không đủ, không kịp thời
- Thu tiền : không đúng, không đủ, không kịp thời
- Ghi nhận & báo cáo : không….
Các cơ chế kiểm soát
- Phê duyệt
- Sử dụng mục tiêu
- Bất kiêm nhiệm
- Bảo vệ tài sản
- Đối chiếu
- Báo cáo bất thường
- Kiểm tra & theo dõi
- Định dạng trước
Một số rủi ro thường gặp & cơ chế kiểm soát tương ứng
Một số rủi ro
- Bán hàng nhưng không thu được tiền (do khách hàng không có khả năng trả tiền hay có tiền nhưng không chịu trả)
+ Đánh giá uy tín
+ Duyệt hạn mức tín dụng
+ Phân tích tuổi nợ
+ Nếu bán hàng lần đầu
- Bán hàng không đúng giá, tính toán sai chiết chấu
+ Phê duyệt giá bán
+ Cập nhật giá mới
- Giao hàng trể
+ Kiểm tra tồn kho trước khi chấp nhận đơn hàng
+ Theo dõi đơn đặt hàng tồn đọng
- Giao hàng sai quy cách, phẩm chất, số lượng
+ Khách hàng ký duyệt mẩu hàng
+ Đối chiếu đơn đặt hàng
+ Khách hàng ký bao bì giao nhận hàng
- Phát hành hoá đơn sai
+ Phê duyệt hoá đơn
+ Đối chiếu hoá đơn với đơn đặt hàng và phiếu xuất kho
- Tiền bán hàng bị lạm dụng :
+ Định kỳ đối chiếu công nợ
+ Thường xuyên đối chiếu số dư ngân hàng
+ Người thu tiền khác người ghi chép thu tiền
- Sai sót trong ghi chép nghiệp vụ
+ Các chứng từ bán hàng điều chuyển về KT ghi chép
+ Đối chiếu số bán hàng với số xuất hàng tồn kho
+ Đối chiếu số thu tiền với bảng kê ngân hàng
Cơ chế kiểm soát phát hiện rủi ro
- Các báo cáo về :
+ Các đơn hàng chưa thực hiện
+ Các số dư phải thu quá hạn
+ Sai lệch số lượng trên hoá đơn và số xuất kho
- Đối chiếu doanh số theo kế toán với doanh số trên báo cáo bán hàng của bộ phận bán hàng
- Phân tích tỷ lệ lãi gộp
- Phân tích vòng quay hàng tồn kho
- Giám sát số ngày thu tiền bình quân
Hệ thống chứng từ căn bản
- Đơn đặt hàng
- Phiếu xuất kho
- Hoá đơn
- Phiếu thu/Báo có ngân hàng
Quy trình nghiệp vụ Thể hiện qua chứng từ
- Chứng từ là bằng chứng bằng giấy tờ về một nghiệp,vụ đã phát sinh và đã hoàn thành
- Quy trình nghiệp vụ thể hiện qua chứng từ cụ thể như sau :
+ Thông qua các chữ ký
+ Thông qua số liên phát hàng và sự luân chuyển chứng từ cho các bộ phận và các cá nhân có liên quan
Quy trình nghiệp vụ thể hiện qua chứng từ
- Thể hiện qua chứng từ :
+ Chứng từ có mấy chữ ký
+ Ai sẽ phải ký vào
+ Ký để làm gì
- Thể hiện qua số liên :
+ Phát hành mấy liên
+ Cho những ai ở đâu
+ Để làm gì
Đơn đặt hàng
- Ai phát hành : Khách hàng phát hành
- Chữ ký :
+ Chứng từ có mấy chữ ký : Ít nhất là 2 chữ ký
+ Ai sẽ phải ký vào : Khách hàng, Người có thẩm quyền
+ Ký để làm gì :Khách hàng ký để xác nhận việc đặt hàng, Người có thẩm quyền quyết định ký để phê duyệt việc bán
- Số liên :
+ Mấy liên : 2 liên
+ Cho những ai ở bộ phận nào và để làm gì :
-> 1 liên gốc lưu để theo dõi thực hiện việc bán hàng
-> 1 liên chuyển bộ phận sản xuất để lên kế hoạch sản xuất
Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho do Bộ phận bán hàng phát hành
- Chữ ký
+ Chứng từ có mấy chữ ký : 5 chữ ký
+ Ai ký & ký làm gì :
-> Người lập (ký để xác nhận việc lập phiếu)
-> Trưởng bộ phận (ký để kiểm tra bán đúng, bán đủ, bán kịp thời, đúng số tiền)
-> Giám đốc (ký để phê duyệt việc xuất bán)
-> Thủ kho (ký để xác nhận việc xuất kho)
-> Khách hàng (ký để xác nhận việc đã nhận đúng và đủ hàng)
- Số liên :
+ Phát hành mấy liên : 4 liên
+ Cho những ai ở bộ phận nào và để làm gì
-> 1 liên gốc lưu tại BP bán hàng để theo dõi doanh thu và công nợ phải thu
-> 1 liên thủ kho giữ lại để xem như là lệnh xuất kho
-> 1 liên chuyển cho kế toán để theo dõi doanh thu, công nợ, hàng tồn kho…
-> 1 liên khách hàng giữ để làm cơ sở đối chiếu nhập kho tại kho của khách hàng
Hoá đơn của Bộ tài chính
- Ai viết hoá đơn : Bộ phận kế toán
- Chữ ký :
+ Mấy chữ ký : 3
+ Ai ký & ký làm gì :
-> Người viết hoá đơn (ký để xác nhận việc viết hoá đơn)
-> Thủ trưởng : (ký và đóng dấu để phê duyệt/xác nhận việc bán hàng nhất là với các cơ quan nhà nước – giúp cho người mua chứng minh được rằng việc mua hàng của mình là hoàn toàn hợp pháp)
-> Khách hàng : (ký để xác nhận việc mua hàng – giúp cho người bán có cơ sở để chứng minh việc bán hàng)
- Số liên :
+ Mấy lên : 3 liên
+ Cho ai & để làm gì :
-> 1 liên gốc (liên tím) lưu tại bộ phận kế toán để theo dõi doanh thu và công nợ (kế toán thuế)
-> 1 liên (liên đỏ) giao cho khách hàng
-> 1 liên (liên xanh) chuyển cho Bộ phận bán hàng để theo dõi doanh thu & công nợ phải thu
Phiếu thu
- Ai phát hành : Bộ phận kế toán
- Chữ ký :
+ Mấy chữ ký : 4 chữ ký
+ Ai ký & ký làm gì
-> Người lập phiếu (ký để xác nhận việc lập phiếu)
-> Kế toán trưởng (ký để kiểm tra phiếu thu : thu đúng, thu đủ, thu kịp thời)
-> Khách hàng (ký để xác nhận việc trả tiền – giúp công ty có căn cứ để xác minh thu tiền đúng đối tượng
- Số liên :
+ Mấy liên : 3 liên
+ Cho ai & để làm gì :
-> 1 liên gốc lưu tại kế toán để hạch toán giảm công nợ phải thu
-> 1 liên thủ quỹ giữ để xem đây như là lệnh thu tiền
-> 1 liên giao cho khách hàng để thay cho giấy biên nhận đã nhận tiền
Tóm tắt
- Xác định các chức năng quy trình
- Đề ra các mục tiêu cần kiểm soát
- Xác định rủi ro có thể có
- Đưa ra cơ chế kiểm soát thích hợp
- Quy trình được thể hiện qua chứng từ
- Trên cơ sở đó soạn lập “Quy chế nghiệp vụ bán hàng” bao gồm những nội dung trên để những bộ phận và cá nhân có liên quan cùng thực hiện
 
Sửa lần cuối:
Ðề: hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

em có 1 tình huống này nhưng ko biết giải quyết thế nào, anh chị giúp em với. em cảm ơn nhiều ạ!
Công ty cổ phần Rồng Vàng mua một lô hàng với giá 200 triệu đồng. Sau 2 tháng, chúng được bán với giá 240 triệu đồng. Cô Ánh, kế toán, tính được lợi nhuận gộp (chưa trừ các chi phí bán hàng và quản lý) là 40 triệu đồng nhưng ông Tâm, giám đốc, cho rằng chỉ lời được 20 triệu đồng vì bây giờ mua lại lô hàng phải tốn đến 220 triệu đồng.
Và yêuhã cầu là trình bày các lập luận để bảo vệ cho cách tính của cô Ánh? Thông tin về lợi nhuận theo cách tính của cô Ánh có giá trị gì và có những hạn chế gì đối với người sử dụng báo cáo tài chính?
Mong câu trả lời sớm từ mọi người^^
 
Ðề: hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

em có 1 tình huống này nhưng ko biết giải quyết thế nào, anh chị giúp em với. em cảm ơn nhiều ạ!
Công ty cổ phần Rồng Vàng mua một lô hàng với giá 200 triệu đồng. Sau 2 tháng, chúng được bán với giá 240 triệu đồng. Cô Ánh, kế toán, tính được lợi nhuận gộp (chưa trừ các chi phí bán hàng và quản lý) là 40 triệu đồng nhưng ông Tâm, giám đốc, cho rằng chỉ lời được 20 triệu đồng vì bây giờ mua lại lô hàng phải tốn đến 220 triệu đồng.
Và yêuhã cầu là trình bày các lập luận để bảo vệ cho cách tính của cô Ánh? Thông tin về lợi nhuận theo cách tính của cô Ánh có giá trị gì và có những hạn chế gì đối với người sử dụng báo cáo tài chính?
Mong câu trả lời sớm từ mọi người^^
Cách tính của cô Ánh là đúng và phù hợp với nguyên tắc Giá gốc ( Tài sản phải đc ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản đc tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, hoặc phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác )
 
Ðề: hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

Công ty mình chỉ có 1 người làm kế toán kiêm tất cả các công việc khác như thủ quỷ,vật tư thì có cần làm theo quy trình đó và đầy đủ chữ ký không vậy?
 
Ðề: hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

hix! Đưa đây tớ kí hộ cho!
 
Ðề: hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

mình cảm ơn bài viết của bạn rất nhiều, nhưng bạn cho mình hỏi đây là quy trình chung cho tất cả công ty hay là công ty bạn thế? mình đang học mà thầy giáo nói phải tìm 1 công ty trong thực tế? bạn cho mình quy trình 1 công ty cụ thể được không? cảm ơn nhiều!
 
Ðề: hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

mình cảm ơn bài viết của bạn rất nhiều, nhưng bạn cho mình hỏi đây là quy trình chung cho tất cả công ty hay là công ty bạn thế? mình đang học mà thầy giáo nói phải tìm 1 công ty trong thực tế? bạn cho mình quy trình 1 công ty cụ thể được không? cảm ơn nhiều!

Một quy trình bao giờ cũng có tính chất chung mà tất cả các DN đều quan tâm: chống sai sót, chống gian lận.
Và tùy điều kiện cụ thể của từng DN mà có các thủ tục cụ thể nhằm:
- Vẫn đảm bảo chống sai sót, gian lận
- Đồng thời lại tiết kiệm.
Như vậy ở quy trình trên (hoặc bất cứ của ai khác) bạn cần xem xét từng thủ tục và cố gắng đoán xem thủ tục đó nhằm chống kiểu sai sót, gian lận nào.
Bạn hãy thử đóng vai 1 người ******* mà tìm cách chen vào để ăn cắp. Hoặc bạn đóng vai 1 người nhân viên và tưởng tượng ra tình huống nào có thể xảy ra mà trong đó có nhân viên khác làm sai hoặc gian lận mà sếp lại quy trách nhiệm cho bạn, bắt bạn đền. Tức quá thì tự nhiên bạn sẽ đề nghị các thủ tục bàn giao ký nhận chặt chẽ. Đó chính là quy trình bạn cần tìm.
 
Ðề: hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

Một quy trình bao giờ cũng có tính chất chung mà tất cả các DN đều quan tâm: chống sai sót, chống gian lận.
Và tùy điều kiện cụ thể của từng DN mà có các thủ tục cụ thể nhằm:
- Vẫn đảm bảo chống sai sót, gian lận
- Đồng thời lại tiết kiệm.
Như vậy ở quy trình trên (hoặc bất cứ của ai khác) bạn cần xem xét từng thủ tục và cố gắng đoán xem thủ tục đó nhằm chống kiểu sai sót, gian lận nào.
Bạn hãy thử đóng vai 1 người ******* mà tìm cách chen vào để ăn cắp. Hoặc bạn đóng vai 1 người nhân viên và tưởng tượng ra tình huống nào có thể xảy ra mà trong đó có nhân viên khác làm sai hoặc gian lận mà sếp lại quy trách nhiệm cho bạn, bắt bạn đền. Tức quá thì tự nhiên bạn sẽ đề nghị các thủ tục bàn giao ký nhận chặt chẽ. Đó chính là quy trình bạn cần tìm.





mình thấy ý kiến của bạn rất hay. mình đồng tình . :thumbup::thumbup:
 
Ðề: hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

viết nhiều này khso hiểu cho người mới đó nhỉ
 
Ðề: hỏi về chứng từ gốc và quy trình của từng nghiệp vụ

bạn xem ở tài liệu kế toán máy Misa có nói về những thứ bạn cần hỏi
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top