Hồi tố và phi hồi tố....

bibinbi

New Member
Hội viên mới
Mấy anh chị cho em hỏi là khi thay đổi chính sách kế toán thì trường hợp nào mình ap dụng hồi tố và khi nào dùng phi hồi tố, em không hiểu lắm... cám ơn mấy anh chị:hichic:
 
Ðề: Hồi tố và phi hồi tố....

Bạn tìm đọc sách Kế toán tài chính 5 của trường ĐH Kinh Tế TP HCM, có nói rõ trong đó đó. có nguyên 1 chương (hình như là chương 4 hay chương 6 gì đó) nói rất rõ về điều chỉnh
 
Ðề: Hồi tố và phi hồi tố....

Điều chỉnh hồi tố là điều chỉnh tại thời điểm "xảy ra" sai sót, điều chỉnh phi hồi tố là điều chỉnh tại thời điểm "phát hiện ra" sai sót.
 
Ðề: Hồi tố và phi hồi tố....

Bạn tìm đọc sách Kế toán tài chính 5 của trường ĐH Kinh Tế TP HCM, có nói rõ trong đó đó. có nguyên 1 chương (hình như là chương 4 hay chương 6 gì đó) nói rất rõ về điều chỉnh

mình đọc mà ko hiểu gì hết bạn ơi hichic:cry7:

---------- Post added at 10:49 ---------- Previous post was at 10:49 ----------

Điều chỉnh hồi tố là điều chỉnh tại thời điểm "xảy ra" sai sót, điều chỉnh phi hồi tố là điều chỉnh tại thời điểm "phát hiện ra" sai sót.

bạn giải thích rõ dùm mình tí được ko hic
 
Ðề: Hồi tố và phi hồi tố....

mình đọc mà ko hiểu gì hết bạn ơi hichic:cry7:

---------- Post added at 10:49 ---------- Previous post was at 10:49 ----------



bạn giải thích rõ dùm mình tí được ko hic

Ví dụ vào thời điểm này bạn phát hiện ra một sai sót vào năm 2010 là ghi nhận thiếu doanh thu, như vậy sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu: Doanh thu, Lợi nhuận, phải thu trên BCTC.
- Nếu bạn coi sai sót đó là trọng yếu, thì bạn phải điều chỉnh hồi tố: tức là bạn tính toán lại các chỉ tiêu sai sót, xác định chênh lệch với BCTC cũ.
Đến thời điểm này, bạn điều chỉnh số dư đầu năm 2013 trên BCTC theo số chênh lệch bạn đã xác định được.
Như vậy xảy ra tình trạng số dư cuối năm 2012 và số dư đầu năm 2013 không khớp nhau. Do đó bạn phải giữ lại các tài liệu để chứng minh cho sự chênh lệch đó.
- Nếu sai sót là không trọng yếu, thì tại thời điểm năm 2013 bạn lập bút toán ghi sổ để ghi nhận thêm phần doanh thu còn thiếu. Trường hợp này thì không có sự chênh lệch số liệu trên BCTC.
 
v
Ðề: Hồi tố và phi hồi tố....



Ví dụ vào thời điểm này bạn phát hiện ra một sai sót vào năm 2010 là ghi nhận thiếu doanh thu, như vậy sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu: Doanh thu, Lợi nhuận, phải thu trên BCTC.
- Nếu bạn coi sai sót đó là trọng yếu, thì bạn phải điều chỉnh hồi tố: tức là bạn tính toán lại các chỉ tiêu sai sót, xác định chênh lệch với BCTC cũ.
Đến thời điểm này, bạn điều chỉnh số dư đầu năm 2013 trên BCTC theo số chênh lệch bạn đã xác định được.
Như vậy xảy ra tình trạng số dư cuối năm 2012 và số dư đầu năm 2013 không khớp nhau. Do đó bạn phải giữ lại các tài liệu để chứng minh cho sự chênh lệch đó.
- Nếu sai sót là không trọng yếu, thì tại thời điểm năm 2013 bạn lập bút toán ghi sổ để ghi nhận thêm phần doanh thu còn thiếu. Trường hợp này thì không có sự chênh lệch số liệu trên BCTC.
ví dụ là phi hồi tố phải ko ạ
 
Ví dụ: Giả sử tại thời điểm cuối năm tài chính, DN có số lượng hàng hóa tồn kho là 10.000 sp. Giá trị sổ sách kế toán là 20 đ/sp (giá vốn). Cuối năm tài chính, giá thị trường của loại hàng hóa này là 18 đ/sp. Do đó, DN tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm. Sau khi lập BCTC và trước khi công khai BCTC, DN có bán 1 lô hàng hóa là 5000sp với giá bán là 16đ/sp.
Để đảm bảo tính trung thực trên BCTC, DN phải tiến hành hồi tố kế toán.
Yêu cầu: cho biết việc xử lý hồi tố kế toán như thế nào?
Mấy anh chị giúp em cái này với, hạch toán giúp em luôn nha, em cảm ơn mấy anh chị nhiều lắm ạ!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top