Thông thường, ngày lập và ngày ký của hoá đơn điện tử thường vào cùng một ngày để tiện cho việc kê khai, nộp thuế và hạch toán kế toán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt hoặc vì một số lý do bất khả kháng mà có nhiều doanh nghiệp khi phát hành hóa đơn vẫn có trường hợp hóa đơn có ngày lập khác ngày ký. Việc kê khai thuế đối với những tờ hóa đơn này đến nay vẫn là chủ đề được trao đổi sôi nổi trên các diễn đàn. Vậy thực hiện như thế nào là đúng theo quy định của pháp luật hiện hành? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Theo Khoản 9, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn:
“9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.”
Tại công văn số 47147/CTHN-TTHT ngày 27 tháng 9 năm 2022 do Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành hướng dẫn rằng:
“Trường hợp Ngân hàng áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì thời điểm lập hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Hóa đơn điện tử phải đảm bảo ghi đầy đủ nội dung (bao gồm cả chữ ký điện tử của người bán) theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.”
Như vậy, đối với các hóa đơn có ngày lập và ngày ký khác nhau có phải đều được bên bán và bên mua kê khai theo ngày lập hóa đơn hóa đơn hay không? Cơ quan Thuế nói gì về vấn đề này?
Theo quan điểm của Tổng cục thuế, Cục thuế TPHCM hay Cục Thuế TP. Hà Nội trong các đợt tuyên truyền có hướng dẫn: Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế đối với bên bán là thời điểm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Đối với người mua, sau khi nhận được hóa đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì thực hiện kê khai thuế.
Ảnh minh họa
Đối chiếu với quy định về thuế GTGT tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, ta sẽ thấy rõ vì sao CQT lại có quan điểm như vậy.
Đối với bên bán.
Theo Cục Thuế TP.HCM, các quy định về thời điểm lập hóa đơn tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP phù hợp với các quy định về thời điểm xác định thuế GTGT theo pháp luật thuế GTGT (Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC). Do đó, đối với hóa đơn có ngày lập khác ngày ký mà ngày lập hóa đơn thực hiện đúng theo quy định về thời điểm lập hóa đơn thì ngày lập hóa đơn chính là ngày xác định thuế GTGT => Bên bán kê khai thuế theo ngày lập.
Đối với bên mua
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC về điều kiện khấu trừ thuế GTGT thì phải có “Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào”
Hóa đơn GTGT hợp pháp được quy định tại Khoản 7 Điều 3 NĐ 123 như sau: “Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này”
Hình thức và Nội dung HĐĐT được quy định tại Điều 10 NĐ 123 và chữ ký của người bán là 1 trong những nội dung bắt buộc của hóa đơn điện tử.
=> Bên mua chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với những tờ hóa đơn có đầy đủ nội dung theo quy định.
Như vậy, trường hợp hóa đơn có ngày lập khác ngày ký thì thực hiện kê khai như sau:
Theo Khoản 9, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn:
“9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.”
Tại công văn số 47147/CTHN-TTHT ngày 27 tháng 9 năm 2022 do Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành hướng dẫn rằng:
“Trường hợp Ngân hàng áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì thời điểm lập hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Hóa đơn điện tử phải đảm bảo ghi đầy đủ nội dung (bao gồm cả chữ ký điện tử của người bán) theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.”
Như vậy, đối với các hóa đơn có ngày lập và ngày ký khác nhau có phải đều được bên bán và bên mua kê khai theo ngày lập hóa đơn hóa đơn hay không? Cơ quan Thuế nói gì về vấn đề này?
Theo quan điểm của Tổng cục thuế, Cục thuế TPHCM hay Cục Thuế TP. Hà Nội trong các đợt tuyên truyền có hướng dẫn: Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế đối với bên bán là thời điểm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Đối với người mua, sau khi nhận được hóa đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì thực hiện kê khai thuế.
Ảnh minh họa
Đối chiếu với quy định về thuế GTGT tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, ta sẽ thấy rõ vì sao CQT lại có quan điểm như vậy.
Đối với bên bán.
Theo Cục Thuế TP.HCM, các quy định về thời điểm lập hóa đơn tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP phù hợp với các quy định về thời điểm xác định thuế GTGT theo pháp luật thuế GTGT (Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC). Do đó, đối với hóa đơn có ngày lập khác ngày ký mà ngày lập hóa đơn thực hiện đúng theo quy định về thời điểm lập hóa đơn thì ngày lập hóa đơn chính là ngày xác định thuế GTGT => Bên bán kê khai thuế theo ngày lập.
Đối với bên mua
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC về điều kiện khấu trừ thuế GTGT thì phải có “Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào”
Hóa đơn GTGT hợp pháp được quy định tại Khoản 7 Điều 3 NĐ 123 như sau: “Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này”
Hình thức và Nội dung HĐĐT được quy định tại Điều 10 NĐ 123 và chữ ký của người bán là 1 trong những nội dung bắt buộc của hóa đơn điện tử.
=> Bên mua chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với những tờ hóa đơn có đầy đủ nội dung theo quy định.
Như vậy, trường hợp hóa đơn có ngày lập khác ngày ký thì thực hiện kê khai như sau:
- Bên bán: kê khai theo ngày lập (thời điểm lập hóa đơn theo quy định)
- Bên mua: kê khai vào ngày ký (ngày hóa đơn đầy đủ, toàn vẹn thông tin về nội dung, hình thức hóa đơn theo quy định.