THÔNG TƯ
Số: 39/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2014
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2014/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Số: 39/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2014
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2014/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Điều 16. Lập hóa đơn
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.
= > Như vậy nếu các đơn vị bán lẻ khi có giao dịch mua và bán nếu giá trị giao dịch cho một lần > 200.000 thì vẫn phải xuất hóa đơn ghi rõ:“người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Nếu mỗi lần giao dịch < 200.0000 thì không cần phải lập hóa đơn nhưng cuối ngày phải lập thành bảng kê và xuất 01 hóa đơn cho bảng kê này